Các giải pháp quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 71)

Bất kỳ một hình thức quản lý hay xử lý chất thải rắn sinh hoạt nào cũng có cả mặt thuận lợi và khó khăn. Bãi rác Nam Sơn cũng không nằm ngoài những vấn đềđó. Sau một thời gian đi vào hoạt động bãi rác gặp phải một số khó khăn sau:

- Theo thiết kế BCL rác hợp vệ sinh của bãi rác Nam Sơn dùng để chôn lấp CTR sinh hoạt nhưng theo kết quảđi điều tra thành phần rác thải tại bãi chôn lấp còn chứa một số chất thải không thể phân hủy được. Công tác phân loại và giảm thiểu tại nguồn không được thực hiện nên chất thải không phân hủy được có trong rác thải đem chôn lấp. Vì vậy hoạt đông vận hành bãi rác không đạt hiệu quả tối ưu.

-Hiện tại chi nhánh có 175 cán bộ công nhân viên nhưng vẫn thiếu và cần

được nâng cao trình độ. Công nhân kỹ thuật có chuyên môn giỏi còn thiếu nên chưa tiến hành thu gom và xử lý khí thải mà chỉ thực hiện để khí thải thoát tự

nhiên ra ngoài môi trường. Hiện tại, dự án thu hồi khí CDM đang thực hiện độc lập cho nên chi nhánh cần nâng cao trình độ chuyên môn để có thể tiếp nhận

được công nghệ xử lý khí tránh lãng phí.

- Có khoảng 1500 người dân đang tham gia hoạt động thu nhặt phế liệu. Sau khi thu nhặt phế thải họ mang ra sông suối, ngòi, hồ ao và xây bể ngay tại nhà để làm sạch phế thải. Việc này đang làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt, nước ngầm của khu vực xung quanh bãi rác. Số lượng côn trùng mang bệnh truyền nhiễm ở các khu dân cư tăng lên, nên cần tăng số lần phun enchoice lên 1 tuần 2 lần phun.

- Thường xuyên tìm hiểu những máy móc có hiệu quả xử lý cao, những công nghệ tốt hiện đại để cải tiến những cái lạc hậu, quá cũ phù hợp với nguồn rác từng thời điểm. Để giải quyết được vấn đề này thì cần nguồn vốn, ngoài nguồn vốn thu từ phí vệ sinh môi trường thì cần xin thêm nguồn tài trợ từ các tổ

chức môi trường.

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường thì cần phải có hệ

thống tuyên truyền dưới mọi hình thức để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhìn nhận môi trường như một thứ hàng hóa đặc biệt mà người hưởng dịch vụ phải trả tiền.

- Muốn công tác xử lý đạt hiệu quả thì cần phải có các hướng dẫn từ

công tác người dân vào nhặt rác có ý thức trong việc giữ gìn môi trường: không vứt rác bừa bãi, phơi các thứ nhặt được tràn lan trong khu chôn lấp, không rửa phần rác nhặt được xuống các nguồn nước mặt xung quanh bãi rác.

- Đối với CBCNV trong xí nghiệp thì phải có ý thức trong công việc, chấp hành đúng các quy định về công việc đang thực hiện, tuyên truyền đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn và bản thân xí nghiệp cũng thực hiện tốt hơn theo hướng phân loại để tránh tăng chi phí xử lý mà hiệu quả lại không cao.

- Trong công nghệ xử lý nước rỉ rác có công đoạn xử lý bằng UASB để

xử lý BOD với tải lượng cao, nhưng với thành phần nước rỉ rác và các công đoạn xử lý đã làm giảm tải lượng BOD vì vậy công đoạn UASB ở đây là chưa phù

hợp, chi phí tốn kém, cần nghiên cứu thay thế bằng công đoạn phù hợp hơn về kỹ

thuật, chất lượng và kinh tế.

Hoạt động nhặt rác của người dân mang lại hệ quả xấu cho người dân, sinh vật và môi trường xung quanh. Để hạn chếảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe người dân nhất là trẻ em năm 2002 UBND thành phố Hà Nội đã có quyết

định số 1130/QĐ-UB cấm trẻ em dưới 16 tuổi vào nhặt rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn; năm 2006 UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 3029/UBND-XDĐT quy định rất cụ thể cấm mọi người dân vào nhặt phế liệu tại bãi chôn lấp Nam Sơn. Nhưng không lâu sau đó việc cấm người vào nhặt rác không thực hiện được do người dân phản đối bởi nguồn thu nhập chính nuôi sống họ là nhờ phế thải nhặt được từ bãi rác.

Ngoài hình thức răn đe bằng cách lập biên bản đối với các xe bị vi phạm thì xí nghiệp nên có các hình thức mạnh hơn như phạt tiền, mức phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Nhanh chóng hiện thực và sử dụng dự án nhà máy phát điện tại khu vực bãi chôn lấp rác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Bãi rác Nam Sơn đã tiếp nhận rác từ các Quận, huyện nội – ngoại thành Thành phố Hà Nội và một số huyện của các tỉnh lân cận xung quanh thành phố Hà Nội. Với diện tích gần 85 ha, bao gồm 10 ô chôn lấp hàng ngày tiếp nhận khoảng 400 – 434 xe rác tương đương khoảng 4.200 tấn rác/ngày đêm, bãi rác hoạt động 24/24h. Hiện số lượng cán bộ công nhân viên của đơn vị là 175 người. Trung bình một tháng bãi rác tiếp nhận 122.613,800 tấn tương ứng với 13.031 chuyến xe, mỗi xe rác có khối lượng khoảng 9,13 tấn. Các xe chở rác đến xí nghiệp URENCO 8 sẽđược qua các quy trình vận hành của bãi rác để đổ rác lên các ô chôn lấp rác sau khi được chôn lấp rác sẽ sinh ra phần nước rỉ rác và được xử lý tiếp bằng công nghệ xử lý nước rỉ rác riêng.

Về kết quả điều tra hiện trạng môi trường tại bãi rác Nam Sơn: Với môi trường không khí, khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động diễn ra tại bãi rác, khí hậu tại đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, phân biệt thành hai mùa mưa và khô rõ rệt, gió cũng tương đối ổn định, khí sinh ra qua quá trình phân hủy rác thải và nước rỉ rác được thu gom nhờ hệ thống ống dẫn, các chỉ tiêu về chất lượng không khí tại khu vực ô chôn lấp và khu vực xung quanh đều đạt tiêu chuẩn. Với môi trường nước thì hiện trạng môi trường nước mặt và nước ngầm các chỉ tiêu được đem phân tích so với báo cáo ĐTM ban đầu có một số chỉ

tiêu vượt quá, tuy nhiên so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định thì vẫn nằm trong giới hạn. Với môi trường đất tại khu vực bãi rác thành phần, cấu tạo không thay đổi so với trước khi có bãi rác, hệ số thấm và các chỉ tiêu của đất đều đạt tiêu chuẩn quy định.

Bãi rác Nam Sơn hiện tại sử dụng các công cụ quản lý môi trường như

công cụ pháp luật thì áp dụng luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội ban hành và đã sửa đổi vào năm 2015, các báo cáo ĐTM, các kết quả quan trắc môi trường định kỳ, cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản pháp lý như tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam. Đối với công cụ kỹ thuật bãi rác Nam

Sơn sử dụng các công cụ trong xử lý rác như công nghệ chôn lấp, công nghệ xử

lý nước rác, khí thải, kết quả sau phân tích các chỉ tiêu về chất lượng môi trường

đều đạt. Đối với công cụ kinh tế được đơn vị áp dụng trong xử lý rác là áp dụng theo đơn đặt hàng của thành phố Hà Nội, các văn bản, quyết định về việc thu gom và xử lý rác, các hình thức phạt răn đe bên cạnh cũng có những biện pháp đề

bù những thiệt hại do ảnh hưởng rủi ro từ bãi rác.

Từ những kết quả thu được như trên tác giả cũng đưa gia một số giải pháp trong công tác quản lý môi trường như cần phân loại rác tại nguồn, nâng cao hiệu quả xử lý rác đảm bảo công rác vận hành bãi rác đạt hiệu quả tối ưu. Tìm hiểu nâng cao công nghệ, máy móc cũng như tuyên truyền dưới mọi hình thức để

người dân ý thức bảo vệ môi trường, cần có những quy định cụ thể và quyết liệt

đối với việc người dân vào nhặt rác.

2. Kiến nghị

Để phục vụ cho công tác xử lý rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn đạt kết quả

cao thì yêu cầu Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các chếđộ đãi ngộ cho CBCNV làm việc trực tiếp tại khu chôn lấp. Yêu cầu cho quản lý khu chôn lấp làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn tránh việc rác thải đổ sai vị trí.

Bổ sung một số chất dinh dưỡng (theo nhu cầu của vi sinh vật) cụ thể như

bã bia vào các bể SBR để cải thiện số lượng vi sinh vật, cải thiện quá trình phân giải tăng hiệu quả xử lý.

Đề nghị Bộ, Thành phố, Sở ưu tiên đầu tư trước mắt cho Công ty môi trường các trang thiết bị bổ sung phương tiện vận chuyển rác từ nội thành đi Nam Sơn.

Cần thực hiện tốt việc phân loại rác từ khâu xả thải đến thu gom và cuối cùng là xử lý.

Đơn vị ngoài tổ bảo vệ cần thành lập một tổ gọi là tổ công an môi trường

để giám sát chặt chẽ hơn nữa trong các khâu vận chuyển của xe rác tại bãi chôn lấp, các khâu xử lý: nhập và pha hóa chất, các bước xử lý được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Tổ này gồm 2 – 3 người nhưng cần phải là những người đã có chuyên môn về môi trường và có chứng chỉ huấn luyện của ngành công an.

Đề nghị xí nghiệp Nam Sơn có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng các ô chôn lấp đã đóng và kế hoạch cụ thể sau khi đóng cửa bãi rác Nam Sơn như: xây dựng công viên sinh thái, sân golf, trung tâm huấn luyện thể thao hay dùng làm nơi đặt các tấm biển năng lượng mặt trời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2010). Xây nhà máy xử lý rác Vietsta tại thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ ngày 02/02/2010 từ http://vietbao.vn/xa - hoi/xaynha - may - xu - ly – rac – vietstar – tai – tp – HCM/45262293/157.

2. 123doc.org/document/702840 – bai – chon – lap – hop – ve – sinh.htm

3. Báo cáo (2003). Khả thi dự án thu gas và xử lý nước rỉ rác, Khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.

4. Báo cáo (2008). Tình hình quản lý chất thải, Cục quản lý chất thải và bảo vệ

môi trường.

5. Báo cáo (2011). Khảo sát, đánh giá công nghệ xử lý CTR và nước thải tại các

Đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam

6. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (2011). Dự án nâng công suất chôn lấp rác tại khu LHXLCT Nam Sơn giai đoạn I, Sở xây dựng Hà Nội – Ban quản lý dự án hạ tầng đô thị.

7. Báo cáo (2014). Quan trắc môi trường định kỳ khu xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam – viện công nghệ môi trường

8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (1998). Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, Sở xây dựng Hà Nội – Ban quản lý dự án hạ

tầng đô thị.

9. Báo Đất Việt (2014). Việt Nam có nguy cơ biến thành bãi rác của thế giới , truy cập từ ngày 01/6/2014 từ http://env.hcmuaf.edu.vn/print.php?ur = env & ids = 2189.

10.Hoàng Kim Cơ (2001). Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật,

11.Dương Xuân Điệp (2005). Báo cáo Hội thảo góp ý sửa đổi luật Bảo vệ môi trường.

12.Trần Thị Hằng (2009). Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà máy xử lý nước rỉ rác thuộc khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Anh Hoa (2006). Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở khoa học công nghệ và môi trường Lâm Đồng.

14.Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong (2009). "Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam", Tạp trí Tài nguyên & Môi trường, kỳ I tháng 3/2009

15.Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Trần Thị Kim Thái (1999). Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng Hà Nội.

16.Trần Quang Ninh (2005). Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số

nước và ở Việt Nam, NXB trung tâm thông tin KH & CN quốc gia.

17.Nguyễn Ngọc Nông (2011). Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

18.Nguyễn Văn Phước (2009). Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

19.Nguyễn Văn Phước (2010). Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Khoa học và kỹ

20.Nguyễn Thị Sen (2012). Đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp rác Đa Mai, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang.

21.Lê Minh Toàn (2002). Hiện trạng môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & môi trường, Hà Nội.

22.Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2012). Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo, trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

23.Tailieu.vn/doc/quan – ly – va – xu – ly – chat – thai – ran – chuong 8 – 924923.html

24.TCXDVN 261 – 2001 (2002). Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.

25.Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BXD ngày 18/01/2001. Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

26.U.S. Environmental Protection Agency (1985). Guidelies for the land disposal of Solid Wastes", Fededer.

27.Anonymous (2008). Giai phap xu ly chat thai ran/nhatbanbienrathai – thanhtainguyen.html, truy cập từ ngày 08/10/2008 từ http://www hiendaihoc.com.

59/2007/NĐ – CP. Nghịđịnh về quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)