Trong bãi chôn lấp chất thải chịu đồng thời cùng một lúc những biến đổi sinh học, lý học, hóa học sinh ra các khí bao gồm: CH4, CO2, N2, O2, H2S và một lượng nhỏ các chất khí bay hơi khác. Nó cũng chính là nguồn gây ô nhiễm không khí khi bãi chôn lấp đi vào hoạt động và sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn.
Khí từ bãi chôn lấp được cấu thành từ những thành phần khác nhau gồm các khí đa lượng và các khí vi lượng. Từ bảng 1.4 ta thấy khí mêtan (CH4) và dioxit cacbon (CO2) là các khí sinh ra chủ yếu từ quá trình phân hủy chất hữu cơ
trong chất thải rắn (phân hủy sinh học). Lượng khí này sinh ra nhiều mà không
được thu gom và xử lý triệt để sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và gây ra những hậu quả của bãi rác như cháy ngầm trong bãi, nổ
bãi rác. Tại bãi rác thường xuyên xảy ra hiện tượng cháy rác ngầm trong các ô chôn lấp do nồng độ khí mêtan rất cao. Đặc biệt là khí mêtan là loại khí dễ cháy, nổ khi tồn tại trong không khí với nồng độ 5 – 15% sẽ phát nổ và gây thiệt hại lớn (Cục quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, 2008).
Bảng 1.4. Tỷ lệ thành phần các khí sinh ra chủ yếu từ bãi chôn lấp
Thành phần % Theo thể tích khô CH4 45÷60 CO2 40÷60 N2 2÷5 O2 0,1÷1,0 Mecaptan, hợp chất chứa lưu huỳnh 0÷1,0 NH3 0,1÷1,0 H2 0÷0,2 CO 0÷0,2 Các khí khác 0,01÷0,6 Tính chất Giá trị Nhiệt độ (0F) 100÷120 Tỷ trọng 1,02÷1,06
( Nguồn:Nguyễn Văn Phước, 2010)
Hoạt động diễn ra tại BCL sẽ làm tăng mật độ giao thông từ đó làm tăng hàm lượng bụi, khí thải, giảm chất lượng môi trường không khí xung quanh. Bụi
đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh trưởng và phát triển của thực vật, đến chất lượng cuộc sống con người, gây tác hại đến đường hô hấp đặc biệt là phổi. Các hạt bụi có kích thước khoảng 0,5 – 5 µm có thể rơi vào tận cuống phổi và màng phổi. Ngoài ra, bụi kim loại sinh ra từ phương tiện giao thông cũng góp phần nhỏ ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt bụi Pb. Tiếng ồn do hoạt
động của các loại xe chở rác chạy suốt ngày đêm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Mặt khác, BCL là nơi thích hợp cho các loại ruồi nhặng, chuột, các loại sinh vật gây bênh cư trú và phát triển. Các loại sinh vật này có thể theo người nhặt rác đi ra ngoài khu vực BCL truyền bệnh cho người dân xung quanh.
Sau khi đã tìm hiểu về bãi chôn lấp, việc phân loại bãi chôn lấp khác nhau, trên Thế giới hiện nay sử dụng rất nhiều bãi chôn lấp khác nhau: bãi chôn lấp hở, bãi chôn lấp dưới biển, bãi chôn lấp hợp vệ sinh hay phân loại theo quy mô bãi rác. Tùy vào điều kiện kinh tế, quỹ đất, lượng rác phát sinh và trình độ khoa học mà các nước lựa chọn các phương pháp xử lý rác thích hợp nhưng phương pháp chủ yếu vẫn là chôn lấp. Việc chôn lấp ở các nước phát triển thường được phân loại trước khi đem chôn lấp và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên do lượng chất thải phát sinh ngày một tăng, công tác quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn nên tình trạng các bãi chôn lấp bị quá tải đang gây ra các vấn đề nan giải.
Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng bắt đầu trú trọng vấn đề
quản lý rác thải nhưng vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế và cũng gặp phải các vấn đề
khó khăn chung như: trình độ khoa học còn yếu kém, đầu tư công nghệ chưa
đồng bộ, lượng rác phát sinh ngày một tăng, dân cư tập chung về thành thị ngày một đông đúc nên việc bãi chôn lấp bị quá tải là điều hiển nhiên. Vấn đềđánh giá hiện trạng, nhìn nhận và đề xuất các biện pháp quản lý hợp lý hơn một lần nữa
được khẳng định là rất cần thiết.
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU