Công cụ kỹ thuật áp dụng vào công nghệ xử lý rác trong quản lý mô

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61)

Sau công tác tiếp nhận rác là đến công tác xử lý rác tại ô chôn lấp. Khi rác thải mang đến ô chôn lấp sẽ được san gạt đầm nén thành từng lớp; phun chế

mật độ 0,15 kg/m2 để khử mùi, kiểm soát ruồi muỗi và các loại côn trùng nhỏ. Khi lớp rác đạt chiều cao 2m thì phủđất lên trên, chiều cao lớp đất phủ sau đầm nén là 15cm, lớp đất trung gian này có nhiệm vụ giảm lượng nước mưa ngấm vào ô chôn lấp, giảm mùi và khí của bãi rác, tránh rác bay và côn trùng trú ngụ ở ô chôn lấp. Kết quảđiều tra bằng việc đếm số lần máy đầm đi đầm lại rác cho thấy máy đầm thực hiện đầm 8 lần cho một lớp rác đúng theo quy trình vận hành. Và chiều cao lớp rác cũng đúng theo quy định (2m) sẽ phủ lớp đất trung gian (đạt khoảng 15cm sau đầm nén).

Côn trùng mang bệnh là nỗi lo của ban lãnh đạo và người dân sống xung quanh. Để hạn chế các loại côn trùng mang mầm bệnh ra ngoài bãi rác thì cán bộ

chi nhánh chỉ đạo công nhân tiến hành phun thuốc diệt côn trùng ICON (0.0045 lít/tấn rác), rác vôi bột (0.108 kg/tấn rác) trên toàn bộ diện tích bãi rác (thuốc diệt côn trùng ICON còn được phun định kỳ 1 tuần/lần cho khu dân cư ở 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ). Hàng tuần vôi bột được rác quanh khu vực bãi rác để

ngăn dịch bệnh và khử trùng (nhất là đoạn đường xe rác đi).

Rác được đổ theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đổđến cốt +15m; giai đoạn 2 đổ đến cốt 22m; còn giai đoạn 3 đổđến cốt 29m. Khi đến từng giai đoạn trên ô chôn lấp sẽđóng bãi tạm thời và rác sẽđược chuyển sang ô khác.

Việc đóng bãi tạm thời được thực hiện như sau: San gạt tạo độ phẳng và

độ dốc thoát nước trên toàn bộ bề mặt bãi lớn hơn 1,5% sau đó phun Enchoice khử mùi trên toàn bộ diện tích bề mặt rác, phủđất với chiều dày từ 30÷40cm, sau

đó san gạt và đầm nén bằng xe ủi, phủ lớp chống thấm bằng nilon hoặc vải bạt ở

trên. Sau đó đổ đất, san gạt thủ công lớp đât trên cùng đạt chiều dày khoảng 0,2÷0,3cm.

Sau đó nước rò rỉ từ bãi rác được thu gom qua hệ thống thu nước rác ngầm

đặt trong ô chôn lấp đưa đến hồ sinh học (hồ cung cấp rỉ đường và chế phẩm EM). Nước rỉ rác được xử lý tại trạm xử lý số 1 và số 2 để xử lý. Khí thải hiện

3.4.1.1. Công đoạn xử lý CTR tại bãi rác Nam Sơn

- Hệ thống thu gom nước rác

Hệ thống dẫn nước rỉ rác đặt ởđáy và xung quanh các ô chôn lấp với độ

dốc >=1%. Mương thu nước rỉ rác có kích thước BxH =800mmx750mm. Tường mương được xây gạch. Đáy và giăng đường bổ bê tông. Trên mương đặt tấm đan bằng bê tông cốt thép có đục lỗ φ 15mm, dày 200mm, chịu tải xe 30 tấn. Phía trên tấm đạn đục lỗ là lớp đá sỏi lọc ngược có kích thước d9-d12mm, dày 700mm. Trong các mương thu nước có đặt ống thu HDPE DN200 đục lỗ D15 và xếp đá xung quanh dẫn đến các giếng thu gom tập trung tại điểm cuối. Giếng tập trung có đường kính tối thiểu 1,2m đểđặt bơm thoát nước trong trường hợp khẩn cấp. Các giếng đều được xây dựng đến cao độ +15m và được lắp đặt nâng dần chiều cao mỗi đợt >=2m trong quá trình chôn lấp. Mỗi ô chôn lấp có 2 giếng tập trung thu nước rác bơm lên cống bao tự chảy. Phần đáy hố thu và đặt bơm có kích thước hình khối cao H=1,5m, axb=1,4x1,4m, vật liệu bằng bê tông cốt thép. Phần trên được lắp đặt bằng các ống bê tông cốt thép φ1000, đặt cao lên đến độ

cao mặt đê bao +15,0m. Phần thân giếng có nhiều lỗ ngang φ80 nhằm thu gom tối đa lượng nước rác phát sinh.

- Hệ thống thu gom khí gas

Bao gồm đường ống thu khí đặt trong lòng BCL, đường ống dẫn khí từ

BCL thoát vào không khí.

Hiện nay đang có một dự án thu khí gas đang được triển khai tại bãi rác Nam Sơn, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015. Khi dự án hoàn thành sẽ có khả năng cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và cung cấp khí đốt cho khu xử lý và các hộ dân quanh khu vực đồng thời hạn chế tối đa lượng mùi hôi thối phát tán ra môi trường.

3.4.1.2 Khu xử lý nước rác tập trung

Nhà máy xử lý nước rỉ rác Nam Sơn gồm 2 trạm xử lý, đều do Công ty cổ

phần kỹ thuật SEEN thi công lắp đặt. Trạm xử lý số 1 với công suất thiết kế

500m3/ngày đêm, được đưa vào vận hành từ tháng 10/2005. Trạm xử lý số 2 với công suất thiết kế 1000m3/ngày đêm, được đưa vào vận hành từ tháng 8/2009.

Qua quá trình xử lý hệ thống hệ đã được cải tiến, hiện tại nhà máy xử lý

đạt tối đa khoảng 1.750m3/ngày đêm. Lượng nước rỉ rác phát sinh là 2.200 m3/ngày đêm, lượng nước rỉ rác tồn đọng là 600.000 m3/trong các ô lưu chứa.

Hình 3.16. Sơđồ công nghệ xử lý nước rác tại bãi rác Nam Sơn của Công ty SEEN

Hồ sinh học

Bể lắng 1

Bể vôi

Hồ thu gom 1 Bể stripping1

Song chắn rác

Cặn vôi

Bể stripping 2

Hồ thu gom 2 Bể Selector

Bùn Bể SBR 1 Bể SBR 2 Bể lắng 2 Bùn hồi lưu Bể oxh - khử Bể lưu pứ Bể UASB (lưu nước Bể Semultech Bể lọc cát Bể lọc than hoạt tính Bể khử trùng Môi trường Bểổn định

Bước 1: Công tác bơm nước và pha vôi cấp nước đầu vào

- Nước Rác từ hồ sinh học được bơm hút bằng 3 bơm và đẩy qua SCR (song chắn rác) ở bể tách rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1-1.5mm sau

đó nước rác được dẫn vào hệ thống sục vôi kết hợp và lắng liên hợp. Tại đây nước được thêm vôi cục bằng máy xúc nạp vôi và được sục khí đều bằng máy thổi khí.

Hình 3.17. Nước rác được lên bể sục vôi từ hồ sinh học

- Nước sau bể pha vôi được tách riêng chảy tràn tại ngăn lắng (đá, cặn và vôi chưa tan hết) và tràn sang ngăn sục khí 2

- Tại ngăn sục khí 2, hỗn hợp nước và vôi (bể vôi) tiếp tục được khuấy trộn hợp chất bằng máy thổi khí để tăng cường khả năng hòa tan đồng thời lưu giữ cặn bùn bằng dòng chảy ziczac tạo thuận lợi cho việc vệ sinh bểđịnh kỳ các ngăn bể.

- Nước rác đã được điều chỉnh pH (pH=12) sau khi qua 1 hệ thống bể

lắng cặn sẽđược 1 bơm chìm đặt trong lòng bể bơm lên các bể kế tiếp thu nước cho công đoạn xử lý tại tháp tách NH3 (Stripping).

Hình 3.18. Hệ thống bể lắng cặn

- Lưu lượng nước thải được đo tựđộng, tín hiệu thu được sau đó sẽđược truyền về hệ thống điều khiển PLC-SCADA. Từđó điều khiển lại bơm nước thải

để vận hành theo đúng lưu lượng yêu cầu và có đầu đo pH để kịp thời hiệu chỉnh công nghệ. Nước thải sau đó được dẫn đến các bể thiết bị để xử lý hóa lý, xử lý sinh học trước khi được xử lý các bước tiếp theo.

- Công tác xử lý bùn cặn vôi

+ Bùn cặn vôi tại bể pha vôi được máng xúc lên xe tải 10 tấn vận chuyển lên khu xử lý cặn vôi

+ Bùn lắng sau quá trình sục vôi tại hệ thống bể sục và bể lắng vôi được bơm hút định kỳ về bể chứa bùn số 1. Sau đó được bơm hút bùn lên bể lắng bùn thứ cấp, tại đây bùn lắng được giữ lại trong bể còn phần nước được tách chảy về

hồ sinh học.

+ Bùn lắng tại bể lắng thứ cấp sau khi đã tách hết nước được xúc sang sân phơi bùn.

Bước 2: Loại bỏ (N-NH3) bằng hệ thống Stripping (tháp tách NH3).

- Nước thải sau khi đã được nâng pH (pH=12) để lượng N-NH4 chuyển thành N-NH3 nước thải sẽ được xử lý bằng tháp tách NH3 (có khả năng loại bỏ

N-NH3 từ 360mg/lít đến 10mg/lít) trước khi được cho qua bể xử lý sinh học (SBR). Trước đó tại bể thu nước NaOH được tiếp tục bổ sung vào bểđể nâng pH tới khoảng tối ưu cho quá trình xử lý tại tháp tách NH3 bằng 4 bơm định lượng.

- Nước thải trong bể sẽ được bơm tự động lên tháp Stripping theo mức nước đo được trong bể. Các thiết bị của tháp tách NH3 hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động hoặc dừng của bơm cấp nước từ bể thu nước.

- Công nghệ xử lý nước rác được lắp đặt 4 tháp tách NH3 (chia thành 2 cặp) hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp. Nước thải sau tháp tách NH3 thứ 1 của cặp 1 sẽđược thu vào bể thu nước rồi được bơm lên tháp tách NH3 thứ 2 của cặp 1 (quá trình tương tựđối với tháp tách NH3 của cặp 2).

Hình 3.19. Hệ thống tháp tách NH3 (Stripping) Bước 3: Xử lý sinh học (Bể SBR)

- pH được điều chỉnh 8 – 8,2

- Cụm bể SBR có mục đích để oxi hóa COD, BOD đồng thời với quá trình Nitrification – Denitrification

- Hệ thống bể SBR gồm có 2 bểđệm, 4 bể Aeroten và 2 bể lắng thứ cấp.

Hình 3.20. Hệ thống 2 bểđệm SBR và hệ thống Semultech, máng tràn và bể lọc cát

- Việc thiết kế bể đệm nhằm đảm bảo ổn định vi sinh vật sau xử lý loại N- NH3, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng như P, nguồn C (rỉ đường). Bùn sinh học sẽđược thu hồi lưu trực tiếp về bể này. Hệ thống sục khí sẽ cung cấp O2

cho quá trình oxi hóa cặn bểđệm. Tỷ lệđạt yêu cầu: BOD:P:N là: 100:5:1. - Quá trình khí cao tại bể đệm sẽ đảm bảo cho sự phát triển vi sinh vật có ích cho quá trình phản ứng tiếp theo. Nước thải và bùn sinh học đã được cấp khí sẽ tiếp tục chảy sang bể SBR thuộc loại bể khử Nito đơn.

- Công nghệ của bể SBR là loại bỏ nguy cơ qua bước trung gian: nitrification – Denitrification, 2 quá trình này kết hợp trong duy nhất 1 bể SBR, quá trình sục khí có chu kỳ sẽ đảm bảo duy trì các trạng thái hiếu khí và kỵ khí

- Bùn lắng trong bể SBR được định kỳ hồi lưu về bể đệm, phần bùn dư được định kỳ bơm sang bể chứa bùn. Việc thiết kế thêm bề mặt lắng thứ cấp làm tăng chất lượng nước lắng và cũng có thể vận hành có thể vận hành theo phương pháp SBR liên tục nếu hàm lượng N-NH3 càng lớn.

Bước 4: Xử lý hóa lý ( bể Semultech)

- Nước thải được đưa vào bể xử lý sinh học tới bể phản ứng và được bám lên thiết bị Semultech. Tại đây hóa chất sẽđược tựđộng bơm vào để kết tủa hết các chất ô nhiễm không hòa tan tạo thành bùn nhẹ. Sau đó ngăn lắng, tấm nghiêng bùn được lắng xuống đáy, nước trong chảy qua máng tràn.

- Nước ra khỏi máng tràn về bể lọc cát. Bùn lắng được xả về bể chứa bùn, hóa sinh học thành phần COD dễ phân hủy sinh học.

- Tại bước này cặn lơ lửng SS và 1 phần COD/BOD sẽđược loại bỏ. Hiệu suất loại bỏ COD và S có thểđạt đến 80%. Đây là bước cuối cùng sau đó đi vào bể lọc cát.

Bước 5: Xử lý cấp 3 ( lắng, lọc và khử trùng)

- Nước thải đã qua xử lý tại các bước trên được dẫn đến các công đoạn xử

lý cuối cùng lần lượt theo thứ tự :

+ Bể lọc cát: loại bỏ cặn lơ lửng SS.

+ Tháp lọc than hoạt tính: hấp thụ các chất ô nhiễm cuối cùng

+ Bể chứa nước sau xử lý và khử trùng (sau khi đã được bổ sung Clo) : Nếu nước thải đã đạt tiêu chuẩn: nước thải sẽ tự chảy tràn qua bể hoặc

được bơm đến hồổn định chứa nước sau xử lý (tại hồ ổn định luôn được cấp khí bằng hệ thống thổi khí trước khi xả ra môi trường để tiếp nhận theo quy định).

Nếu nước thải chưa đạt tiêu chuẩn: Nước thải sẽ được dẫn bơm tuần hoàn trở lại công đoạn tương ứng để xử lý bậc 2.

Bước 6 : Công tác xử lý bùn: Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, sinh học kỵ

khí và sinh học hiếu khí/thiếu khí (SBR) được bám vào bể chứa bùn số 2. Bùn từ

bể chứa bùn sẽ được xe bùn hút thu gom và vận chuyển bùn sang Công ty URENCO 10 trong khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn để xử lý.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61)