0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ĐÔNG ÂU, GIAI ĐOẠN 2008 2012 (Trang 34 -34 )

3.1.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý

- Công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu đươc tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau

- Tổ chức bộ máy của Công ty Đông Âu

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hình 3.10. Sơ đồ tổ chức công ty CP dược phẩm Đông Âu

Công ty CP dược phẩm Đông Âu tổ chức hoạt động theo cơ cấu trực tuyến. Giám đốc công ty là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của công ty đối với nhà nước, với công ty và với cán bộ nhân viên của công

BAN GIÁM ĐỐC NHÓM BÁN HÀNG O.T.C NHÓM BÁN HÀNG BỆNH VIỆN TỔ KHO VÀ ĐIỀU VẬN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN KẾ TOÁN-TÀI VỤ BỘ PHẬN KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

25

ty. Hiện tại Phó giám đốc công ty đảm nhận nhiệm vụ quản lý kinh doanh CTDP Đông Âu, khi giám đốc công ty đi vắng sẽ ủy quyền quản lý công ty cho phó giám đốc là dược sỹ Đại học. Các trưởng nhóm, thành viên của công ty làm việc kiêm nhiệm theo trách nhiệm và chức năng chính được phân công ngoài ra có thể thay vị trí của người khác khi vắng.

Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến, các tổ, nhóm được phân chia theo từng chức năng cụ thể. Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp, chọn đối tác, xây dựng các phương án, trình giám đốc và thực hiện. Bộ phận kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm về hành chính, nhân sự, nhận hàng, bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn quy định cả về số lượng, chất lượng, giao, nhận hàng theo hóa đơn mua và bán hàng. Bộ phận kế toán - Tài vụ chịu trách nhiệm quản lý tài chính, công nợ.

Các bộ phận hoạt động chủ động và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Giám đốc là lãnh đạo cao nhất của công ty chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, kế toán - tài vụ, nhân sự, chất lượng hàng hóa.

Tuy nhiên công ty không chỉ áp dụng cơ cấu chức năng đơn thuần mà đã thực hiện nhiều cải cách, hệ thống kênh liên lạc không bó hẹp cứng nhắc mà thực hiện tương đối mềm dẻo và linh hoạt phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đặc điểm biến động của thị trường và với đặc điểm riêng của công ty.

- Nhóm điều hành và quản lý

+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lơi của công ty. Hội đồng quản trị sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo .

+ Ban giám đốc: Gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc. Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

26

- Nhóm tác nghiệp

Để hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ như sau

+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự trung gian, dài hạn, quản lý công tác văn thư, quản trị tài sản, tổ chức cán bộ, đào tạo huấn luyện nhân sự .

+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, tiếp thị mở rộng thị trường.

+ Phòng kế toán tài chính: Phụ trách toàn bộ kế toán, thống kê tài chính, chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tốt các nguồn vốn, quản lý tiền hang giá cả, hoạch toán chi phí, lập báo cáo kế toán, tổng kết tài sản, quyết toán tài chính theo quy định của công ty và chế độ kế toán hiện hành.

+ Tổ tiếp thị: Là người đại diện cho công ty làm việc trực tiếp với khách hàng trong phạm vi phân công, góp phần quan trọng vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp công ty nắm rõ thị trường.

Do vậy các phòng ban được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp, đảm bảo việc quản lý và vận hành đạt hiệu quả cao .

3.1.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực

Khảo sát biến động số lượng CBCNV của công ty qua các năm từ 2008- 2012, chúng tôi thu được được số liệu theo bảng sau

27

Bảng 3.6. Cơ cấu nhân lực của công ty Đông Âu (2008-2012)

Năm Tổng cộng DSĐH DSTH Dược tá Khác SL % SL % SL % SL % SL % 2008 12 100 2 16,6 2 16,6 2 16,6 4 33,3 2009 15 100 2 13,3 3 20,0 3 20,0 4 26,6 2010 20 100 3 15,0 4 20,0 4 20,0 7 35,0 2011 25 100 4 16,0 6 24,0 5 20,0 8 32,0 2012 30 100 5 16,6 12 40,0 5 16,6 8 26,6

DSĐH

DSTH

Dược tá

Khác

Hình 3.11. Biểu

đồ biểu thị cơ cấu nguồn nhân lực CTDP Đông Âu

năm 2012

16,6% 40%

16,6% 26,6%

28

Nhận xét

Bộ máy tổ chức của công ty Đông Âu đơn giản gọn nhẹ các bộ phận đảm nhiệm những nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo mọi hoạt động của công ty có thể phản ứng một cách nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường.

Cơ cấu nhân sự của công ty thay đổi ít, đây là đặc điểm chung của các cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Số lượng nhân viên của công ty tăng dần theo từng năm phản ánh mức độ tăng trưởng về quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Số lượng dược sỹ đại học tương đối ổn định từ 2008 đến 2012 là phản ánh sự ổn định của công ty, chiếm 16.6% năm 2008 và 16% năm 2011, 26.6% nhân lực khác là chưa phù hợp với hoạt động của công ty hiện tại. Tuy nhiên, khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh cần cơ cấu lại nguồn nhân lực.

Với một đội ngũ nhân viên trẻ năng động, tuổi trung bình < 30, đoàn kết, có trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thị trường dược phẩm giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả và thu được lợi nhuận ngày càng cao.

3.1.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua

Để đáp ứng được nhu cầu thị trường và để phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần thực hiện tốt các khâu như lưu thông phân phối. Trong đó, khâu mua hàng giữ một vai trò quan trọng, thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng mua, kịp thời phân phối cho phù hợp với từng thời điểm, từng khách hàng một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy doanh số bán ra, mang lại cho công ty một hiệu quả cao.Thực tế doanh số mua của công ty qua các năm như sau

29

Bảng 3.7. Doanh số mua của CTCP DP Đông Âu, giai đoạn 2008-2012.

Năm Doanh số mua

(triệu đồng). So sánh liên hoàn (%) So sánh định gốc (%). 2008 6.366,6 100,0 100,0 2009 8.286,6 130,1 130,1 2010 10.830,8 130,7 170,1 2011 15.719,6 145,1 246,9 2012 25.602,3 162,8 402,1

Doanh số mua của công ty có xu hướng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2008-2012. Tốc độ tăng trưởng doanh số mua thể hiện năng lực phát triển của công ty phân phối tốt. Đặc biệt doanh số mua tăng nhanh trong năm 2011 và năm 2012. Có kết quả như thế là do công ty đã mở rộng mạng lưới bán hàng vào các tỉnh phía nam và Bảo hiểm y tế .Năm 2011 doanh số mua gần16 tỷ đồng, tăng 76 % so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số mua gần 26 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2011 .

30 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Triệu đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Doanh số mua của công ty CPDP Đông Âu, giai

đoạn 2008-2012

Doanh số mua

Hình 3.12. Doanh số mua của CTCP DP Đông Âu, giai đoạn 2008-2012. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008 2009 2010 2011 2012 doanh số mua So sánh li ê n hoàn So sánh đị nh gốc

Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng doanh số mua, giai đoạn (2008 – 2012)

Năm (%)

31

Nhận xét

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều biến động, ngành Dược Việt Nam nói chung và công ty Đông Âu nói riêng cũng ít nhiều chịu sự tác động ảnh hưởng. Nhưng tập thể CBCNV của công ty đã nỗ lực vươn lên, tìm mọi biện pháp khắc phục để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, nhờ đó doanh số mua của công ty năm 2012 đạt gần 26 tỷ đồng là một con số cao so với quy mô hiện thời của công ty, thể hiện năng lực kinh doanh của công ty. Nguyên nhân năm 2012 doanh số mua tăng nhanh do công ty mở rộng quy mô, thay đổi chính sách bán hàng ra các tỉnh.

Doanh số mua của công ty liên tục tăng mạnh qua các năm từ: 2008- 2012 về giá trị tương đối. Năm 2008 doanh số mua của công ty gần 6,3 tỷ đồng, đến năm 2012 doanh số mua đã lên tới gần 26 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 402,13%.

Tốc độ tăng trưởng của công ty đóng góp chung với tốc độ tăng trưởng của ngành Dược. Hiện tại sắp tới công ty đang có kế hoạch nhập khẩu trực tiếp những loại thuốc ngoại đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị trường Việt Nam.

Bảng 3.8. Cơ cấu nguồn mua của CTDP Đông Âu giai đoạn: 2008-2012

Chỉ Tiêu Năm DSM (trđ) Hàng công ty CPDP Hà Tây (trđ),(1) Hàng mua các công ty khác (trđ),(2) Tỷ trọng (1)/(2)(%) 2008 6.366,6 4.456,7 1.909,9 233,3 2009 8.286,6 6.102,0 2.184,6 279,3 2010 10.830,8 8.495,9 2.334,8 363,9 2011 15.719,6 12.229,9 3.489,6 350,5 2012 25.602,3 20.712,9 4.889,4 423,6

32 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Triệu đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Cơ cấu nguồn mua của C.ty CPDP Đông Âu, giai đoạn 2008-2012 Hàng mua các công ty khác (trđ),(2) Hàng công ty CPDP Hà Tây (trđ),(1)

Hình 3.14. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua của CTDP Đông Âu năm 2012

Nhận xét

Trong cơ cấu hàng mua, sản phẩm của công ty CP dược phẩm Hà Tây cung cấp chiếm phần lớn tỷ trọng doanh số mua của công ty, riêng từ năm 2011 công ty CP dược phẩm Đông Âu bán nhiều thuốc cho các bệnh viện do vậy doanh số mua tăng lên rõ rệt. Các sản phẩm kinh doanh của công ty CP Đông Âu được nhập từ công ty CP dược phẩm Hà Tây và chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh là chủ đạo như: Cefotaxime 1g, Hacefxone 1g ... Là khách hàng truyền thống thân thiết của công ty CP dược phẩm Hà Tây nên cũng được tạo nhiều thuận lợi. Điều này giúp cho công ty có nguồn hàng phong phú, ổn định, cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường và đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, công ty vẫn phải nhập thêm một số mặt hàng của các công ty dược khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, học hỏi kinh nghiệm, đa dạng hóa các sản phẩm. Nó chứng tỏ sự linh hoạt của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay nhưng cũng còn những hạn chế chưa đặc biệt thật chuyên sâu chính thức về mặt hàng đặc thù.

33

3.1.3. Danh mục hàng phân phối của công ty

* Xác định hướng đi cho mình, công ty CP DP Đông Âu đã nêu cao khẩu hiệu: ”Chất lượng là sự tồn tại và phát triển”. Với sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc cũng như toàn thể CBCNV, công ty đã từng bước đi lên và thể hiện rất rõ rệt qua từng năm.

Đây là một định hướng đúng đắn của lãnh đạo công ty và điều đó phải được thực hiện bởi những người có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững quy luật của nền kinh tế thị trường. Công ty là một khách hàng truyền thống của công ty CP dược phẩm Hà Tây – một công ty Dược có bước chuyển mình rất lớn trong thời kỳ cổ phần hóa. Chính vì uy tín và thương hiệu đã khẳng định trên thị trường nên sản phẩm của công ty này cũng được một lượng lớn khách hàng biết tới. Xét về chất lượng và mẫu mã cũng tương đối tốt, đa dạng, luôn luôn cải tiến để phù hợp với nhu cầu thiết yếu của thị trường. Bên cạnh đó, giá thành của sản phẩm cũng rất phù hợp. Vì vậy các mặt hàng công ty CP DP Đông Âu phân phối tới tay người tiêu dùng cũng rất đa dạng. Số lượng các mặt hàng được tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Nó được biểu hiện qua bảng số liệu sau

34

Bảng 3.9. Số lượng mặt hàng phân phối của CTDP Đông Âu từ năm 2008–2012 STT Nhóm thuốc Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Kháng sinh 12 16 16 19 20 2 Vitamin, thuốc bổ 13 16 16 19 21 3 Hạ nhiệt, giảm đau 15 18 19 22 23 4 Thuốc ngoài da 5 9 12 15 17 5 Thuốc thần kinh – an thần 2 4 4 4 6 6 Thuốc đường ruột, dạ dày 8 8 9 12 13 7 Thuốc ho – dị ứng 7 7 9 12 12 8 Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi 5 7 8 10 12 9 Thuốc hạ huyết áp 0 0 0 1 2

10 Thuốc khác 2 2 4 5 5

Tổng số 69 87 97 119 131

Tốc độ tăng so với năm 2008 (%) 100,0 126,1 140,6 172,5 189,8

* Nhận xét

Công ty DP Đông Âu có danh mục thuốc tương đối rộng, bao gồm chủ yếu là các loại thuốc thông thường. Trong đó, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn qua các năm là nhóm thuốc kháng sinh, vitamin và hạ nhiệt - giảm đau. Hàng năm, công ty luôn tăng số lượng các mặt hàng phân phối, nghiên cứu thị trường để phát triển thêm một số mặt hàng mới. Số lượng mặt hàng năm 2012 đã tăng 189,85% so với năm 2008. Ngoài sự đa dạng về chủng loại thuốc, các sản phẩm của công ty còn phong phú cả về dạng dùng hay cách bào chế như thuốc viên (nang mềm, nén), thuốc bột, thuốc nước... Đó là định hướng chính sách sản phẩm của công ty.

35

3.1.4. Doanh số bán và cơ cấu nguồn bán

* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Bảng 3.10. Doanh số bán của CTCPDP Đông Âu 2008-2012

Năm Doanh số bán

(trđ)

Tăng trưởng so với năm liền kề (%) Tăng trưởng so với năm 2008 (%) 2008 8.597,1 100,0 100,0 2009 11.932,9 138,8 138,8 2010 13.822,0 115,8 160,8 2011 20.532,8 148,6 238,8 2012 29.409,7 143,2 342,1

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

2008 2009 2010 2011 2012

Doanh số bán

Hình 3.15. Biểu đồ doanh số bán của CTDPĐông Âu, giai đoạn 2008-2012

Năm Triệu đồng

36

Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng doanh số bán giai đoạn 2008 - 2012

Nhận xét

- Doanh số bán của CTDP Đông Âu liên tục tăng qua các năm từ 2008- 2012 với tốc độ tăng trưởng cao. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với ngành Dược nói riêng cũng như các ngành công nghiệp khác nói chung, đặc biệt trong bối cảnh nhiều DN làm ăn thua lỗ và nhất là đối với một DN Dược mới thành lập. Năm 2008 trị giá bán 8,5 tỷ đồng, tới năm 2012 trị giá bán đã đạt 29,4 tỷ đồng, tăng hơn 342,08%. Mức tăng trưởng này là không đều giữa các năm. Năm 2011 doanh số tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của các năm khác do CTDP Đông Âu đã trúng thầu tại các bệnh viện thuộc TP Cần Thơ, mức tăng trưởng 148,55% so với năm 2010 và tiếp tục duy trì tới năm 2012.

0

50

100

150

200

250

300

350

400

2008 2009 2010 2011 2012

So với năm liền

kề

So với năm

2008

Năm Tăng trưởng (%)

37

Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển, năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao.

- Bên cạnh đó, nhóm đối tượng khách hàng của công ty cũng không chỉ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ĐÔNG ÂU, GIAI ĐOẠN 2008 2012 (Trang 34 -34 )

×