Đối với hoạt động huy động vốn cho thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 72)

• Việc huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn thời gian qua cĩ tăng

đáng kể nhưng tốc độ tăng như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng hiện cĩ. Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng khĩ khăn hơn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong khi đĩ nhu cầu đầu tư tín dụng đối với nền kinh tế là rất lớn.

• Việt Nam, nguồn vốn đầu tư vào bất động sản thường cĩ 3 nguồn vốn cơ bản

gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng (người dân, doanh nghiệp và chính phủ). Trong đĩ, nguồn vốn cĩ tính quyết định và giữ vai trị quan trọng cho sự phát triển thị trường BĐS vẫn là nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn quan trọng này ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của thị trường BĐS. Cụ thể các nguồn vốn hiện nay dành cho hoạt động BĐS trên địa bàn thành phố vẫn cịn khá nhiều những mặt hạn chế sau:

Vốn tự cĩ của các cơng ty kinh doanh BĐS: Nguồn vốn này cĩ được từ việc

gĩp vốn của các cổ đơng khi cơng ty mới thành lập, vì vậy cịn rất nhiều mặt hạn chế về quy mơ, số lượng vốn. Theo quy chế cho vay 1627 của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống ngân hàng thì khi khách hàng vay vốn thực hiện dự án, khách hàng phải cĩ ít nhất 30% vốn tự cĩ tham gia vào dự án. Vì vậy các cơng ty BĐS luơn ở tình trạng thiếu vốn.

Vốn huy động qua thị trường chứng khĩan: Thời điểm thị trường chứng khĩan của Việt Nam phát triển nĩng thì việc huy động vốn thơng qua thị trường chứng khĩan là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, mới chỉ một

tỷ lệ rất nhỏ các cơng ty BĐS cĩ cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khốn. Do vậy đây chưa phải là kênh huy động vốn chủ yếu cho các cơng ty BĐS.

Nguồn vốn của nhà nước: Nhằm hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây

dựng các khu đơ thị, trường học, đường xá, chỉnh trang đơ thị nhằm phục vụ cơng việc đơ thị hĩa, nhà nước thơng qua quỹ đầu tư phát triển thành phố đưa nguồn vốn này vào thị trường BĐS,… Mục đích cuối cùng của nguồn vốn này là đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống cho người dân, gĩp phần phát triển thành phố. Tuy nhiên hiện nay lượng vốn này cịn quá nhỏ bé so với nhu cầu phát triển đơ thị và xây dựng hạ tầng cho thành phố.

Vốn của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường BĐS: Tính từ năm 2007 đến

hết tháng 11 năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực BĐS bình quân chiếm 28% tổng vốn FDI và là 1 trong 3 ngành thu hút FDI lớn nhất. Vốn FDI cấp mới và tăng thêm năm 2011 dự kiến ở mức 20 tỷ USD. Theo các nhà đầu tư nước ngồi, thị trường BĐS Việt Nam là thị trường tiềm năng, cĩ thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư do BĐS luơn là một lĩnh vực xếp thứ hạng cao trong việc thu hút các nguồn vốn ngoại. Tuy nhiên, cĩ một thực tế cần nhìn nhận đĩ là dịng vốn ngoại vẫn chưa đem lại một diện mạo mới cho thị trường BĐS Việt Nam.

Vốn từ các quỹ đầu tư: Các quỹ đầu tư BĐS ở Việt Nam hoạt động chưa chuyên biệt và hiệu quả, cịn nhiều quy định bất hợp lý trong huy động vốn từ khách hàng. Điển hình như khơng rõ sự phân biệt thời điểm huy động vốn giữa dự án lớn cĩ đầu tư cả tỷ đơ la với các dự án nhỏ lẻ vài triệu đơ. Tuy nhiên, thực tế trong vài năm gần đây, các quỹ đầu tư nước ngịai thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã đổ vốn vào thị trường BĐS của Việt Nam. Ví dụ như Vina Capital, Mekong Capital, Quỹ đầu tư Prudential,… Với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn trăm triệu đơ la. Điều này phản ánh vai trị ngày càng tăng của các quỹ này trên thị trường BĐS Việt Nam.

Vốn của người dân đặt cọc mua nhà: Nguồn vốn này cĩ được là do những

người dân cĩ nhu cầu mua nhà, mua căn hộ,…khi đĩ họ sẽ đặt cọc, gĩp vốn và trả trước một phần tiền, khi nào chủ đầu tư hồn thành dự án sẽ bàn giao quyền sở hữu

và người dân sẽ thanh tốn số tiền cịn lại. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể, rõ ràng, người mua cĩ thể gặp nhiều rủi ro nếu dự án chậm tiến độ theo như hợp đồng, nhà đầu tư khơng đủ năng lực thực hiện hợp đồng như đã ký kết. Điều này dẫn đến các tranh chấp xảy ra, người thiệt thịi là người dân cĩ tiền đặt cọc.

Vốn của ngân hàng huy động được phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn: Nguồn

vốn trung và dài hạn hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thị trường đang trong cơn khát vốn. Nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu cung cấp cho thị trường BĐS gồm: Vốn vay trung dài hạn từ ngân hàng, song nguồn vốn này chịu áp lực bởi các quy định cho vay BĐS, về cho vay thế chấp và xử lý tài sản thế chấp bằng BĐS cũng như những hạn chế trong khả năng huy động vốn trung dài hạn của các NHTM và các định chế tài chính của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)