Hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 120)

a) Đảm bảo tiến độ thi công, giám sát và theo dõi

Việc đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo quá trình thi công đúng tiến độ là cần thiết và cấp bách do việc thi công công trình có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như giải ngân của dự án. Trong thời gian tới cần có giải pháp giải quyết các vấn đề sau:

*Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng cần được làm tốt và nhanh chóng để dự án được thi công đúng tiến độ. Việc giải phóng mặt bằng là tiền đề cho việc thực hiện dự án. Trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước, Ban QLDA cần khẩn trương thực hiện phương án đền bù khẩn trường, đồng loạt và dứt điểm. Trong quá trình thực hiện cần kết hợp với các cơ sở chính quyền, các đoàn thể nhằm thuyết phục để người dân tự nguyện. Nếu chế độ đền bù tương đối thỏa đáng mà vẫn có gia đình không chấp thuận thì cần dùng biện pháp cưỡng chế, để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của Nhà nước.

* Tích cực phổ biến các chính sách, pháp luật đất đai, đổi mới tuyên truyền cho người dân

Cán bộ Ban QLDA cần tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền kết hợp các tổ chức quần chúng tại địa phương tuyên truyền bằng nhiều hình thức , nâng cao nhận thức cho người dân nơi dự án được thực hiện để họ hiểu rõ về nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển CSHT của huyện. Từ đó tạo điều kiện cho dự án sớm đi vào thực tế, đáp ứng cuộc sống người dân. Ngoài ra còn giúp người dân có ý thức bảo vệ những công trình đã xây dựng tạo nên hiệu quả lâu dài cho dự án sau khi kết thúc công trình.

*Trách nhiệm của các nhà thầu cần được quy định nghiêm ngặt

Chủ đầu tư cần khuyến khích, đôn đốc và khi cần thiết phải sử dụng luật để buộc các nhà thầu phải thi công đúng tiến độ. Các nhà thầu phải tiếp tục nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng, năng lực cán bộ quản lý công trình và ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí vào công trình.

Đối với các đơn vị thi công cần cố gắng khắc phục, đấu tranh với thời tiết, kết hợp những lúc thời tiết thuận lợi thì nên tăng cường làm thêm cả đêm để công trình có thể tránh được rủi ro thời tiết, khi mưa có thể làm ít hơn nhưng vẫn đảm bảo tiến độ. hai với các nguyên nhân khách quan như mưa, nắng, gió, bão cần có các biện pháp đề phòng như sau: Khi trời nắng to nên che chắn toàn bộ khu vực đang thi công, không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào từng kết cấu công trình, mặt khác tưới phun nước sạch vào kết cấu tạo điều kiện cho kết cấu xây dựng đông cứng bình thường. Khi gió bão chằng giữ chặt chẽ bền vững các thiết bị cao như cần cẩu, dàn giáo; che đậy và xếp gọn các vật tư xây dựng tránh hiện tượng trôi vật tư theo nước và gió mạnh làm hỏng vật tư.

*Quy định trách nhiệm cụ thể cho đơn vị tư vấn

Ban QLDA cần có kế hoạch làm việc cụ thể với tư vấn, thường xuyên đôn đốc tư vấn thực hiện tiến độ và bám sát công việc, thực hiện đúng yêu

cầu đã đề ra trong điều khoản hợp đồng. Bên cạnh đó cần nâng cao kỹ năng tuyển chọn tư vấn, nhà thầu thi công. Thông thường trong các đề xuất về phía nhà tư vấn, nhà thi công liệt kê những công trình đã thực hiện trong một số năm nhưng việc thực hiện đó có đạt hiệu quả không thì không được đề cập đến. Mặt khác thông tin về các nhà tư vấn, nhà thi công thường rất ít. Các chủ đầu tư thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhà tài trợ cung cấp thông tin và giới thiệu. Tuy nhiên, các thông tin này đôi khi thiếu chính xác và chưa thực sự công bằng. Vì vậy, cần phải tham khảo thông tin về họ qua các mối quen biết và qua các dự án mà họ tham gia.

Với vấn đề tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, thiếu sát sao với trách nhiệm công việc cần thiết phải mạnh dạn quy rõ trách nhiệm từ đó có biện pháp nhắc nhở, đốc thúc nhằm khắc phục tình trạng trên. Biện pháp này có tác dụng về mặt pháp lý cũng như tâm lý tác động nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc đã cam kết thực hiện trong các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Công tác quản lý nhà thầu thi công, tư vấn giám sát chặt chẽ hơn, thường xuyên liên lạc vào các địa phương để nắm bắt các hoạt động diễn ra ở khu vực công trình, để khi có các sự việc phát sinh phải xử lý kịp thời.

Cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát đối với các dự án đã và đang thực hiện. Có hệ thống đầy đủ, phát hiện ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong quản lý và thực hiện dự án như tham nhũng, lãng phí tài sản sai mục đích, công bố trên hệ thống như truyền hình, báo đài, website....

b) Nâng cao qun lý cht lượng công trình

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Để có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn thì yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (chính quyền, chủ đầu tư) và

năng lực của nhà thầu tham gia trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. Giải pháp và yêu cầu cụ thể đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng như sau:

*Đối với các chủđầu tư:

Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc tư vấn, thi công xây dựng , lập dự án, thiết kế xây dựng công trình. Yêu cầu tư vấn cung cấp hồ sơ năng lực gồm: quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, kỹ sư có đủ văn bằng, các hợp đồng đã thực hiện...

Kiểm tra, giám sát điều kiện nhân lực, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị khi nhà thầu cung cấp sử dụng cho công trình, kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thi công công trình. Kết quả nghiệm thu phải ghi chi tiết nội dung nghiệm thu, số lượng, quy cách, kích thước, kết cấu và mức độ đạt được so với yêu cầu của hồ sơ thiết kế duyệt.

*Đối với nhà thầu thi công công trình

Phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng công trình. Thi công xây dựng phải đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường. Các loại vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình do nhà thầu cung cấp phải đúng nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình do mình đảm nhận, bồi thường thiệt hại khi sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường.

*Trách nhiệm của các Sở ngành và cơ quan quản lý nhà nước

Giao Sở Xây dựng rà soát danh sách các đơn vị tư vấn tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có xây dựng công trình chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng công trình và tổng hợp báo cáo UBND kết quả thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý vi phạm.

*Đẩy mạnh giám sát của cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng tại địa phương còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít dự án nhỏ mới có sự tham gia của người dân nên việc tổ chức giám sát của cộng đồng là rất cần thiết bởi họ là thành phần được sử dụng công trình sau này. Các phương án quy hoạch được phê duyệt phải được công bố trên các phương tiện thông tin để người dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Cần tạo điều kiện để cho người dân tham gia đầy đủ trong quá trình xây dựng CSHT như đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng, trực tiếp tham gia xây dựng giúp người dân có ý thức tự giác cao trong việc sử dụng cũng như bảo vệ công trình. Cấp chính quyền nên lắng nghe ý kiến người dân để hiểu được sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, để đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá một cách chính xác.

c) Đảm bảo an toàn lao động trên công trường

Để đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hướng dẫn người

lao động đang làm việc tại đơn vị phải có kiến thức về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSMT có liên quan đến công việc và nhiệm vụ của mình. Trước khi khởi công xây dựng công trình nên tiến hành kiểm tra sức khỏe, huẩn luyện kĩ thuật ATLĐ và biện pháp đảm bảo ATLĐ theo TCVN 5308-91 và theo thông tư 08/LDTBXH-TT ngày 11-4-1995 của Bộ lao động thương binh xã hội – hướng dẫn công tác về ATLĐ, VSMT. Ban chỉ huy công trình chịu trách nhiệm trước giám đốc thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở người lao động trên công trường thực hiện những quy tắc về ATLĐ, treo biển báo ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ, công nhân khi vào công trường phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo, giày, mũ bảo hộ, bảng tên... theo quy định, không được tự ý mang theo chất nổ, gây cháy, vũ khí khi vào công trường. Có tủ thuốc cấp cứu tại hiện trường, có danh bạ điện thoại của các số khẩn cấp của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn.

Cuối ngày làm việc phải vệ sinh công trường, vật liệu xây dựng được tập kết từng khu vực riêng lẻ, gọn gàng và hợp lý. Không được làm việc trên cao hoặc trên dàn giáo mái nhà từ 2 tầng trở lên khi trời tối, lúc mưa to, giông bão hoặc gió từ cấp 5 trở lên.

Hàng ngày cử cán bộ phụ trách ATLĐ thường xuyên trực tiếp đến công trường để kiểm tra công tác ATLĐ, tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt công tác ATLĐ, VSMT. Những cá nhân nào vi phạm phải được xử lý thích đáng, thực hiện tốt được biểu dương và tổ chức khen thưởng.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 120)