Nhận xét chung

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61)

a) Những lợi thế chủ yếu

- Là một huyện có diện tích rộng, cơ cấu đất đai đa dạng về chất đất, có điều kiện thuận lợi cho phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phát triển công nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng....

- Huyện có mạng lưới giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường như quốc lộ 10, tỉnh lộ ĐT.396B, ĐT.452, ĐT.455 và 17 tuyến đường huyện lộ được đánh số từ ĐH.72 đến ĐH.84 các tuyến đường này giúp cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã trong huyện và giữa các huyện, các tỉnh lân cận thuận lợi.

- Bên cạnh đó huyện còn có thuận lợi có hệ thống các sông lớn bao quanh thuận lợi cho giao thông đường thủy phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thương với các xã trong huyện cũng như ngoài huyện.

- Khí hậu thời tiết phức tạp cùng với cơ cấu đất đai đa dạng cho phép phát triển nông nghiệp và thủy sản toàn diện.

- Lực lượng lao động của huyện đông đảo cần cù sẽ là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.

- Khi thị trường được mở rộng, môi trường đầu tư khá hơn nhờ sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng, sự thông thoáng của hệ thống chính sách... các lợi thế trên sẽ thu hút các nhà đầu tư. Mặt khác nhu cầu về xây dựng trong kỳ quy hoạch rất lớn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các trung tâm thương mại, dịch vụ .... Khi có sự phát triển về cơ sở hạ tầng sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp, hoạt động dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

b) Những hạn chế

Bên cạnh lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Quỳnh Phụ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại trong giai đoạn tới. Hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, cơ sở giáo dục, y tế.... còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng về cơ bản vẫn là huyện nông nghiệp. Nông nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện.

- Đất canh tác nông nghiệp nhiều địa phương còn manh mún nên chưa quy được về vùng sản xuất hàng hóa tập trung để tạo ra sản phẩm cạnh tranh thị trường.

- Hệ thống giao thông dày đặc với nhiều tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua tuy nhiên hiện nay mặt đường nhỏ đang xuống cấp gây hạn chế nhất định đến phát triển kinh tế xã hội

- Khí hậu trong những năm gần đây biến động thường xuyên, vấn đề ô nhiễm, dịch bệnh đã và đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

c) Đánh giá chung

Những lợi thế của huyện như diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, mạng lưới giao thông thuận lợi là điều kiện tốt cho việc quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: đất đai, vận chuyển nguyên vật liệu dễ dàng...

Tuy nhiên những hạn chế của địa phương cũng làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng như: thời tiết khí hậu biến động thường xuyên có thể làm chậm tiến độ thi công công trình, quá trình giải phóng mặt bằng gặp khó khăn khi bị người dân cản trở, không đồng ý....

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)