Đánh giá việc giải ngân vốn, quản lý chi phí

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 98)

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản lý để đảm bảo hiệu quả của dự án. Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hiện nay, công tác quản lý chi phí dự án của Ban do phòng hành chính tổ chức đảm nhận. Đây là một nội dung quan trọng vì có quản lý tốt chi phí mới đảm bảo được công trình được hoàn thành đúng kế hoạch vốn được giao, ngoài ra còn làm giảm thất thoát, lãng phí cho nhà nước từ đó có thể phát triển thêm các công trình xây dựng mở rộng quỹ nhà quỹ đất phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Nguyên tắc quản lý chi phí:

- Nhà nước ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán; định mức kinh tế kỹ thuật trong thi công xây dựng, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách thì chi phí phải được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Ban QLDA huyện Quỳnh Phụ dưới sự chỉ đạo của Ban QLDA tỉnh đã thực hiện việc quản lý chi phí, giải ngân cho các công trình tại địa phương như: chi Ban, chi phí tư vấn, thi công và đều thông qua bộ phận kế toán - tài chính, lập kế hoạch ngân sách để giải ngân và sử dụng nguồn vốn dự án.

Ban đã tiến hành xây dựng ban hành và thực hiện quy chế tài chính, đồng thời tập trung chỉ đạo công tác báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Cụ thể:

+ Lập kế hoạch tài chính trong năm và từng giai đoạn theo quy định hiện hành.

+ Trao đổi và làm việc với các đơn vị trong và ngoài ngành giải quyết các vấn đề về định mức, đơn giá, chế độ chính sách và các vướng mắc khác nếu có để thực hiện tốt công tác thanh quyết toán.

+ Kiểm tra thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư. Kiểm tra quyết toán công trình về thực hiện đơn giá trước khi trình cơ quan cấp trên thẩm định.

Ban quản lý trên một số nội dung chính như sau:

- Tổng mức đầu tư của dự án: là toàn bộ chi phí của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí dự phòng. Ban sẽ dựa vào tổng mức đầu tư để làm cơ sở lập kế hoạch và quản lý nguồn vốn đầu tư, xác đinh hiệu quả đầu tư của dự án đồng thời xác định giới hạn chi phí tối đa được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

- Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình

- Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình: việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực. Ban đã thực hiện việc tạm ứng vốn theo quy định sau đây:

Bảng 4.12: Bảng quy định mức tạm ứng vốn của Ban áp dụng STT Loại hợp đồng, gói thầu Mức tạm ứng so với hợp đồng (%)

1 Tư vấn 25

2

Gói thầu thi công Giá trị ≥ 50 tỷ đồng

Giá trị từ 10 ─> ≤ 50 tỷ đồng

10 15

Giá trị ≤ 10 tỷ đồng 20

3 Mua sắm thiết bị 10

4 Các công việc khác 15

(Nguồn:UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Đối với việc thu hồi vốn tạm ứng, Ban sẽ bắt đầu tiến hành khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.

- Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giám sát và các hoạt động xây dựng khác Ban căn cứ trên giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết để tiến hành vào công việc thanh toán. Sau thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thanh toán của nhà thầu, Ban sẽ hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới các cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu Ban chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

Bảng 4.13: Kết quả thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi theo từng năm

Tên dự án đầu tư Kế hoạch Thực hiện Thanh toán So sánh(%)

TH/KH TT/KH Năm 2011 Tng 63.600 60.600 52.600 95,28 82,70 Đường Quỳnh Khê – Quỳnh Ngọc 1.300 1.300 1.300 100,00 100,00 Đường Quỳnh Sơn– Quỳnh Ngọc 1.300 1.300 1.300 100,00 100,00 Đường quốc lộ 10 – An Ninh 40.000 36.000 30.000 90,00 75,00 Đường Lý Xá – Cầu Nghìn 1.000 1.000 1.000 100,00 100,00

Đường Bến Tượng vào đền A Sào 20.000 21.000 19.000 105,00 95,00

Năm 2012

Tng 299.232 290.396 272.961 97,05 91,22

Đường Bến Tượng- A Sào 12.500 14.000 12.400 112,00 99,20

Đường Quảng Bá- Đoàn Xá- Lê Xá 2.000 1.500 1.500 75,00 75,00

Đường Lý Xá – Cầu Nghìn 1.974 2.800 1.574 141,84 79,74 ĐH 72 63.856 60.000 60.000 93,96 93,96 ĐH 76 66.000 70.000 70.000 106,06 106,06 ĐH 75 12.140 14.345 12.140 100,00 100,00 Cầu vượt 75 24.000 25.750 24.000 118,16 100,00 Đường quốc lộ 10 – An Ninh 80.000 65.000 60.000 107,29 75,00

Xử lý kè Quỳnh Lâm (trước cửa UBND xã Quỳnh Lâm) 1.900 2.391 1.900 125,84 100,00

Xử lý khẩn cấp kè bãi lởđê bối xóm 8 xã Quỳnh Lâm 2.100 2.740 2.100 130,48 100,00

Xử lý khẩn cấp đê Hữu Hóa xã An Thái, 2.005 2.345 2.005 116,96 100,00

Xử lý khẩn cấp đê Hữu Hóa xã An Khê 2.342 2.650 2.342 113,15 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

Tên dự án đầu tư Kế hoạch Thực hiện Thanh toán So sánh(%)

TH/KH TT/KH

Nạo vét sông Yên Lộng 25.000 23.000 20.000 92,00 80,00

Năm 2013

Tng 179.844 203.085 218.425 112,92 121,45

Đường Bến Tượng - A Sào 6.900 6.000 9.600 86,96 139,13

Đường Quảng Bá- Đoàn Xá - Lê Xá 2.120 2.520 2.620 118,87 123,58

ĐH 76 36.141 35.000 35.000 96,84 96,84

ĐH 72 79.000 80.000 80.000 101,27 101,27

ĐH 84 5.704 5.704 5.704 100,00 100,00

Đường quốc lộ 10 – An Ninh 20.000 39.000 50.000 195,00 250,00

Xử lý kè Quỳnh Lâm ( trước cửa UBND xã Quỳnh Lâm) 730 730 730 100,00 100,00

Xử lý khẩn cấp kè bãi lởđê bối xóm 8 xã Quỳnh Lâm 921 900 1.540 97,72 167,21

Xử lý kè Đại Nẫm đoạn từ K28+630 đến K28+450 5.897 5.800 5.800 98,36 98,36

Xử lý kè Đại Nẫm đoạn từ K28+930 đến K29+450 10.931 10.931 10.931 100,00 100,00

Nạo vét sông Yên Lộng 11.500 16.500 16.500 143,48 143,48

Từ bảng tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư cho ta thấy:

Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn và thủy lợi so với kế hoạch giảm gần 5% trong năm 2011, kế hoạch đề ra 63.600 triệu đồng nhưng thực hiện được 60.600 triệu đồng. Kết quả thanh toán so với kế hoạch chỉ đạt 82,7%. Kết quả thanh toán vốn đầu tư không đạt kế hoạch đề ra do một số dự án chậm tiến độ như: dự án đường giao thông quốc lộ 10 – An Ninh bị chậm 6 tháng.

Kết quả thực hiện vốn đầu tư năm 2012 so với kế hoạch giảm 2,95%, trong đó kế hoạch đặt ra 299.232 triệu đồng nhưng thực hiện 290.396 triệu đồng. Kết quả thanh toán so với đầu tư chỉ đạt 91,22%. Do giá các nguyên vật liệu cho xây dựng tăng cao đặc biệt là sắt thép nên chi phí phát sinh lớn. Nhưng trong khi đó có nhiều dự án bị chậm tiến độ nên kết quả thực hiện ít hơn so với dự án.

Kết quả thực hiện vốn năm 2013 so với kế hoạch giảm còn 92%, kết quả thanh toán vốn đầu tư so với kế hoạch đạt 91%. Kết quả thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giảm sút do một số công trình như ĐH 76, nạo vét sông Yên Lộng chậm tiến độ thi công do có thời điểm vào những tháng mưa, công trình phải tạm hoãn, bên cạnh đó có lúc nhân công ít, không đáp ứng nhân lực nên cũng bị ảnh hưởng.Bên cạnh đó có một số công trình bị chậm tiến độ nhưng do phải đúng tiến độ theo chị thỉ của nhà nước nên phải thi công nhanh chóng để đạt yêu cầu.

Dự án được triển khai trong thời điểm biến động lớn về giá cả thị trường nói chung và nguyên vật liệu trong xây dựng nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện. Đặc biệt vào năm 2012 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá cả vật liệu xây dựng leo thang gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công của dự án.

Theo đánh giá từ cán bộ huyện thì nhìn chung việc thực hiện thanh toán, tạm ứng ngân sách đầu tư cho xây dựng công trình nông thôn của huyện Quỳnh Phụ về cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật. Mức tạm ứng, yêu cầu để cho nhà thầu được tạm ứng đã được UBND huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban QLDA thực hiện và quản lý nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu quy định tối thiểu do đó trên địa bàn huyện đã khắc phục được tình trạng chiếm dụng ngân sách đầu tư của các nhà thầu.

Tuy nhiên trong 3 năm qua cũng có những dự án có tiến độ giải ngân chậm do diện tích giải phóng mặt bằng lớn, số lượng các công trình đầu tư xây dựng CSHT nông thôn có xu hướng tăng, nên công tác thanh toán ngân sách đầu tư của huyện Quỳnh Phụ hiện nay cũng đã gặp những khó khăn nhất định. Theo kết quả phỏng vấn nhận thấy có một số khó khăn trong công tác này: 11/38 phiếu cho rằng năng lực giải quyết của cán bộ trong công tác lập quyết toán chậm chiếm 28,9%; tiếp đến là 8/38 phiếu cho rằng sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thực sự ăn khớp khiến cho công tác này cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như các văn bản thường xuyên thay đổi, thủ tục rườm rà, thiếu sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn... cũng là những nguyên nhân làm chậm công tác thanh toán.

Theo số liệu điều tra từ phía nhà thầu về tiến độ giải ngân, tổng hợp ý kiến theo bảng sau:

Bảng 4.14: Đánh giá khó khăn trong công tác tạm ứng, thanh toán vốn

Chỉ tiêu đánh giá Sốđiều tra

(người)

Tỷ lệ

(%)

Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi 7 18,4

Thủ tục rườm rà 6 15,8

Chưa có sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan 8 21,1

Thiếu sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn 3 7,9

Khác 3 7,9

(Nguồn:số liệu điều tra,2013) N= 38, tổng hợp ý kiến của đại diện chủđầu tư và đơn vị thực hiện dự án.

Ban luôn chú trọng tới công tác quản lý chi phí dự án, tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải giải quyết. Nguyên nhân gây ra việc giải ngân chậm do:

-Thủ tục trình duyệt xin cấp vốn thường diễn ra qua nhiều khâu, các tổ chức cho vay vốn thường chậm trễ về thời gian cấp phát khiến cho nhiều công trình phải tạm dừng vì không có vốn để thực hiện các công việc tiếp theo.

- Sự ảnh hưởng của công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng kéo theo đó những khó khăn về quản lý chi phí. Thời gian thi công kéo dài hơn so với dự kiến dẫn đến các chế độ của nhà nước hay đơn giá có thể thay đổi, dẫn đến phải dự toán theo chế độ mới, điều này cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý. Đặc biệt hiện nay giá thép tăng cũng tạo nên khó khăn mới cho Ban trong việc tính bổ sung chi phí xây dựng công trình.

-Nguyên nhân nữa xuất phát từ thực trạng chung của cả nước là do biên chế các cán bộ thực hiện công tác thẩm tra quyết toán còn khá mỏng, năng lực và trình độ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu có số phiếu đồng ý cao nhất chiếm 39,5%. Trong khi số lượng dự án thực hiện tại địa phương ngày càng nhiều thì kiêm nhiệm công việc cho cán bộ cũng lớn hơn làm cho công tác thanh toán càng chậm.

Bảng 4.15 : Kết quảđiều tra về nguyên nhân của việc quyết toán chậm

Nguyên nhân Sốđiều tra

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng dự án nhiều 10 26,3

Năng lực cán bộ lập quyết toán hạn chế 15 39,5

Cán bộ quyết toán thiếu chuyên môn 3 7,9 Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 3 7,9

Khác 0 0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 98)