Đánh giá công tác thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 86)

a) Đánh giá quản lý tiến độ thi công, giám sát và theo dõi.

Phòng quản lý giám sát dự án là nơi trực tiếp theo dõi, giám sát các nhà thầu để đảm bảo tiến độ dự án. Công việc chính là theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến

tổng tiến độ của dự án. Quá trình thi công đều có nhật ký công trường ghi chép đầy đủ, chi tiết mọi diễn biến lịch trình trên công trường. Sổ nhật ký công trường được lập bởi cả đơn vị thi công và đơn vị giám sát kỹ thuật. Sau khi hoàn thành từng phần từng hạng mục đều tiến hành nghiệm thu và khi kết thúc toàn bộ sẽ tiến hành nghiệm thu và khi kết thúc toàn bộ sẽ tiến hành tổng nghiệm thu và bàn giao công trình.

Đối với mỗi công trình trước khi triển khai xây dựng, Ban QLDA đã lập tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, theo tháng, theo quý trên cơ sở phù hợp với tổng tiến độ của dự án được phê duyệt. Đồng thời kiểm tra phê duyệt tiến độ thi công xây dựng chi tiết của nhà thầu nhằm bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện mà vẫn đảm bảo tiến độ của dự án.

Mỗi một công trình Ban tổ chức cắt cử người theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình để kịp thời điều chỉnh tiến độ khi thi công bị gián đoạn, kéo dài để không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trong trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhà thầu được xét thưởng theo hợp đồng. Còn trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Cán bộ Ban QLDA huyện cùng nhóm hỗ trợ ở xã và ban giám sát công động giám sát và theo dõi công việc của nhà thầu. Tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án cũng được hỗ trợ công tác giám sát và thỉnh thoảng kiểm tra tiến độ thực hiện. Ban QLDA huyện lập báo cáo tiến độ hàng quý và nộp cho Ban QLDA tỉnh, báo cáo thể hiện những phần việc đã thực hiện ở mỗi giai đoạn trong kỳ báo cáo, tình hình tiến độ nhằm đạt được mục tiêu, chi tiêu và những chênh lệch so với định mức, những vấn đề phát sinh trong kỳ báo cáo, tình hình thực hiện của nhà thầu và dự báo tiến độ trong quý kế tiếp.

Trong 3 năm 2011-2013 huyện Quỳnh Phụ thực hiện khá nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ. Với 19 công trình cơ sở hạ tầng về giao thông nông

thôn và thủy lợi nêu trên thì có 15 công trình hoàn thành đúng tiến độ, tuy nhiên còn 4 công trình không đáp ứng được tiến độ theo hợp đồng gây nhiều thiệt hại về chi phí, cơ hội....

Bảng 4.9: Một số dự án bị chậm tiến độ do Ban quản lý

Tên dự án Thời gian chậm Nguyên nhân

Đường ĐH 72 3 tháng Do vừa thi công vừa giải

phóng mặt bằng Đường Quảng Bá – Đoàn Xá – Lê Xá 2 tháng Do giá cả bị biến động dẫn đến giải ngân chậm Đường quốc lộ 10 – An Ninh 6 tháng Do giải phóng mặt bằng kéo dài

Nạo vét sông Yên Lộng 9 tháng Do thiên tai

(Nguồn:UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Bảng 4.10: Ý kiến đánh giá về tiến độ thi công của hộ dân

Công trình

Đánh giá của hộ dân về tiến độ thi công

Tổng

Nhanh Bình

thường Chậm

Đường Bến Tượng vào A Sào 5 10 5 20

Đường Quốc lộ 10 – An Ninh 0 3 17 20

Xử lý kè Đại Nẫm 10 8 2 20

Nạo vét sông Yên Lộng 0 2 18 20

(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)

Theo kết quả điều tra thì dự án đường Quốc lộ 10 – An Ninh bị chậm tiến độ là do vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng qua khu dân cư và thủ tục giải ngân vốn còn chậm. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc

không bàn giao mặt bằng của người dân như: không đồng thuận về chính sách giá của nhà nước , không muốn chuyển đổi nghề khi bị mất đất canh tác, do công tác tuyên truyền vận động thỏa thuận với người dân chưa được chú trọng, ý thức người dân chưa tốt, nhiều hộ cố tình gây khó khăn trong việc nhận kinh phí đền bù, có các hành động trì hoãn, gian lận trong diện tích đất chỉ để có thể nhận được nhiều tiền đền bù hơn...

Dự án nạo vét sông Yên Lộng bị chậm thi công là do cơn bão số 8 vào cuối năm 2012, thời tiết xấu nên dự án tạm thời bị dừng thi công, sau cơn bão các cán bộ cùng nhân dân tập trung phục hồi sản xuất, thiệt hại do cơn bão gây ra lên đến 140 tỷ đồng nên các dự án tại thời điểm này đều bị dừng thi công do không có vốn để giải ngân kịp.

Theo ý kiến đánh giá của cán bộ huyện về tiến độ thực hiện các dự án: -Các cán bộ huyện cắt cử người thường xuyên kiểm tra tình hình thi công tại các công trường nên các dự án bị chậm tiến độ trong những năm gần đây được hạn chế. Tuy nhiên có những thời điểm nhiều công trình cũng thi công mà cán bộ tại địa phương còn hạn chế nên có lúc công việc chồng chéo, không kiểm tra được kịp thời.

-Địa phương đã có những phương án tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện đúng quy trình đền bù để giải phóng mặt bằng. Với những trường hợp chống đối của người dân về giải phóng mặt bằng thì cán bộ chính quyền cũng đã có những biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo dự án được đúng tiến độ so với kế hoạch mà chính quyền đề ra. Dự án đường Quốc lộ 10 – An Ninh có tới 5 hộ gia đình không chịu bàn giao mặt bằng.

Những hộ dân bị mất đất cho dự án làm đường đều không muốn bàn giao mặt bằng bởi vì từ xưa đến nay người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nay bị mất đất phải chuyển đổi nghề nên rất khó thích nghi ngay được

“Thời điểm diễn ra việc thu hồi đất nhiều người dân đã biểu tình không đồng ý cũng như các đơn kiện của người dân. Quan niệm của người xưa là không học thì về làm nông nghiệp. Bây giờđất đã bị thu hết thì người dân lấy gì làm ăn trong khi bằng cấp không có rất ít nơi nhận vào làm việc, còn lứa tuổi lớn hơn giờ chỉ ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ ”.

Hoàng Văn Khơi (xã An Vinh)

(Nguồn: Phỏng vấn sâu)

Hộp 4.3: Ý kiến của người dân về việc giải phóng mặt bằng

“Khi tiến hành thi công dự án đường Quốc lộ 10 – An Ninh, trong thời gian đầu chủ đầu tư đã thực hiện giải ngân đúng như tiến độ nhưng sang năm 2012 một phần do ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây thiệt hại nặng nề cùng với thủ tục và tiến độ giải ngân của chủ đầu tư chậm trễ đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhà thầu”

Ông Nguyễn Hoàng Hà, chủ thầu thi công dự án Quốc lộ 10 – An Ninh.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu)

Hộp 4.4: Ý kiến đánh giá của nhà thầu về tiến độ giải ngân

*Những khó khăn trong công tác quản lý thi công xây dựng công trình các dự án trên địa bàn.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Phần lớn hộ dân không đồng tình với chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ được áp dụng vì cho rằng giá bồi thường còn thấp so với thị trường. Thời gian thực hiện bồi thường GPMB vẫn bị kéo dài hơn kế hoạch chủ yếu do nguyên nhân hồ sơ pháp lý về đất đai, thiếu cơ chế phối hợp, tài sản không rõ ràng nên việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn.

- Công tác tổ chức thực hiện

Một số công trình thực hiện đầu tư còn tình trạng ăn bớt khối lượng vật liệu, rút ruột công trình....điển hình là dự án xây dựng trụ sở HĐND, UBND

huyện Quỳnh Phụ được khởi công vào tháng 9/2010 với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, tuy nhiên một số đối tượng lợi dụng quyền hạn chức vụ đã móc nối, không thực hiện đúng thiết kế dự toán, rút bớt vật tư, gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của mình trong xây dựng nông thôn mới. Đối với việc lập quy hoạch còn chưa phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chuyên môn của huyện, phó mặc trách nhiệm cho đơn vị tư vấn, do đó việc cập nhật biến động về đất đai và điều tra số liệu hiện trạng không đầy đủ. Thời gian phê duyệt báo cáo, các văn bản cần đến sự quyết định của các ban ngành liên quan bị chậm trễ.

-Có những thời điểm một đơn vị tư vấn ký hợp đồng thực hiện lập quy hoạch cho nhiều địa phương, khối lượng công việc lớn, chất lượng chuyên môn của một số đơn vị còn thấp, thiếu phương tiện kỹ thuật, nhân lực. Cử cán bộ năng lực trình độ còn hạn chế, ít kinh nghiệm về thực hiện, thời gian đi thực địa ít nên việc cập nhật thông tin, số liệu chỉnh lý không kịp thời, nhiều sai sót nên bản quy hoạch phải sửa đi sửa lại nhiều lần, không đảm bảo tiến độ chung của hợp đồng. Các công trình dự án có lúc làm cùng một lúc gây cản trở nhau. Một số dự án triển khai trong thời điểm biến động lớn về giá cả như năm 2012 làm giá nguyên vật liệu trong xây dựng nói chung tăng nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện.

-Bên cạnh đó do một số công trình bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan và chủ quan như thời tiết xấu làm chậm tiến độ thi công. Trong các tháng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2011 thời tiết trên địa bàn huyện mưa nhiều, các công trình không thể triển khai thi công đặc biệt là các dự án giao thông trong giai đoạn đắp đất nền đường.

Bên cạnh việc quản lý tiến độ của dự án thì một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là quản lý chất lượng dự án. Đặc biệt đây lại là công trình xây dựng nên cần thiết phải quản lý chất lượng công trình đảm bảo cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo chất lượng và đáp ứng mục tiêu phát triển chung đã đề ra. nhiệm vụ của Ban trong công tác này là phải đảm bảo cho công trình có tính an toàn, hiệu quả dựa trên các văn bản pháp luật của nhà nước, các hợp đồng kinh tế, đặc biệt là Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Những nội dung chính khi Ban tiến hành quản lý chất lượng dự án là: quản lý chất lượng sản phẩm của tổ chức tư vấn, chất lượng khảo sát xây dựng, chất lượng thiết kế xây dựng công trình, chất lượng thi công. Các nội dung giám sát chính là:

- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng: trong những năm gần đây công tác bàn giao căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu thanh toán; hầu hết các dự án có công tác bàn giao mặt bằng đúng thời hạn, tuy nhiên trong 3 năm gần đây có 2 dự án có nguồn vốn và diện tích mặt bằng lớn nên công tác thu hồi chậm hơn kế hoạch.

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng lao động bao gồm:

+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường

+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình

Trong giai đoạn năm 2011-2013 thì trên địa bàn huyện chưa có dự án nào vi phạm về thủ tục, trình tự quy định trong đấu thầu, chỉ định thầu.

- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế bao gồm:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng....

+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Ban tiến hành kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.

+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh.

+ Tổ chức kiểm định lại bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

+ Chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công công trình.

- Nghiệm thu công việc xây dựng

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tại hiện trường

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định khối lượng và chất lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.

+ Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.

Kết quả nghiệm thu phần xây dựng sẽ được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại nghị định 209/2004/NĐ-CP. Sau khi nghiệm thu xong phần này sẽ cho phép thực hiện các công việc tiếp theo.

- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng: + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện.

+ Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt, cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Trong giai đoạn này, cán bộ phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Ban sẽ kết hợp với người phụ trách bộ phận giám sát tổng thầu để thực hiện nghiệm thu.

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

+ Kiểm tra hiện trường

+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ

+ Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành.

+ Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng. Ban đã tiến hành công tác quản lý chất lượng trên tất cả các mặt do đó đã hạn

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)