Đánh giá quản lý thực hiện vận hành bảo trì công trình

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 106)

Sau khi các hạng mục của dự án được hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc cộng đồng chịu trách nhiệm vận hành và duy tu. Trong thời gian khoảng một năm kể từ khi bàn giao và vận hành, Ban QLDA vẫn tiếp tục giám sát công trình, nếu có những lỗi trong thiết kế hoặc thi công hay tác động tiêu cực sẽ được khắc phục trong thời gian này.

Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình bao gồm một trong những công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

Yêu cầu về bảo trì công trình

1. Công trình và các bộ phận công trình khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì theo quy định của Nghị định 114/2012/NĐ-CP ngày 16/12/2010.

2. Quy định bảo trì công trình được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại, cấp công trình và mục đích sử dụng của công trình.

3. Việc bảo trì phải đảm bảo an toàn về người và tài sản và tối đa sự vận hành liên tục và an toàn của công trình.

Việc quản lý trình tự thực hiện bảo trì công trình.

1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình

2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình 3. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất

4. Bảo dưỡng công trình

5. Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết 6. Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.

Trách nhiệm bảo trì công trình

1. Chủ sở hữu công trình

2. Người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền

3. Người sử dụng công trình khi chưa xác định được chủ sở hữu công trình. Bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng thực hiện tại huyện Quỳnh Phụ được thống nhất:

- Các công trình giao thông: thời hạn bảo trì định kỳ là 12 tháng - Các công trình thủy lợi: thời hạn định kỳ là 12 tháng

Giá trị cho bảo trì định kỳ được tạm tính bằng 5% tổng mức đầu tư. Chi phí cụ thể căn cứ vào báo cáo kinh tế kỹ thuật và báo cáo dự án đầu tư được duyệt tại thời điểm thực hiện bảo trì định kỳ.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Quỳnh Phụ có các hình thức tổ chức thực hiện bảo trì như sau:

- Với công trình giao thông: chủ yếu là giao cho Ban QLDA đầu tư và xây dựng của huyện, một phần được giao cho các tổ chức quản lý xã, cơ quan quản lý chức năng là phòng công thương của huyện.

- Với công trình thủy lợi: chủ yếu được giao cho quản lý công trình thủy lợi của từng dự án, một phần được giao cho tổ quản lý công trình của xã, cơ quan chức năng là phòng nông nghiệp huyện.

Trong quá trình thực hiện bảo trì công trình, các công việc được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Ngoài ra còn phải đảm bảo giao thông, đảm bảo phòng chống cháy nổ, phòng chống lũ lụt....

Sau khi hoàn thành các dự án, cán bộ huyện có tuyên truyền cho người dân khi sử dụng cần bảo vệ cũng như giữ gìn công trình công cộng và được

mọi người chấp hành nghiêm chỉnh. Cho đến nay trong 4 dự án điều tra chưa có dự án nào phải khắc phục lỗi kỹ thuật, thiết kế, hỏng hóc....

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)