Luật pháp và chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 111)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang hạn hẹp của nhà nước Việt Nam. Dưới đây là một số văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng qua một số thời kỳ (chỉ nêu một số văn bản trong khoảng 10 năm trở lại đây). Sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những khiếm khuyết, những bất cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện dần dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn thuận lợi cho người thực hiện, mang lại hiệu quả cao hơn, phù hợp với quá trình phát triển.

1)Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Là văn bản dưới Luật , hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nội dung của Nghị định là khá rõ ràng và chi tiết về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng, trình tự và các thủ tục cần thiết để thực hiện các công việc trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

2) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ là sự thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3) Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng đối với CĐT, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng thi công công trình phát huy được tính chủ động trong công việc của mình đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng và giảm thiểu các thủ tục không cần thiết.

4) Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước (Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn khác áp dụng).

5) Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ thay thế nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

6) Luật đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013

Luật đấu thầu ban hành ngày 26/11/2013 quy định các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp.

Nội dung Nghị định số 43/2013/NĐ-CP đã nêu cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục và các nội dung cần thiết trong việc mời thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của CĐT. Với việc ban hành Nghị định số 43/2013/NĐ-CP

hướng dấn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng, công tác đấu thầu dần được đưa vào khuôn phép góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, hạn chế các chi phí và thủ tục không cần thiết trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

* Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Tính khả thi của một số quy định.

Đã có nhiều văn bản ban hành để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế tính phù hợp là chưa cao, biểu hiện của nó là việc vận dụng các văn bản còn lúng túng, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Tính đồng bộ của các văn bản.

Việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản; ban hành chưa kịp thời, có nội dung chưa nhất quán. Đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho người thực hiện, vì vậy để quản lý có hiệu quả cao, thuận tiện cho người thực hiện, thống nhất quản lý một cách đồng bộ về mặt định hướng của các văn bản là hết sức cần thiết.

Tính cụ thể và chi tiết của các văn bản .

Các văn bản ban hành thiếu cụ thể và chi tiết, có biên độ vận dụng lớn gây khó khăn cho chủ đầu tư khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính cụ thể và chi tiết sẽ tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tính hiệu lực và hiệu quả các văn bản 0là rất hạn chế và gây khó khăn cho người thực hiện cũng như người quản lý.

Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản.

Việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của chủ đầu tư (công tác quản lý đơn giá, định mức, quản lý chi phí ...) cũng như nhà thầu. Với đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định

của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách khi ban hành các văn bản mới cần phải có sự phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển một cách cụ thể chính xác để nâng cao tính ổn định và hiệu quả của các văn bản pháp luật.

Hiện nay, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quản lý kết cấu hạ tầng nông thôn chưa cao. Tình trạng buông lỏng trong quản lý dẫn đến những sai sót trong quản lý thể hiện ở các khâu: giám sát thi công, giải phóng mặt bằng, giải ngân..

Cơ chế chính sách hiện nay cũng khiến nhiều địa phương phải chạy theo thành tích bề nổi làm cho thực trạng lãng phí, thất thoát ngân sách đầu tư. Một sự thay đổi nhỏ trong văn bản chỉ đạo từ trung ương xuống địa phương sẽ làm cho các cơ quan bị xáo trộn mà trực tiếp là phòng TC-KH. Theo ý kiến đánh giá có tới 72% ý kiến cho rằng luật pháp và chính sách có ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Trong giai đoạn vừa qua Ban để xảy ra tình trạng có một số dự án chất lượng công tác lập dự án đầu tư thấp, giám sát công tác khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình, dẫn đến quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 111)