Khái quát tình hình thực hiện các dự án phát triển giao thông

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 68)

nông thôn

Giao thông là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như văn hóa xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hiện nay Quỳnh Phụ có tổng 1200km; đường huyện lộ dài 78,6km toàn bộ đã được rải đá láng nhựa. Trong đó, đường tương đương tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng: 2,6km có mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8-9m, còn lại 74km chỉ gần tương đương với đường cấp V đồng bằng có mặt đường 3-4m, nền đường 4-5m. Tuy nhiên cùng với quá trình sử dụng sự gia tăng các phương tiện tham gia giao thông chất lượng nhiều tuyến đường đã, đang xuống cấp gây ra nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông. Vì vậy giao thông cần phải nâng cấp và xây dựng thêm một cách có qui hoạch đến các tuyến đường nội đồng bởi các tuyến đường này hiện nay còn eo hẹp, không đảm bảo các loại máy móc nông nghiệp đến đồng ruộng thay thế thủ công.

Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với vùng sâu, vùng xa làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa thị trấn với các vùng nông thôn sâu xa thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nhận thức được điều này nên vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những chương trình quan trọng được các cấp lãnh đạo của huyện hết sức quan tâm, hàng năm thường xuyên cho tiến hành nâng cấp và tu sửa các tuyến đường trọng điểm.

Sau đây là nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ 2011-2013.

Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư cho CSHT giao thông của huyện từ 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng STT Nguồn vốn đầu tư Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Ngân sách tỉnh 25.774 56.850 45.650 2 Ngân sách huyện 20.600 42.360 34.900 3 Nguồn khác 17.226 163.260 69.315 4 Tổng 63.600 262.470 149.865

(Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Trong 3 năm từ 2011-2013 huyện Quỳnh Phụ đã thực hiện xây dựng khá nhiều dự án đường giao thông nông thôn lớn nhỏ với tổng kinh phí 475.935 triệu đồng. Năm 2011 với tổng mức đầu tư 63.600 triệu đồng thì có đóng góp của tỉnh là 25.774 triệu đồng, huyện là 20.600 triệu đồng và nguồn khác là 17.226 triệu đồng. Nhưng năm 2012 tổng mức đầu tư cho giao thông nông thôn là 262.470 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân tổng mức đầu tư nhiều như vậy là do giá sắt thép tăng, chi phí nguyên vật liệu đều tăng làm tăng chi phí dự án và số dự án nhiều hơn so với 2011, bên cạnh đó do cơn bão số 8 nên có dự án khắc phục sau bão. Năm 2012 có mức vốn đầu tư lớn như vậy là do tỉnh ra chỉ thị phải hoàn thành các hạng mục công trình dự án kịp tiến độ để đưa vào sử dụng . Năm 2013 tổng vốn đầu tư 149.865 triệu đồng giảm 112.605 triệu đồng do Chính phủ đề ra một số chính sách hạn chế đầu tư công nên một số công trình bị cắt giảm.

Bên cạnh đó ta thấy được: ngân sách tỉnh tăng mạnh nhất cho các dự án giao thông vào năm 2012 chứng tỏ rằng tỉnh đang ngày một quan tâm đầu tư các dự án tại huyện Quỳnh Phụ và đặc biệt là giao thông giúp cho huyện ngày càng phát triển hơn.

Dưới đây là các dự án giao thông nông thôn do UBND huyện quản lý, ta thấy được trong 3 năm đã thực hiện được 11 dự án với tổng kinh phí 475.935 triệu đồng thì có 3 dự án chậm tiến độ thi công là đường quốc lộ 10 - An Ninh, đường Quảng Bá - Đoàn Xá - Lê Xá và ĐH 72, còn lại có 8 dự án đảm bảo đúng tiến độ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 4.2: Các công trình giao thông nông thôn do huyện, xã quản lý từ 2011-2013

STT Dự án Vốn đầu

Nguồn vốn Đơn vị thi công Tiến độ thi công

1 Đường Quỳnh Khê - Quỳnh Ngọc 1.300 NS huyện CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

2 Đường Quỳnh Sơn - Quỳnh Ngọc 1.300 NS huyện CT XD GTVT số 1 Đúng tiến độ

3 Đường Quốc lộ 10 - An Ninh 140.000 NS huyện & nguồn khác CT TNHH XD A Sào Chậm 6 tháng

4 Đường Lý Xá - KCN Cầu Nghìn 2.974 NS tỉnh CT XD Tràng Năm Đúng tiến độ

5 Đường Bến Tượng vào A Sào 39.400 NS tỉnh CTCP Nhân Bình Đúng tiến độ

6 Cầu Vược trên đường ĐH 75 24.000 NS huyện CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

7 Đường Quảng Bá-Đoàn Xá-Lê Xá 4.120 NS tỉnh CTCP Thịnh Vượng Chậm 2 tháng

8 Đường ĐH 72 142.865 NS tỉnh & nguồn khác CTCP Nhân Bình Chậm 3 tháng

9 Đường ĐH 75 12.140 NS huyện CT Quang Minh Đúng tiến độ

10 Đường ĐH 76 102.141 NS tỉnh & nguồn khác CT Quang Minh Đúng tiến độ

11 Đường ĐH 84 5.704 NS tỉnh CT Quang Minh Đúng tiến độ

4.1.2 Khái quát tình hình thc hin các d án phát trin h thng h tng thy li

Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng nhất là đối với các loại cấy lương thực ở nước ta chủ yếu là trồng lúa nước. Có thể nói thủy lợi là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Về cơ bản hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi được quan tâm, tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên hiện nay, với việc ngành nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng vụ ngày càng phổ biến và vì thế diện tích gieo trồng sẽ tăng tương ứng, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm thì việc tưới tiêu ngày càng cần đảm bảo. Vì vậy cần đòi hỏi đầu tư phải tăng cường, nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó nên tăng thêm trạm bơm để phục vụ tốt cho toàn bộ diện tích gieo trồng.

Từ năm 2011- 2013, huyện cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư 66.741 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư tăng dần qua các năm. Trong 3 năm thực hiện thi công dự án thủy lợi tại địa bàn huyện thì có dự án nạo vét sông Yên Lộng bị chậm tiến độ thi công 9 tháng, các dự án còn lại đều đảm bảo tiến độ thi công theo như kế hoạch. Sau đây là một số công trình thủy lợi do huyện quản lý qua 3 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 4.3: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý từ 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

STT Dự án Vốn tưđầu Nguồn vốn Nhà thầu thi công Tiến công độ thi

1 XK3+360 ử lý khđếẩn K3+700. n cấp bãi lở đê Hữu Hóa xã An Thái, đoạn từ 2.005 &huyNS tỉnh ện CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

2 XK0+000 ử lý khđếẩn K0+200 n cấp bãi lở đê Hữu Hóa xã An Khê, đoạn từ 2.342 &huyNS tỉnh ện CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

3 Xử lý kè Quỳnh Lâm (đoạn trước cửa UBND xã Quỳnh Lâm) 2.630 NS tỉnh CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

4 Xử lý khẩn cấp kè bãi lởđê bối xóm 8 thuộc xã Quỳnh Lâm 3.021 NS tỉnh CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

5 Xử lý khẩn cấp bãi lởđê bối Quỳnh Hoa, đê hữu Luộc. 3.415 NS tỉnh CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

6

Xử lý khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 8 kè Đại Nẫm đoạn

từ K28+630 đến K28+950, đê Hữu Luộc 5.897

NS tỉnh CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

7 Kè Đại Nẫm từ K28+700 đến K31+200, đê Hữu Luộc 10.931 NS tỉnh CT Hoàng Minh Đúng tiến độ

8 Nạo vét sông Yên Lộng 36.500 NS tỉnh CT Thăng Long & CT CPĐT XNK

Thành Thắng

Chậm tiến độ

9 tháng

4.2 Đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở Quỳnh Phụ.

4.2.1 Đánh giá v t chc b máy qun lý

a) Tổ chức bộ máy BQL dự án

Đơn vị thực thi dự án sẽ thành lập một BQL dự án sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình thực hiện dự án gồm cả việc quản lý dự án vốn, đánh giá kết quả. Chi tiết thời gian, chi phí và kế hoạch cấp vốn thường xuyên được cập nhật một cách chính xác về việc thực hiện các hoạt động kỹ thuật và tài chính của dự án, kế hoạch phải chỉ rõ bằng thời hạn và số vốn, mối quan hệ theo trình tự thời gian dự kiến của các hoạt động dự án và theo đó là các yêu cầu về việc cấp vốn. Ban QLDA chịu trách nhiệm của UBND huyện, hàng tháng phải làm báo cáo tình hình hoạt động thực hiện dự án và các khó khăn vướng mắc để kịp thời xử lý.

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của ban là:

- Ban quản lý dự án trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư – thực hiện đầu tư – kết thúc đầu tư.

- Ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn xây dựng để thực hiện các công việc sau:

+ Điều tra khảo sát, lập báo các nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi các dự án đầu tư.

+ Lập thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán các dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc danh mục công trình sửa chữa của cấp có thẩm quyền.

+ Lập kế hoạch đấu thầu

+ Lập hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị + Xét thầu

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi các dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật – tổng duyệt toán và kế hoạch đấu thầu dự án.

- Giải quyết các thủ tục có liên quan đến vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất và xin giấy phép xây dựng.

- Tổ chức đấu thầu và trình cấp có thẩm quyền công nhận đơn vị trúng thầu, ký hợp đồng thực hiện với các đơn vị được công nhận trúng thầu.

- Theo dõi kiểm tra và quyết toán hợp đồng kinh tế với các tổ chức nhận thầu của tất cả các giai đoạn.

- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quản lý hồ sơ và giao hồ sơ có liên quan cho đơn vị được sử dụng, khai thác công trình.

- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng quý, hàng tháng, hàng năm, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành với chủ nhiệm điều hành dự án, các cấp các ngành liên quan có thẩm quyền...

- Công tác kế hoạch:

+ Kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp

+ Kế hoạch vốn cho các dự án đã đủ điều kiện thực hiện

+ Kế hoạch vốn cho các dự án sửa chữa các công trình đã được thẩm duyệt thiết kế dự toán.

+ Kế hoạch vốn chuẩn bị thực hiện cho các công trình sửa chữa đã được duyệt danh mục

+ Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, khảo sát lập danh mục và nhu cầu vốn các công trình sửa chữa.

- Chế độ thanh quyết toán

+ Mở sổ sách kế toán, theo dõi chính xác toàn bộ quá trình nhận vốn thanh toán hoặc hoàn chỉnh thủ tục để cơ quan cấp phát vốn thanh toán cho các đơn vị theo hợp đồng đã ký đúng chế độ kế toán hiện hành.

+ Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình thanh toán hoặc hoàn thành thủ tục thanh toán của từng dự án để thanh toán kịp thời đúng quy định của các cơ quan quản lý nhà nước.

+ Báo cáo kịp thời các trường hợp vướng mắc hoặc mới phát sinh với cấp có thẩm quyền để có quyết định xử lý.

+ Lập và gửi báo cáo quyết toán năm các nguồn vốn theo đúng quy định của các cơ quan quản lý tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước, ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo.

Ban QLDA huyện Quỳnh Phụ gồm 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban, trợ lý dự án chịu trách nhiệm làm đầu mối liên lạc và nhận thông tin, kế toán, thủ quỹ chịu trách nhiệm về tài chính dự án...

Trưởng ban QLDA chịu trách nhiệm chung về dự án trước cơ quan chức năng có liên quan, phó ban QLDA chịu trực tiếp giám sát và điều hành dự án.

Phó ban được trưởng ban phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số bộ phận, đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Kế toán chịu trách nhiệm về tài chính dự án, báo cáo các cơ quan liên quan về vấn đề tài chính dự án. Kế toán sẽ chịu trách nhiệm báo cáo tài chính cho giám đốc dự án và báo cáo cho các bộ ban ngành liên quan. Kế toán có trình độ và kinh nghiệm trong thực hiện dự án nên không bị khó khăn trong công tác quản lý tài chính dự án.

Trợ lý dự án chịu trách nhiệm điều phối và thông tin liên lạc với tư vấn, nhà thầu, UBND huyện, tỉnh...

Văn thư chịu trách nhiệm về các văn bản, lưu trữ văn bản đến và đi, làm các công việc giám đốc và phó giám đốc ban phân công.

Ngoài ra trong Ban còn phân ra thành các phòng như: phòng kế hoạch, phòng giải phóng mặt bằng, phòng tài chính...để dễ quản lý và trách nhiệm cho từng phòng.

Bảng 4.4: Tổ chức bộ máy của Ban QLDA huyện Quỳnh Phụ

STT Chức vụ Số lượng Trình độ

1 Trưởng ban 1 Đại học

2 Phó ban 1 Đại học

3 Kế toán 1 Đại học

4 Thủ quỹ 1 Đại học

5 Trợ lý dự án 3 Đại học

6 Văn thư 1 Đại học

( Nguồn:UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tỉnh và một số sở, ban, ngành chuyên môn cấp tỉnh có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng, thanh toán, cấp phát, quyết toán vốn đầu tư.

Về bộ máy tổ chức của Ban đã có đầy đủ các cán bộ chuyên môn từ lãnh đạo quản lý toàn bộ hoạt động; kế toán giải quyết vấn đề giải ngân, chi phí; văn thư chuyên về giấy tờ, chính sách, hồ sơ; các cán bộ kỹ sư về xây dựng nhằm giám sát công trình và cán bộ giải quyết vấn để giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá của ông Phạm Đình Quý ( trưởng phòng công thương) cho rằng bộ máy tổ chức của Ban cơ bản đã đầy đủ cán bộ chuyên trách từng nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện 1 dự án.

Về chất lượng đội ngũ quản lý, do huyện có sẵn bộ máy của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án nên có khá nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, nhân sự có sẵn có kinh nghiệm trong thi công và giám sát công trình nên bản thân nội bộ không có vướng mắc các thủ tục rườm rà, nhân sự tập trung tại một địa điểm để bàn bạc, thuận tiện liên lạc, trao đổi, nếu có khó khắn vướng mắc còn kịp thời báo cáo. Bên cạnh đó các thành viên trong Ban QLDA đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm nên các công việc phần lớn giải quyết nhanh chóng..

Tuy nhiên do số lượng trong Ban còn ít nên khi có nhiều dự án cần

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)