Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 80)

Đây là một trong những khâu mang tính chất quan trọng quyết định tới giai đoạn thực hiện đầu tư bởi nếu làm tốt công việc này sẽ dẫn đến chất lượng của các nhà thầu được đảm bảo, khi tiến hành đầu tư hạn chế được phần lớn những sai sót do nhà thầu nếu không được tuyển chọn kỹ sẽ không thực hiện tốt được các phần việc của mình. Phòng kế hoạch sẽ tiến hành lập kế hoạch đấu thầu, chuẩn bị các tài liệu pháp lý, kiểm tra hồ sơ mời thầu do tư vấn lập hoặc soạn hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu.

Trong nhiều năm qua công tác quản lý đấu thầu của địa phương về cơ bản đã đi vào nề nếp, tuần thủ đúng quy định hiện hành đấu thầu. Các cơ quan của huyện được giao nhiệm vụ về cơ bản đã làm tốt công tác đấu thầu, chỉ

định thầu tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu và các Nghị định của Chính phủ. Công tác đấu thầu trên địa bàn huyện như sau:

• Công tác mời thầu:

Đã thực hiện theo quy định như: thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu với đấu thầu hạn chế...

• Tổ chức đấu thầu tuân thủ các quy định bao gồm các bước: - Phát hành hồ sơ mời thầu.

- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ mời thầu - Mở thầu.

- Tổ chức chấm thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ định thầu, thông báo kết quả trúng thầu.

- Tổ chức ký kết hợp đồng theo đúng quy định và biểu mẫu về hợp đồng xây dựng của Bộ xây dựng ban hành.

Hiện nay ở Ban thông thường là áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế hoặc là chỉ định thầu, đấu thầu rộng rãi rất ít. Có thế xem quy mô và các hình thức đấu thầu của Ban qua bảng sau:

Bảng 4.6: Quy mô và phương thức thực hiện đấu thầu tại Ban

TT Quy mô gói thầu Hình thức lựa chọn

1

Đấu thầu tư vấn

- Gói thầu trị giá ≤ 500 triệu đồng - Gói thầu trị giá ≥ 500 triệu đồng

Chỉ định thầu Đấu thầu hạn chế

2

Đấu thầu xây lắp

- Gói thầu trị giá≤1 tỷ đồng - Gói thầu trị giá ≥1 tỷ đồng

Chỉ định thầu

3

Đấu thầu mua sắm hàng hóa

- Gói thầu trị giá < 300 triệu đồng - Gói thầu trị giá < 1 tỷ đồng - Gói thầu trị giá > 1 tỷ đồng

Chào hàng cạnh tranh Chỉ định thầu

Đấu thầu hạn chế hoặc rộng rãi

(Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Từ các gói thầu của dự án, Ban sẽ lập kế hoạch đấu thầu trình lên Ban QLDA tỉnh và cơ quan liên quan phê duyệt. Nội dung của một bản kế hoạch đấu thầu được minh họa qua kế hoạch đấu thầu các gói thầu dự án xây dựng đường giao thông từ Bến Tượng và đền A Sào với tổng mức đầu tư dự toán là 20.612.808.000 đồng và thời gian thực hiện là 12/2011- 5/2013.

Bảng 4.7: Kế hoạch đấu thầu dự án công trình đường từ

Bến Tượng vào đền A Sào

ĐVT: triệu đồng

Tên gói thầu Giá gói

thầu Hình thức lựa chọn nhà thầu Tên nhà thầu Nguồn vốn

Gói 1: Tư vấn khảo sát, lập dự án và thiết kế bản vẽ thi công 447 Chỉ định thầu CTCP tư vấn XDHT Thái Bình Ngân sách tỉnh Gói 2: Tư vấn thẩm tra

thiết kế và dự toán 34,5 Chỉ định thầu CTCP tư vấn thiết kế và XD FCT Việt Nam Ngân sách tỉnh Gói 3: Tư vấn lập hồ sơ

mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và giám sát công trình 361,7 Chỉ định thầu Sở xây dựng Thái Bình Ngân sách tỉnh

công khai tỉnh Gói 5: Kiểm toán dự án

hoàn thành 81,6 Chỉ định thầu CTTNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY Ngân sách tỉnh

(Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ,2013)

Sau khi có quyết định phê duyệt, Ban sẽ lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu. Xét duyệt kết quả đấu thầu với các vấn đề chủ yếu sau:

- Thẩm định kết quả đấu thầu

+ Kiểm tra căn cứ pháp lý đối với việc tổ chức đấu thầu + Quy trình và thời gian tổ chức đấu thầu

+ Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia

+ Kiểm tra những nội dung còn chưa rõ ràng trong hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu

- Phê duyệt kết quả đấu thầu + Tên nhà trúng thầu

+ Giá trúng thầu + Loại hợp đồng

+ Thời gian thực hiện hợp đồng

Với các dự án, tùy theo đặc điểm cụ thể về quy mô vốn mà phân chia các gói thầu hợp lý đảm bảo sự đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ và trình tự thực hiện các hạng mục trong dự án có thể khai thác sử dụng ngay sau khi hoàn thành dự án. Bảng 4.8: Hình thức đấu thầu của 4 dự án điều tra ĐVT: Triệu đồng STT Công trình Số nhà thầu tham Số nhà thầu được Hình thức Tổng vốn Đấu thầu Chỉ định

gia chọn thầu

1 Đường Bến Tượng vào A Sào 8 5 1 4 39.400 2 Đường Quốc lộ 10 – An Ninh 6 4 0 4 140.000

3 Xử lý kè Đại Nẫm 2 2 0 2 16.828

4 Nạo vét sông Yên Lộng 8 3 0 3 36.500

(Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ,2013) *Kết quả thực hiện công tác đấu thầu:

Theo đánh giá của cán bộ huyện thì công tác lựa chọn nhà thầu trên địa bàn huyện đối với các dự án do UBND huyện, xã làm chủ đầu tư chủ yếu đều đảm bảo, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong quá trình hoạt động. Trong những năm gần đây thì trên địa bàn huyện chưa có dự án nào vi phạm thủ tục, trình tự quy định đấu thầu. Công tác đấu thầu cần tuyên truyền để người dân quan tâm hơn, thông tin về dự án đấu thầu được công khai đúng trên các phương tiện thông tin đại chúng bởi các dự án hầu hết sử dụng ngân sách Nhà nước, người dân cũng cần quan tâm đến việc quản lý, chi tiêu của Ban. Trong 4 dự án trên có tới 24 nhà thầu tham gia đấu thầu thì 14 nhà thầu đạt các gói thầu. Tuy nhiên thời gian thi công các hạng mục trên hiện trường thực tế có dự án đường Quốc lộ 10 – An Ninh do CTTNHH XD A Sào chậm tiến độ 6 tháng, dự án nạo vét sông Yên Lộng do CTCPĐT XNK Thăng Long & CT Thành Thắng làm chủ thầu bị chậm tiến độ 9 tháng.

Theo kết quả của 4 dự án điều tra thì chỉ có dự án đường Bến Tượng vào A Sào là đấu thầu công khai, 3 dự án còn lại là chỉ định thầu (mặc dù cả 3 dự án đều có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng) là sai với quy định thực hiện đấu thầu tại Ban QLDA. Tuy nhiên công trình xử lý kè Đại Nẫm có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng nhưng Ban vẫn thực hiện chỉ định thầu vì công trình này nhằm khôi phục hậu quả cơn bão số 8 năm 2012 nên phải khẩn cấp thi công công trình để đáp ứng sản xuất nông nghiệp cho người dân, cắt giảm thời gian đấu thầu để

công trình được thực hiện ngay và dự án vẫn đảm báo đúng tiến độ công trình vì thời gian thi công ngắn, các cán bộ quản lý luôn đôn đốc, thúc giục, có sự giám sát thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Hai dự án chỉ định thầu còn lại đều chậm tiến độ là do chỉ định thầu làm hạn chế các năng lực của các nhà thầu không trúng thầu, thời gian thi công dài nên chủ đầu tư không thường xuyên giám sát công trình.

Trong thời gian qua, các dự án thực hiện tại huyện chủ yếu là chỉ định thầu. Hạn chế của việc chỉ định thầu là khó chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp và dễ nảy sinh các tiêu tực trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Do vậy trong thời gian tới, tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án để nên quyết định lựa chọn đấu thầu hay chỉ định thầu.

“ Nếu đấu thầu hạn chế thì dễ dẫn đến hiện tượng móc ngoặc của các nhà thầu với nhau để ép giá chủ đầu tư, không tạo ra sự cạnh tranh trong đấu thầu. Khi ấy việc đấu thầu chỉ là hình thức, không phát huy được thế mạnh của đấu thầu. Do vậy trong thời gian tới, đối với các dự án nên thực hiện đấu thầu công khai rộng rãi”

Phạm Đình Quý, trưởng phòng Công thương huyện Quỳnh Phụ.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu)

Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ huyện về việc đấu thầu

Theo đánh giá của nhà thầu thì quá trình đấu thầu diễn ra đúng theo quy định nhà nước, các giấy tờ, thủ tục được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên việc lựa chọn năng lực các nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được chủ đầu tư mời tham gia dự thầu nhưng không trúng thầu.

Theo ý kiến của người dân trong địa phương thì rất ít người biết đến quá trình đấu thầu của các dự án, chỉ biết có những dự án nào đã và đang

được thi công trên xã của họ. Có những dự án được thông báo qua loa đài, qua họp dân.

“ Người dân trong vùng phần lớn nhiều người cũng không quan tâm nhiều đến việc thực hiện đấu thầu, họ không hiểu rõ về quy trình đấu thầu cũng như thủ tục vì đa phần người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp, bán mặt cho đất bán lưng cho trời”

( Nguyễn Trọng Tiến, cán bộ xã An Thái)

(Nguồn: Phỏng vấn sâu)

Hộp 4.2: Sự hiểu biết của người dân về công tác đấu thầu

Trong quá trình đấu thầu, các cán bộ quản lý còn gặp những bất cập, khó khăn cho cán bộ như sau:

-Một số cán bộ tham gia còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, chưa nắm đầy đủ các nội dung của quy chế đấu thầu.

-Số lượng cán bộ ở một số dự án còn thiếu, có những cán bộ công việc chồng chéo giải quyết công việc chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến dự án.

-Công tác chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền chưa sát và chặt chẽ.

- Việc lựa chọn năng lực nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, tính công khai và minh bạch còn bị hạn chế, nhiều nhà thầu năng lực không phù hợp với yêu cầu các gói thầu nhưng vẫn được chủ đầu tư mời tham gia dự thầu. Nhiều dự án đấu thầu chỉ mang tính chất hình thức, chất lượng hồ sơ mời thầu thấp...

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 80)