Thành phần sâu hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang)

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 43)

L ỜI CẢ M ƠN

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Thành phần sâu hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang)

Cây vải là cây trồng có tính thích ứng mạnh, dễ trồng, phát triển tốt trên các vùng đồi hoang hóa. Do đó chủ trương của Đảng và chính phủ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nhằm xóa đói giảm nghèo. Do đó sau những năm 1990 vải thiều đã trở thành cây ăn quả đặc sản của Lục Ngạn (Bắc Giang) có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây, để phát triển thương hiệu và tăng nguồn thu nhập cho người trồng vải nên diện tích trồng vải ngày một tăng lên theo nhiều năm, diện tích trồng vải tăng nhanh đồng nghĩa với việc mật độ và quần thể sâu, nhện hại gia tăng. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại trên cây vải ngày càng đa dạng và phát sinh gây hại nghiêm trọng. Từ năm 2007 đên nay đã có dịch hại phát sinh và gây thiệt hại rất nặng trên vùng trồng vải, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến diện tích trồng vải bị suy giảm. Do đó từ năm 2013 chúng tôi đã tiến hành định kỳ điều tra thu thập thành phần sâu, nhện hại ở các vườn vải sản xuất đại trà vào các tháng trong năm tại Lục Ngạn (Bắc Giang).

Qua điều tra chúng tôi đã ghi nhận được 12 loài sâu hại chính thuộc 4 bộ côn trùng và 1 bộ ve bét Acarina. Trong đó, bộ cánh vảy Lepidoptera có số loài thu được nhiều nhất 5 loài (chiếm 41,67%). Đứng thứ 2 về số loài đã thu được là bộ cánh nửa Hemiptera với 3 loài (chiếm 25,0%). Thứ 3 là bộ cánh cứng với 2 loài gây hại (chiếm 16,67%). Hai bộ hai cánh Coleoptera và bộ ve bét Acarina mỗi bộ với 1 loài (chiếm 8,33%).

Bảng 3.1. Số lượng loài sâu hại vải theo các bộ đã phát hiện được ở Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè Thu - năm 2013)

STT Tên Bộ Số lượng loài theo các bộ

Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh vẩy-Lepidoptera 5 41,67 2 Bộ cánh nửa-Hemiptera 3 25 3 Bộ cánh cứng-Coleoptera 2 16,67 4 Bộ hai cánh-Diptera 1 8,33 5 Bộ ve bét-Acarina 1 8,33 Tổng số 12 100

Kết quả điều tra cho thấy các sâu loài sâu, nhện hại trên cây vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) trong năm 2013 chủ yếu gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, tập trung nhất là trong giai đoạn hình thành quả và thu hoạch cụ thể là trong 4 tháng (3, 4, 5 và 6). Thời điểm phát sinh và mức độ phổ biến của các loài sâu hại chính trên cây vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được trình bày trong bảng 3.2.

Trong năm 2013 có 4 loài xuất hiện với tần suất xuất hiện dưới 20% gây ảnh hưởng không nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vải gồm sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick, sâu róm Euproctis crocea Worbis, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe, ruồi hại quả

Bactrocera dorsalis (Hendel). Hầu hết những loài sâu hại trên chỉ xuất hiện và gây hại trên cây vải trong 1 thời gian ngắn, chỉ có sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick có thời gian xuất hiện lâu hơn (khoảng 3 tháng) nhưng mức độ gây hại của chúng được ghi nhận là ít phổ biến.

Bảng 3.2. Thời gian phát sinh gây hại và mức độ phổ biến của các loài sâu hại chính trên cây vải Lục Ngạn, Bắc Giang(Vụ Hè Thu 2013)

TT Tên Việt Nam Tên khoa học TGPS

gây hại

Mức

độ phổ

biến

1 Sâu róm Euproctis crocea Worbis 3 +

2 Sâu đo Pelagodes falsaria Prout 3,4,5 ++ 3 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversiReitter 3,4,5 ++ 4 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus(Fabricius) 3,4,5 ++ 5 Sâu đục cuống quả Conopomorpha sinensis Bradley 3,4,5,6 ++ 6 Bọ xít hại vải Tessaratoma papillosa Drury 3,4,5,6 ++ 7 Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 3,4,5,6 ++ 8 Rệp muội nâu đen Toxoptera aurantiiFonscolombe Boyer de 3,6 + 9 Ve sầu bướm Lawana imitate Melichar 4,5,6,7 ++ 10 Ruồi hại quả Bactrocera dorsalis (Hendel) 6,7 + 11 Sâu đục gân lá Conopomorpha litchiellaBradley 7,8,9,10 ++ 12 Sâu cuốn lá Statherotis leucaspisMeyrick 5,6,10 +

Ghi chú: Mức độ phổ biến : +++: rất phổ biến (TSXH từ 51 - 100%)

++: phổ biến (TSXH từ 20-50%) +: ít phổ biến (TSXH < 20%) TGPS: thời gian phát sinh

Các loài xuất hiện với tần suất từ 20 – 50% gồm câu cấu xanh lớn

Hypomeces squamosus (Fabricus), câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi

Reitter, sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley, sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley, ve sầu bướm Lawana imitate Melichar, Sâu

đo Pelagodes falsaria Prout, nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer và bọ xít vải Tessaratoma papillosa Drury.

Trong 8 loài gây hại này thì chỉ có sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella

Bradley là loài duy nhất gây hại trong suốt thời gian sau thu hoạch với mức độ là phổ biến. Loài sâu hại này hại mạnh trong giai đoạn cây hình thành lộc, tấn công vào lá non làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng dinh dưỡng của cây gián tiếp làm giảm năng suất, sản lượng vải của vụ sau.

Sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley là loài nguy hiểm nhất trong nhóm sâu, nhện hại trong thời gian hình thành đến thu hoạch quả. Sâu non nở ra từ trứng và đục vào cuống quả gây hiện tượng rụng quả hoặc nếu thu hoạch được thì chất lượng quả thấp, gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng vải.

Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer là loại nhện hại khá phổ biến ở vùng sản xuất vải. Từ khi cây ra hoa, chúng tấn công vào các lá non làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, làm giảm năng suât, sản lượng vải quả.

Bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury và sâu đo Pelagodes falsaria

Prout là 2 loài gây hại ở mức trung bình, chúng chuyên hại hoa, lộc và quả vải non mới hình thành trong một khoảng thời gian khá dài nhưng 2 loài sâu hại này có thể được phòng trừ một cách dễ dàng, nên đối với người chăm vải thường xuyên thì không gặp nhiều khó khăn và ít ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng vải quả.

Nếu đem kết quả bảng 3.2 so sánh với kết quả điều tra những năm 1967- 1968 của Viện Bảo vệ thực vật đã bổ sung thêm 10 loài. Đó là các loài nhện lông nhung Eriophyes litchi Keifer, sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis

falsaria Prout, câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reitter, câu cấu xanh lớn

Hypomeces squamosus (Fabricius), Sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick, Sâu róm Euproctis crocea Worbis, Ruồi hại quả Bactrocera dorsalis (Hendel), Rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe.

Trong 12 loài chúng tôi ghi nhận được có ba loài là bọ xít hại vải

Tessaratoma papillosa Drury, và ve sầu bướm Lawana imitate Melichar là những loài đã được ghi nhận ở kết quả điều tra những năm 1967-1968 của Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả điều tra của chúng tôi trong năm 2013 và kết quả điều tra những năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật đều ghi nhận các loài

Tessaratoma papillosa Drury, Lawana imitate Melichar là hai loài gây hại khá nặng cho các vườn vải.

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được 12 loài sâu, nhện hại chính trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Đối chiếu với kết quả điều tra những năm 1967 - 1968, kết quả này bổ sung thêm 10 loài sâu, nhện hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Trong các loài thu được trên cây vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) có 8 loài xuất hiện với mức độ bắt gặp phổ biến và 4 loài có mức độ bắt gặp ít phổ biến. So với kết quả điều tra năm 2006 – 2010 của Viện BVTV thì kết quả này chưa ghi nhận loài sâu hại mới

a. Bọ xít b. Nhện lông nhung

c.Rệp muội nâu đen d.Sâu đo

e. Sâu đục cuống quả vải f. Sâu róm Hình 3.1. Một số hình ảnh về các loài sâu hại trên vải

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)