L ỜI CẢ M ƠN
4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài
3.3. Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên vải sớm
trên vải sớm và vải chính vụ
Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến số lượng của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên các vườn vải sớm và vải chính vụ bắt đầu sau thu hoạch tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Số liệu thu thập được trình bầy ở hình 3.9
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 6/7 20/7 3/8 17/8 31/8 14/9 28/9 12/1 0 26/10 9/11 23/1 1 7/12 21/12
Ngày điều tra
M ậ t độ tr ưở n g t h à n h ( c o n /cây)
Hình 3.9: Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên vải sớm tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Xuân Hè, 2013)
Do cây vải vừa được cắt tỉa sau thu hoạch nên phải đợi sau đợt lộc đầu tiên trên vải sớm trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley mới xuất hiện với mật độ rất thấp từ trung tuần tháng 7, sau đó mật độ tăng dần và đạt đỉnh cao đầu tiên vào ngày 17/8, với mật độ trung bình 1,30 con/cành. Giai đoạn này cây vải ở thời kỳ phục hồi dinh dưỡng sau thu hoạch. Trong khoảng thời gian cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 thì mật độ duy trì ở mức thấp từ 0,27 – 0,40 con/cành. Mật độ của trưởng thành tăng rất nhanh trong đầu tháng 10. Ngày 28/9 - 12/10 mật độ trưởng thành với trung bình tăng từ 1,10 – 2,73 con/cành, mật độ trưởng thành đạt đạt đỉnh cao thứ 2 vào ngày 12/10 tương ứng với giai đoạn cây vải ra lộc đợt 2 với mật độ trung bình đạt 2,73 con/cành (hình 3.9). Mật độ trưởng thành loài
Conopomorpha litchiella Bradley giảm xuống rất thấp trung bình 0,13 con/cành 1,3
vào ngày 26/10. Trong suốt tháng 11 đến tháng 12 vẫn ghi nhận thấy sự hiện diện của trưởng thành loài Conopomorpha litchiela Bradley trên các vườn điều tra nhưng mật độ của chúng rất thấp. Như vậy, loài Conopomorpha litchiella Bradley đã xuất hiện và tích luỹ số lượng từ tháng 7 và sau đó gây haị trên 2 đợt lộc chính của cây vào giữa tháng 8 và đầu tháng 10. Đây là nguồn sâu gây hại trên các vườn vải chính vụ, do vải chính vụ được thu hoạch muộn hơn, chăm sóc và ra lộc muộn hơn khoảng 2 – 3 tuần so với vải sớm hơn . 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 6/7 20/7 3/8 17/8 31/8 14/9 28/9 12/10 26/1 0 9/11 23/11 7/12 21/12 Ngày điều tra M ậ t độ tr ưở ng t h à nh (c on/ c â y )
Hình 3.10. Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên vải chính vụ tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Xuân Hè, 2013)
Trên vải chính vụ trưởng thành của loài Conopomorpha litchiella Bradley bắt đầu xuất hiện và gây hại ở mật độ rất thấp từ cuối tháng 7 với mật độ trung bình đạt 0,03 con/cành. Mật độ của trưởng thành đạt đỉnh cao thứ nhất trên vải chính vụ vào ngày 24/8 tương ứng với thời kỳ cây vải ra lộc đợt 1 và trung bình đạt 1,97 con/cành. Sau đó giảm dần, nhưng bắt đầu từ 14/9 đến 2/11, mật độ
1,97
trưởng thành tăng dần đều và đạt đỉnh cao thứ 2 vào ngày 2/11 là thời kỳ cây ra lộc đợt 2 với mật độ trung bình đạt 5,40 con/cành. Sau đó mật độ trưởng thành giảm dần (hình 3.10). Từ giữa tháng 12 trở đi chúng tôi vẫn ghi nhận sự hiện diện của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên các vườn vải điều tra nhưng với mật độ rất thấp.
Như vậy, diễn biến mật độ của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley tại hai thời vụ tương tự nhau. Mật độ trưởng thành ở cả hai thời vụ đạt đỉnh cao vào giai đoạn vải hình thành lộc non đợt 1 và 2.
3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley
3.4.1. Thời điểm phòng trừ:
Do những nghiên cứu về loài Conopomorpha litchiella Bradley còn rất hạn chế, người trồng vải cũng không có các thông tin về đối tượng này nên khả năng phòng trừ rất hạn chế. Do đó, việc tiến hành điều tra định kỳ trong năm 2013 trên vải sớm, vải chính vụ và nhãn sẽ cung cấp cho người trồng vải thông tin về thời thời điểm phòng trừ thích hợp nhất đối với sâu đục gân lá vải nhãn
Conopomorpha litchiellaBradley và kết quảđược thể hiện ở hình 3.11 và 3.12. Đã tiến hành theo dõi diễn biến số lượng của trưởng thành loài C. litchiella trên các vườn vải sớm và vải chính vụ từ thời kỳ sau thu hoạch quả năm 2013 (cuối tháng 6) đến hết năm 2013 tại Lục Ngạn (Bắc Giang).
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 29/6 13/7 27/7 10/8 24/8 7/9 21/9 5/10 19/10 2/11 16/11 30/11 14/12 28/12 Ngày điều tra M ậ t độ tr ưở ng t h àn h c o n /c à n
h Mật độ trưởng thànhSĐGL trên vải chính vụ
Mật độ trưởng thành SĐGL trên vải sớm
Hình 3.11. Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên cây vải sớm và vải chính vụ tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè thu, 2013)
Kết quả biểu diễn trong hình 3.11 cho thấy diễn biến mật độ của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trên cây vải sớm và vải chính vụ là khác nhau nhưng đều có liên quan mật thiết với các thời kỳ cây vải ra lộc.
Kết quả điều tra cho thấy trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley xuất hiện trước ở trên vải sớm vào cuối tháng 7 còn trên vải chính vụ là đầu tháng 8 với mật độ xuất hiện thấp 0,17 – 0,47 con/cành, mật độ đạt đỉnh lần thứ nhất lần lượt trên vải sớm vào ngày 10/8 với mật độ 1,30 con/cành và trên vải chính vụ vào ngày 24/8 có mật độ là 1,97 con/cành. Đỉnh cao thứ nhất trên cây vải trùng với thời kỳ cây vải sớm và vải chính vụ ra lộc 1 (lập thu). Đỉnh cao thứ hai của mật độ trưởng thành sâu đục gân lá trùng với đợt lộc 2 của vải sớm và vải chính vụ. Tương ứng với vải sớm và vải chính vụ thì trưởng thành loài
Conopomorpha litchiella Bradley đạt mật độ cao nhất lần lượt là 2.73 con/cành
1 3
2 4
vào ngày 12/10 và 5,40 con/cành vào ngày 2/11. Đây là giai đoạn sâu đục gân lá vải gây hại mạnh nhất trong năm và có ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa đậu quả của cây vải trong năm sau.
Nguyên nhân của hiện tượng sâu đục gân lá thường phát sinh với mật độ cao và gây hại mạnh trên đợt lộc 2 là do sau thu hoạch người dân tiến hành cắt tỉa, chăm bón để cây nhanh chóng lấy lại dinh dưỡng sau khi ra quả, người trồng vải ít chú trọng đến việc phòng trừ sâu đục gân lá ở thời kỳ ra lộc 1. Do sinh lý phát triển của cây vải sớm ra lộc sớm hơn cây vải chính vụ nên sâu đục gân lá tấn công vải sớm trước, sau đó mới sang vải chính vụ khi cây phát triển lộc, điều này giải thích được lý do tại sao các đợt lộc của vải chính vụ có mật độ sâu đục gân lá cao hơn trên vải sớm. Do đó để hạn chế khả năng gây hại của sâu đục gân lá, người trồng vải nên chú trọng phòng trừ ngay ở giai đoạn đợt lộc bắt đầu nhú. Qua hình 3.11, ta có thể thấy thời điểm phòng trừ của đợt 1 nên được tiến hành tại thời điểm lộc vải chính vụ bắt đầu nhú, cụ thể: nếu trong năm 2013 thì trong khoảng thời gian từ 10/8 đến 17/8. Đợt 2 nên tiến hành các biện pháp phòng trừ tại thời điểm lộc trên vải sớm bắt đầu nhú, cụ thể: nếu trong năm 2013 thì trong khoảng thời gian từ 28/9 đến 12/10.
Trong quá trình điều tra chúng tôi cũng phát hiện sự gây hại của loài
Conopomorpha litchiella Bradley trên nhãn. Các triệu trứng gây hại trên lá nhãn cũng hoàn toàn giống ở trên vải. Nên ngoài việc điều tra diễn biến mật độ trưởng thành sâu đục gân lá ở các vườn vải, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra diễn biến số lượng trưởng thành ở vườn vải trồng xen nhãn.
0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 6/7 20/7 3/8 17/8 31/8 14/9 28/9 12/1 0 26/1 0 9/11 23/11 7/12 21/12 4/1 18/1 8/2 Ngày điều tra M ậ t độ tr ưở ng t h ành ( con /c ây ) Mật độ trưởng thành trên vải (con/cây) Mật độ trưởng thành trên nhãn (con/cây)
Hình 3.12. Diễn biến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trên cây vải và cây nhãn tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè thu, 2013)
Thời kỳ cây vải ra lộc đợt 1 là giai đoạn cây nhãn đang thu hoạch, đến giai đoạn thời kỳ cây vải ra lộc đợt 2 thì cây nhãn đang ở giai đoạn ra lộc đợt 1.
Qua điều tra cho thấy đầu tháng 7 trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley đã xuất hiện trên cây nhãn nhưng với mật độ trung bình rất thấp (0,07 – 0,13 con/cành) và mật độ cứ duy trì như vậy cho đến tận 28/9. Đây là khoảng thời gian trên vải đạt đỉnh cao lần 1 mật độ trưởng thành sâu đục gân lá 1,4 con/ cây, lý do mật độ trung bình trên nhãn thấp đến vậy là đây là thời gian cây nhãn thu hoạch và sau khi thu thì người trồng nhãn tiến hành cắt tỉa chăm sóc. Nhưng từ 28/9 đến 16/11 mật độ của trưởng thành trên cây vải và nhãn đều tăng dần và đạt đỉnh cao trên vải là ngày 19/10 mật độ 3,48 con/cành, trên nhãn
1 2 3 1. Lộc 1 trên vải 2. Lộc 2 trên vải 3. Lộc 1 trên nhãn
là ngày 2/11 mật độ 1,4 con/cành, đây là khoảng thời gian cây vải ra lộc đợt 2 trùng với thời điểm cây nhãn ra lộc đợt 1 nên, mật độđược ghi nhận là khá cao.
Sau thời điểm này mật độ trưởng thành trên cây vải giảm dần theo thời gian và chỉ duy trì mật độ rất thấp từ 0,07 – 0,14 con/ cây. Trên cây nhãn mật độ trưởng thành cũng giảm xuống thấp nhưng đến ngày 4/1 thì trưởng thành cũng chỉ đạt mức cao nhất là 0,87 con/cành, sau đó mật độ trưởng thành cũng giảm xuống và chỉ duy trì ở mật độ rất thấp 0,07 con/ cành. Đây là khoảng thời gian hiệt độ thấp, diện tích vườn nhãn trồng ít và nguồn thức ăn không còn đa dạng nên mật độđỉnh cao thứ 2 trên cây nhãn cũng không cao.
Như vậy loài Conopomorpha litchiella Bradley không chỉ gây hại trên cây vải mà cũng gây hại trên cây nhãn với 2 lần đỉnh cao mật độ trưởng thành trên cả 2 loại cây trồng. Do đó để giảm thiểu gây hại của sâu đục gân lá trên nhãn thì ngay việc phòng trừ ngay từ đợt lộc đầu tiên trên vải có ý nghĩa rất lớn.
3.4.2. Biện pháp phòng trừ:
3.4.2.1. Biện pháp canh tác:
Đã tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán đến tỷ lệ hại lá của cây hạn chế tác hại của sâu đục gân lá vải thông qua việc đánh giá tỷ lệ lá bị hại giữa các công thức thí nghiệm thu được kết quả bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến phòng trừ loài
Conopomorpha litchiella Bradley (Lục Ngạn, Bắc Giang, 2013)
Công thức Tổng số lá Tỷ lệ lá bị hại (%) 1 2492 15,19a 2 2414 12,86b 3 2540 8,14c CV(%) 3,9 LSD (α = 0,05) 1,94
Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột không sai khác nhau ở mức α = 0,05 * Ghi chú: Công thức 1: cắt tỉa 1 lần (ngay sau thu hoạch)
Công thức 2: cắt tỉa 2 lần (ngay sau thu hoạch và cắt tỉa sau lộc đợt 1 15 ngày) Công thức 3: cắt tỉa 3 lần (ngay sau thu hoạch, cắt tỉa sau lộc đợt 1 15 ngày, cắt tỉa sau lộc đợt 2 15 ngày)
Theo dõi 45 cành/công thức
Như vậy phương thức cắt tỉa 3 lần có tỷ lệ lá bị hại khi cây vải ra hoa thấp nhất 8,14% so với phương thức cắt tỉa 2 lần và 1 lần có tỷ lệ lá bị hại từ 12,86 – 15,19 %. Kết quả xử lý số liệu cho thấy giữa ba công thức có sự sai khác rõ ràng. Phương pháp cắt tỉa 3 lần có hiệu quả cao nhất điều này cho thấy việc cắt tỉa sau các đợt lộc là rất quan trọng để hạn chế tối đa sự gây hại của sâu đục gân lá.
3.4.2.2. Biện pháp hoá học:
Trong những năm gần đây việc phòng trừ các loài sâu, bệnh hại vải ở các vùng trồng vải luôn gặp nhiều khó khăn. Do diễn biến phát sinh phát triển của cá loài sâu hại, bệnh hại luôn phúc tạp và thiếu các thông tin về dịch hại cũng như biện pháp phòng trừ nên người trồng vải thường dùng nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại phun trực tiếp lên quả nhiều lần cho tới gần khi thu hoạch. Phần lớn các loại thuốc hoá học được sử dụng thuộc nhóm hoạt chất lân hữu cơ, độ độc cao. Vì vậy việc tìm ra nhóm thuốc có hiệu quả phòng trừ tốt, an toàn với người phun đạt chất lượng tốt là vấn đề quan trọng với người dân vùng trồng vải.
Tiến hành điều tra mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella
Bradley trong các công thức thí nghiệm thuốc hoá học có nguồn gốc sinh học thu được kết quả bảng 3.12
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học đến mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley
(Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Hè Thu, 2013)
TT Công thức thí nghiệm Mật độ trưởng thành (con/cành) trước và sau phun thuốc
TP 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 1 Matrine (Wotac 5EC) 4,91a 1,42b 1,02b 1,24b 1,66b 2 Rotenone (Limater 7.5 EC) 4,66a 1,45b 1,18b 1,46b 1,87b 3 Bacillus thuringiensis var
kurstaki (Delfin WG) 4,87a 0,99b 0,68c 0,88c 1,16b 4 Đối chứng (Phun nước lã) 4,53a 4,75a 5,14a 5,36a 5,52a
CV(%) 10,6 14,7 13,2 13,7 14,6
LSD0,05 0,95 0,58 0,47 0,42 0,69
Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: Ngày sau phun Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột không sai khác nhau ở mức α = 0,05
Mật độ trưởng thành trong các công thức trước khi phun thuốc trung bình 4,53 - 4,91 con/cành. Sau khi phun thuốc 1 ngày, mật độ trưởng thành giảm mạnh có mật độ trung bình đạt từ 0,99 - 1,45 con/cành, riêng công thức đối chứng mật độ trưởng thành tăng 4,75 con/cành so với trước phun. Sau phun 3 ngày, mật độ trưởng thành ở các công thức thí nghiệm giảm xuống còn trung bình là 0,68 - 1,18 con/cành so với công thức đối chứng có mật độ trưởng thành là 5,14 con/cành. Sau phun 5 ngày và 7 ngày, mật độ trưởng thành ở các công thức thí nghiệm tăng lên đạt 0,88 - 1,87 con/cành, mật độ này thấp hơn nhiều so với mật độ của công thức đối chứng trung bình là 5,36 – 5,52 con/cành. Kết quả xử lý số liệu cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức. Như vậy,
mật độ trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley trong các công thức thí nghiệm thuốc sinh học giảm thấp nhất ở thời điểm 3 ngày sau phun.
Từđiều tra mật độ trưởng thành trước và sau phun tiến hành đánh giá hiệu lực thuốc thu được kết quả bảng 3.13
Kết quả cho thấy sau khi phun 3 loại thuốc mật độ loài Conopomorpha litchiella
Bradley tại các công thức thấp hơn so với đối chứng không phun. Mức chênh lệch này lớn nhất ở thời điểm 3 ngày sau phun.
Bảng 3.13. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc sinh học với trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley
(Lục Ngạn, Bắc Giang, Vụ Xuân Hè, 2013)
TT Công thức thí nghiệm Hiệu quả phòng trừ (%) sau phun 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP
1 Matrine (Wotac 5EC) 73,53 77,36 74,27 68,07
2 Rotenone (Limater 7.5 EC) 71,65 78,56 74,68 62,96 3 Bacillus thuringiensis var kurstaki (Delfin WG) 76,81 83,64 80,57 75,11
4 Đối chứng (Phun nước lã) 0 0 0 0
Ghi chú: NSP: Ngày sau phun
Trong 4 công thức thí nghiệm, công thức có hiệu lực cao nhất có hoạt chất