Nghiên cứu về một số loài sâu hại chính:

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 30)

L ỜI CẢ M ƠN

1.4.2.Nghiên cứu về một số loài sâu hại chính:

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.2.Nghiên cứu về một số loài sâu hại chính:

Ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều công trình nhiên cứu về sâu bệnh hại vải. Dưới đây là các kết quả nghiên cứu về các loại sâu, nhện hại chính.

Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) phát sinh gây hại quanh năm trong hầu hết các vùng trồng vải.

Nhện trưởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng ở đó. Nhện lấy dinh dưỡng từ lá làm làm cho các bộ lá phát triển kém, lá nhỏ và cong queo làm quang hợp bị ảnh hưởng. Cành quả bị nhện gây hại thì số lượng hoa và quả ít, quả nhỏ, màu xỉn và chất lượng kém (ATLAT, 2003)[1].

Đã có miêu tả chi tiết về đặc điểm hình thái nhện lông nhung. Cơ thể loài này có dạng giống củ cà rốt màu trắng ngà, chiều dài 0,14-0,17 mm, rộng 0,035- 0,04 mm. Thân nhện có hình trụ dài, phía cuối cơ thể thon dần, phía trước cơ thể có hai đôi chân, vuốt chân lông 5 hàng. Trên mặt lông có 70-72 ngấn ngang (Đào Đăng Tựu và cs, 2000) [10].

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện lông nhung cho thấy thời gian phát dục của trứng từ 3-4 ngày. Nhện non có 2 tuổi và thời gian từ 4 - 6 ngày, thời gian sống của trưởng thành kể cả giai đoạn trước trưởng thành vào khoảng 13 ngày, vòng đời 8 - 10 ngày. Trong một năm nhện có thể hoàn thành 13 - 15 thế hệ. Chúng thường phát sinh mạnh khi cây phát triển lộc trong mùa xuân và đạt đỉnh cao mật độ quần thể vào tháng 4 và tháng 5 trên các vườn trồng dày và có tán lá rập rạp thiếu ánh sáng và có tán cây đan xen nhau, tốc độ phát triển số lượng quần thể nhện lông nhung trên vườn quả có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ cao, nắng và gió trong tháng 4 và tháng 5 (ATLAT, 2003)[1].

Bọ xít Tessaratoma papillosa Drury phân bố ở khắp các vùng trồng nhãn vải trong cả nước.

Cả sâu non và trưởng thành bọ xít Tessaratoma papillosa Drury đều gây hại bằng cách dùng vòi chích hút dinh dưỡng ở các chồi non, cuống hoa, cuống quả và các quả non, làm cho các chồi cây và quả non không đủ dinh dưỡng héo dần và rụng. Khi quả đã lớn vết chích hút của bọ xít còn tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển (ATLAT, 2003)[1].

Trứng bọ xít Tessaratoma papillosa Drury đẻ thành ổ mặt dưới lá, dạng tròn, màu kem nhạt hoặc xanh lục trước khi nở trứng chuyển sang màu nâu đỏ. Bọ xít non dẹt có màu đỏ nâu. Trưởng thành bọ xít Tessaratoma papillosa Drury có chiều dài 28-29 mm, rộng 15-16 mm, màu nâu nhạt hoặc nâu vàng. Trưởng thành có đặc tính giả chết (ATLAT, 2003)[1].

Thời gian phát dục của trứng bọ xít Tessaratoma papillosa Drury từ 9 -14 ngày, sâu non có 5 tuổi, thời gian mỗi tuổi 9 - 14 ngày, riêng tuổi 5 tới 16 ngày. Thời gian sống của trưởng thành khá dài từ 55 - 62 ngày. Vòng đời sâu từ 64 - 80 ngày hoặc dài hơn. Bọ xít bọ xít Tessaratoma papillosa Drury phát sinh mạnh vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, tập trung vào những cây ra hoa, lộc sớm để đẻ trứng, mỗi con cái đẻ 5 - 12 ổ trứng và mỗi ổ có 12 - 14 quả (ATLAT, 2003)[1].

Sâu đục thân, cành Aristobia testdo (Voeti) gây hại cho cây vải ở pha sâu non. Sâu non nở ra đục vào mặt trong của vỏ cây đoạn dài chừng 10 mm, sau đó đục vào thân cây tạo thành đường hầm dài khoảng 50 - 60 cm, thường hướng về phía gốc cây và đùn phân như mùn gỗ ra ngoài nên rất dễ nhận biết khi quan sát thân cây. Do thân, cành bị đục làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, ít quả và quả nhỏ, chất lượng quả kém, cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng thì cả đoạn cành hoặc cây có thể chết (ATLAT, 2003)[1].

Rệp muội Toxoptera aurantii (B. De F.) xuất hiện sau khi vải, nhãn ra quả non. Rệp muội làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Chúng làm cho hoa, quả dễ bị rụng. Nếu mật độ rệp muội cao sẽ làm quả rất còi cọc, trên chùm quả, lá dưới chùm quả bị muội đen làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây (Quách Thị Ngọ, 2000)[6].

1.4.3. Nghiên cứu về sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley

Sâu trưởng thành có hình dạng tương tự như sâu đục cuống quả là ở mép sau cánh trước và xung quanh của cánh sau có viền lông như lông gà, nhưng đôi cánh sau có màu xám trắng còn sâu đục cuống quả có màu xám đen. Trưởng thành đẻ trứng vòa gân lá bao chồi. Sâu non nở ra đục vào gân lá đồng thời với quá trình mở và lớn của lá đó. Những lá bị sâu đục thì gân chính của lá dần bị chết, làm lá bị chẻ làm 2 mảnh từ nửa cuối của lá và dần bị khô. Kết quả làm bộ lá xơ xác, phát triển kém, quang hợp của cây bị ảnh hưởng. Sâu đục gân lá phát sinh gây hại trên vườn vải từ tháng 4 đạt cao điểm tác hại vào tháng 5 và tháng 8 hàng năm (Ngô Thế Dân, 2002)[4].

Phân bố : sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley ở hầu như khắp các vùng trồng nhãn vải trong cả nước và trên thế giới.

Đặc điểm gây hại: Sâu non nở ra đục vào các chồi non, gân chính các lá non và phát triển cùng với quá trình lớn lên của lá. Những lá bị sâu đục thì gân chính của lá dần bị chết, làm lá chẻ thành 2 mảnh từ nửa cuối của lá. Sau đó, lá dần bị khô làm bộ lá của cây xơ xác, quang hợp bị ảnh hưởng và cây phát triển kém (ATLAT, 2003)[1].

Hình thái : trứng nhỏ, màu vàng sáng, kích thước từ 0,2 – 0,4mm. Sâu non mới nở màu trắng kem, sau có màu trắng, dài 6 – 8mm. Nhộng màu vàng nhạt dài từ 8 – 10mm, sâu hóa nhộng ngay trên các lá bánh tẻ ở gần vị trí gân lá bị đục. Trưởng thành có hình thái gần tương tự như sâu đục cuống quả vải có sải cánh từ 8 – 11mm, nhưng khác ở chỗ phần cuối cánh trước có vùng màu vàng sáng và lớn hơn, ở gần gốc cánh có 4 vệt vàng sáng ngang song song với chiều dài khác nhau, còn 2 cánh sau cũng giống hình lông chim nhưng có màu trắng bạc (ATLAT, 2003)[1].

Đặc điểm sinh học, sinh thái : Thời gian phát dục của trứng từ 3 – 5 ngày, sâu non từ 10 – 14 ngày, nhộng từ 7 – 10 ngày và thời gian sống của trưởng thành trong khoảng 7 ngày. Thời gian vòng đời sâu biến động từ 24 – 28 ngày. Trong năm, sâu phát sinh mạnh trong suốt thời gian mùa mưa có nhiệt độ không khí cao từ tháng 6 đến tháng 10, khi cây phát triển lá non từ các đợt lộc hè và lộc thu, nhất là các vườn cây rậm rạp, ra lộc lai rai. Sâu ưa thích và gây hại trên vải thường nặng hơn trên cây nhãn.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 30)