Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 33)

L ỜI CẢ M ƠN

1.4.4.Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.4.Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ

Thường xuyên cắt bỏ những chồi vượt và những cành chồi nằm trong tán không có khả năng ra quả. Phun thuốc bảo vệ bộ lá vào lúc cây hình thành các đợt lộc, cần chú ý phun thuốc để bảo vệ bộ lá của đợt lộc thu, bằng thuốc Padan 95SP nồng độ 0,15%, thuốc Regent 800WG pha nồng độ 1 gam thuốc cho 10 lít nước, hoặc các thuốc khác có đặc tính tương tự với lượng phun 600 lít/ha dung dịch thuốc đã pha (Ngô Thế Dân, 2002)[4].

Chú ý tạo tán sau thu hoạch, bón phân tập trung theo các đợt lộc. Thường xuyên tỉa cảnh tăm và cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng trong tán cây. Sử dụng bẫy dính để trưởng thành trong suốt thời gian cây ra lộc từ tháng 6 đến tháng 10 [1]. Phun thuốc hóa học vào thời kỳ cây phát triển lá non từ các đợt lộc; nhất là đợt lộc thứ nhất và thứ hai trong tháng 6 và tháng 7 nhằm hạn chế mật độ quần thể sâu ban đầu bằng các loại thuốc như: Regent 800WG, Padan 95SP, Polytrin 440EC, Sumicidin 50EC, v.v...

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Dụng cụ nghiên cứu thí nghiệm

Dụng cụ điều tra thu mẫu bao gồm: túi nilông, lọ đựng mẫu, hộp nhựa, bông thấm nước, ống tuýp, cồn 700.

Dụng cụ để quan sát mẫu: kính lúp soi nổi (Olympus), kính lúp cầm tay phóng đại 10 lần.

Dụng cụ phục vụ nuôi sâu: hộp petri, hộp nhựa nuôi sâu, lọ thuỷ tinh, bút lông, thiết bịđo ôn ẩm độ trong phòng.

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

Nguồn loài Conopomorpha litchiella Bradley thu trên các vườn vải điều tra tại Lục Ngạn (Bắc Giang).

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc nguồn gốc sinh học với hoạt chất Rotenone (Limater 7.5 EC), Matrine (Wotac 5EC), Bacillus thuringiensis var kurstaki (Delfin WG); thuốc hoá học với hoạt chất Cypermethrin (Cyperan 10 EC), Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 20EC), Fipronil (Fiprogen 800WG).

2.2. Địa điểm và thời gian

Địa điểm: Các vườn vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) Thời gian: năm 2013-2014

2.3. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết

2.3.1. Điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn - Bắc Giang

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella

2.3.3. Nghiên cứu diễn biến mật độ của sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) litchiella Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

2.3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu về phân bố, tác hại, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Conopomorpha litchiella Bradley được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu côn trùng học và phương pháp nghiên cứu sâu hại nông nghiệp của Viện Bảo vệ thực vật (Nguyễn Công Thuật, 1997)[15].

2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

Điều tra thành phần sâu hại được tiến hành theo 2 phương thức: điều tra tại điểm cốđịnh và điều tra bổ sung.

* Điểm cố định: các vườn trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang). Điều tra được tiến hành định kỳ 7 ngày một lần trên các vườn vải đã chọn để nghiên cứu. Điều tra tại 3 vườn vải, trên mỗi vườn điều tra tại 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây. Tại mỗi điểm điều tra tiến hành các thao tác sau:

+ Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại. Đối với các loài sâu hại thì theo dõi các hoạt động sống của chúng (hoạt động gây hại, đẻ trứng)

+ Thu thập mẫu côn trùng phát hiện trên cây trong điểm điều tra. Đối với những sâu hại chưa biết tên thu mẫu sống đem về nuôi đến trưởng thành để xác định tên khoa học

* Điều tra bổ sung: được tiến hành điều tra vào lúc cây ra lộc, ra hoa hoặc theo từng đợt sâu hại phát sinh rộ ở các vườn trồng vải khác tại Lục Ngạn. Phương pháp chọn ruộng, lấy điểm và tiến hành điều tra cũng giống như khi điều tra tại điểm cố định.

*Chỉ tiêu theo dõi:

+ Thành phần sâu, nhện hại trên các vườn vải điều tra.

+ Mức độ phổ biến của từng loài sâu hại trên những vườn điều tra.

Tổng điểm có loài sâu hại cần xác đinh

Mức độ bắt gặp (%) = --- x 100 Tổng sốđiểm điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ phổ biến : +++: rất phổ biến (TSXH>50%) ++ : phổ biến (TSXH từ 20-50%) + : ít phổ biến (TSXH < 20%)

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) Conopomorpha litchiella Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

2.4.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái

Thu mẫu lá vải có sâu non đem về nuôi cho đến khi tới trưởng thành. Sau đó cho cá thể trưởng thành vào lồng tiến hành ghép cặp để chúng giao phối và đẻ trứng.

Pha trứng: Thu trứng quan sát dưới kính hiển vi để mô tả vị trí trứng, hình dáng, màu sắc và đo kích thước của 30 quả trứng.

Pha sâu non: Các cá thể sâu non nở từ trứng được nuôi tiếp để theo dõi và mô tả hình thái, màu sắc và đo kích thước của 30 cá thể.

Pha nhộng: Những sâu non hoá nhộng được cắt bỏ lớp kén mỏng bao quanh bên ngoài sau đó mô tả màu sắc và kích thước của 30 cá thể.

Pha trưởng thành: mô tả màu sắc và đo kích thước của 30 cá thể. + Kích thước trung bình của từng pha phát dục của sâu đục gân lá (mm)

X1 + X2 +...Xn X = --- N

X1, X2....Xn: kích thước của từng cá thể (mm) N: tổng số cá thể theo dõi

2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục gân lá vải

Conopomorpha litchiella Bradley được tiến hành tại phòng nuôi sâu tại Lục Ngạn (Bắc Giang) từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013 và từ tháng 6 dến tháng 10 năm 2014. Phương pháp được tiến hành như sau:

Tiến hành nuôi sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley theo phương pháp nuôi cá thể trong phòng thức ăn dùng để nuôi sâu là chồi non, lá non (chồi non, lá non được quấn bông có thấm nước hoặc cắm trong nước để giữ cho tươi)

Thu thập sâu non hoặc nhộng từ ngoài vườn vải về nuôi trong phòng cho vũ hoá trưởng thành. Cho trưởng thành đẻ trứng trên chùm chồi non, lá non đã chuẩn bị sẵn và được đặt trong lồng lưới kích thước 30x30 cm.

Thu trứng đẻ cùng ngày chuyển sang hộp nhựa, đáy hộp có bông thấm nước để giữ cho lá tươi, đánh số thứ tự từng mẫu. Số trứng mỗi đợt nuôi tối thiểu là 30 quả. Hàng ngày theo dõi sự lột xác sâu non bằng kính lúp soi nổi để xác định từng tuổi sâu. Sau đó tiến hành ghép 20 cặp trưởng thành, mỗi cặp nuôi trong một lọ thủy tinh sạch, có bông giữ ẩm, có cành hoa vải hoặc chùm lá non, hàng ngày cho trưởng thành ăn thêm mật ong pha loãng và theo dõi khả năng đẻ trứng

* Chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian các pha phát dục

X1 + X2 +...Xn X = --- N

X1 + X2 +...Xn: thời gian phát dục của từng cá thể của từng pha (ngày) N: tổng số cá thể theo dõi

- Tổng số trứng nở

- Thời gian sống của trưởng thành

2.4.3. Nghiên cứu diễn biến gây hại của loài Conopomorpha litchiella Bradley

tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

Điều tra đồng ruộng định kỳ (7 - 10 ngày/lần) để xác định tình hình phát sinh gây hại của trưởng thành loài Conopomorpha litchiella Bradley theo hậu vật học của cây (phenology) và tác động của các yếu tố môi trường đến diễn biến phát sinh gây hại của chúng tại các vườn vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang).

Điều tra 3 vườn vải đại diện cho vùng nghiên cứu, tại mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra 4 hướng/cây. Mỗi hướng điều tra một chùm lá (ít nhất 10 lá gồm lá lộc, lá bánh tẻ và lá già). Mỗi hướng dùng tay đập trên các cành la (có đường kính cành từ 3 – 7 cm), đếm số con/cành.

*Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

Tổng số trưởng thành trên cây điều tra + Mật độ của trưởng thành (con/cây) = --- Tổng cây điều tra

Số lá bị hại

+ Tỷ lệ lá bị hại (%) = --- x 100 Tổng số lá điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ:

2.4.4.1. Tiến hành các thí nghiệm đánh giá hiệu quả của các biện pháp canh tác * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa trong phòng trừ sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley

Thí nghiệm gồm 3 công thức như sau:

+ Công thức 1 (đối chứng): cắt tỉa 1 lần ngay sau thu hoạch quả: cắt bỏ cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh.

+ Công thức 2: cắt tỉa 2 lần

- Cắt tỉa ngay sau thu hoạch quả: cắt bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau, cành trên đỉnh tán + bấm 5 - 10 cm đầu cành.

- Cắt tỉa sau đợt lộc 1 (tháng 8) hình thành 10 ngày, cắt toàn bộ cành mọc từ các chồi bất định, bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán.

+ Công thức 3: cắt tỉa 3 lần

- Cắt tỉa sau thu hoạch quả: cắt bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau, cành trên đỉnh tán + bấm 5 - 10 cm đầu cành.

- Cắt tỉa sau lộc đợt 1 (tháng 8) hình thành 10 ngày, cắt toàn bộ cành mọc từ các chồi bất định, bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán.

- Cắt tỉa sau lộc đợt 2 (tháng 10) toàn bộ các cành mọc ra từ các chồi bất định bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán, chỉđể lại 2 - 3 đầu cành chính mọc ra từđầu cành đã bấm 5 - 10 cm sau thu hoạch.

* Phương pháp tiến hành

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh và khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 3 cây với 3 lần nhắc lại và trên cùng một khu vườn có điều kiện đất đai tương đối đồng nhất, cùng một điều kiện chăm sóc. Theo dõi 5 điểm chéo góc, 3 cây/điểm. Đếm số lá bị sâu đục trên 3 cành/cây. Mỗi cây theo dõi cành được phân đều trên 2 tầng của tán cây theo 4 hướng và 1 trên giữa đỉnh tán.

* Chỉ tiêu theo dõi về sâu hại:

Số lá bị hại

+ Tỷ lệ lá bị hại khi lộc nhú sau 10 ngày (%) = --- x 100 Tổng số lá điều tra

2.4.4.2. Tiến hành các thí nghiệm đánh giá hiệu lực các loại thuốc hóa học với loài Conopomorpha litchiella Bradley

*Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc sinh học Công thức 1: Rotenone (Limater 7.5 EC)

Công thức 2: Matrine (Wotac 5EC)

Công thức 3: Bacillus thuringiensis var kurstaki (Delfin WG) Công thức 4: Đối chứng (không phun)

*Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc hoá học Công thức 1: Cypermethrin (min 90 %) (Cyperan 10 EC) Công thức 2: Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 20EC) Công thức 3: Fipronil (min 95 %) (Fiprogen 800WG) Công thức 4: Đối chứng (không phun)

*Phương pháp tiến hành

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Mỗi công thức 3 cây với 3 lần nhắc lại, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra 4 cành theo 4 hướng. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ loài

Conopomorpha litchiella Bradley đều phun theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo, phun 1-2 lần trong đợt thí nghiệm vào thời kỳ cây phát triển lộc.

*Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

+ Mật độ trưởng thành trước và sau phun 1, 3, 5 và 7 ngày.

Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo công thức Henderson Tillton Ta Cb

E (%) = (1- --- x ---) x 100 Ca Tb

Trong đó:

E: hiệu lực của thuốc (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tb: Mật độ trưởng thành trong công thức thí nghiệm trước khi phun thuốc Ta: Mật độ trưởng thành trong công thức thí nghiệm sau khi phun thuốc Cb: Mật độ trưởng thành công thức đối chứng trước khi phun thuốc Ca: Mật độ trưởng thành trong công thức đối chứng sau khi phun thuốc Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê theo các chương trình IRISTAR 4.0, Excel

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang)

Cây vải là cây trồng có tính thích ứng mạnh, dễ trồng, phát triển tốt trên các vùng đồi hoang hóa. Do đó chủ trương của Đảng và chính phủ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nhằm xóa đói giảm nghèo. Do đó sau những năm 1990 vải thiều đã trở thành cây ăn quả đặc sản của Lục Ngạn (Bắc Giang) có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây, để phát triển thương hiệu và tăng nguồn thu nhập cho người trồng vải nên diện tích trồng vải ngày một tăng lên theo nhiều năm, diện tích trồng vải tăng nhanh đồng nghĩa với việc mật độ và quần thể sâu, nhện hại gia tăng. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại trên cây vải ngày càng đa dạng và phát sinh gây hại nghiêm trọng. Từ năm 2007 đên nay đã có dịch hại phát sinh và gây thiệt hại rất nặng trên vùng trồng vải, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến diện tích trồng vải bị suy giảm. Do đó từ năm 2013 chúng tôi đã tiến hành định kỳ điều tra thu thập thành phần sâu, nhện hại ở các vườn vải sản xuất đại trà vào các tháng trong năm tại Lục Ngạn (Bắc Giang).

Qua điều tra chúng tôi đã ghi nhận được 12 loài sâu hại chính thuộc 4 bộ côn trùng và 1 bộ ve bét Acarina. Trong đó, bộ cánh vảy Lepidoptera có số loài thu được nhiều nhất 5 loài (chiếm 41,67%). Đứng thứ 2 về số loài đã thu được là bộ cánh nửa Hemiptera với 3 loài (chiếm 25,0%). Thứ 3 là bộ cánh cứng với 2 loài gây hại (chiếm 16,67%). Hai bộ hai cánh Coleoptera và bộ ve bét Acarina mỗi bộ với 1 loài (chiếm 8,33%).

Bảng 3.1. Số lượng loài sâu hại vải theo các bộ đã phát hiện được ở Lục Ngạn, Bắc Giang (Vụ Hè Thu - năm 2013)

STT Tên Bộ Số lượng loài theo các bộ

Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh vẩy-Lepidoptera 5 41,67 2 Bộ cánh nửa-Hemiptera 3 25 3 Bộ cánh cứng-Coleoptera 2 16,67 4 Bộ hai cánh-Diptera 1 8,33 5 Bộ ve bét-Acarina 1 8,33 Tổng số 12 100

Kết quả điều tra cho thấy các sâu loài sâu, nhện hại trên cây vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) trong năm 2013 chủ yếu gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, tập trung nhất là trong giai đoạn hình thành quả và thu hoạch cụ thể là trong 4 tháng (3, 4, 5 và 6). Thời điểm phát sinh và mức độ phổ biến của các loài sâu hại chính trên cây vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được trình bày trong bảng 3.2.

Trong năm 2013 có 4 loài xuất hiện với tần suất xuất hiện dưới 20% gây ảnh hưởng không nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vải gồm sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick, sâu róm Euproctis crocea Worbis, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe, ruồi hại quả

Bactrocera dorsalis (Hendel). Hầu hết những loài sâu hại trên chỉ xuất hiện và gây hại trên cây vải trong 1 thời gian ngắn, chỉ có sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick có thời gian xuất hiện lâu hơn (khoảng 3 tháng) nhưng mức độ gây hại của chúng được ghi nhận là ít phổ biến.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 33)