Các biện pháp phòng trừ:

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 27)

L ỜI CẢ M ƠN

1.3.4.Các biện pháp phòng trừ:

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.4.Các biện pháp phòng trừ:

Các loài ký sinh như ong ký sinh thường ngăn ngừa hiệu quả đối với loài sâu đục gân lá vải ở Thái Lan. Cây bị hại sâu đục gân lá nên được phòng trừ từ khi xuất hiện sâu đục gân lá trong thời kì nhú lộc trên cả vải và nhãn. Trứng được đẻ trên lá non có thể được phát hiện qua kính lúp có độ phóng đại trên 200 lần. Lá bị hại nên được loại bỏ ngay. Phun thuốc hóa học, là biện pháp chỉ nên được áp dụng nếu cần thiết, chỉ được áp dụng đối với thời kỳ lá non, quan trọng khi nhú lộc, đặc biệt trong đợt lộc thứ 2. Nếu 30 – 40 phần trăm nhộng bị ký sinh, thì biện pháp hóa học được khuyến cáo không nên áp dụng. Những cây vải non không có dấu hiệu bị nhiễm thì không cần phải phun. Và nó cho phép ký sinh được thực hiện nhiều nhiệm vụ. Bẫy dính được sử dụng cho sâu đục gân lá có thể được sử dụng với mục đích theo dõi sự xuất hiện của trưởng thành, đặc biệt là trong suốt thời kì nhú lộc từ tháng 6 đến tháng 10 ở Thái Lan. Những biện

pháp được khuyến khích trước khi sử dụng thuốc hóa học bao gồm trùm quả, bẫy đèn, cắt tỉa và 1 số biện pháp sinh học khác nên được cân nhắc.

Tại Trung Quốc, biện pháp hóa học thường được sử dụng trong việc phòng trừ sâu hại và bệnh hại. Để hạn chế mức tối đa nhất và phụ thuộc vào biện pháp hóa học, người dân trồng vải ở Trung Quốc thực hiện mọi kỹ thuật chăm sóc và ngăn ngừa có thể để kiểm soát dịch hại dưới ngưỡng. Ví dụ như dọn dẹp đồng ruộng sau thu hoạch, thời kỳ mùa thu và đông. Bao gồm cả trừ cỏ, cắt tỉa, tưới tiêu và tiêu hủy cỏ dại hoặc cành, lá bị nhiễm sâu bệnh hại. Một ví dụ điển hình khác là việc trùm quả trong túi lưới, việc này vừa bảo vệ quả từ các loài sâu hại bệnh hại nhưng vẫn đảm bảo cây phát triển tốt nhất kể cả màu quả, kích thước và chất lượng quả luôn đạt mức cao nhất. Đối với nhóm hại lá như sâu đục gân lá thì các thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (10% thể sữa tỉ lệ 1:1500 – 1:2000), Alphacypermethrin (5% thể sữa tỉ lệ 1:2000 – 1:3000), Dimethoate (40% thể sữa tỉ lệ 1:800 – 1:1000) và Omethoate (40% thể sữa tỉ lệ 1:1500). (Huang et al., 2000)[23].

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 27)