L ỜI CẢ M ƠN
4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ:
2.4.4.1. Tiến hành các thí nghiệm đánh giá hiệu quả của các biện pháp canh tác * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa trong phòng trừ sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley
Thí nghiệm gồm 3 công thức như sau:
+ Công thức 1 (đối chứng): cắt tỉa 1 lần ngay sau thu hoạch quả: cắt bỏ cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh.
+ Công thức 2: cắt tỉa 2 lần
- Cắt tỉa ngay sau thu hoạch quả: cắt bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau, cành trên đỉnh tán + bấm 5 - 10 cm đầu cành.
- Cắt tỉa sau đợt lộc 1 (tháng 8) hình thành 10 ngày, cắt toàn bộ cành mọc từ các chồi bất định, bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán.
+ Công thức 3: cắt tỉa 3 lần
- Cắt tỉa sau thu hoạch quả: cắt bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau, cành trên đỉnh tán + bấm 5 - 10 cm đầu cành.
- Cắt tỉa sau lộc đợt 1 (tháng 8) hình thành 10 ngày, cắt toàn bộ cành mọc từ các chồi bất định, bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán.
- Cắt tỉa sau lộc đợt 2 (tháng 10) toàn bộ các cành mọc ra từ các chồi bất định bên trong tán, các cành lá nhỏ phía ngoài tán, chỉđể lại 2 - 3 đầu cành chính mọc ra từđầu cành đã bấm 5 - 10 cm sau thu hoạch.
* Phương pháp tiến hành
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh và khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 3 cây với 3 lần nhắc lại và trên cùng một khu vườn có điều kiện đất đai tương đối đồng nhất, cùng một điều kiện chăm sóc. Theo dõi 5 điểm chéo góc, 3 cây/điểm. Đếm số lá bị sâu đục trên 3 cành/cây. Mỗi cây theo dõi cành được phân đều trên 2 tầng của tán cây theo 4 hướng và 1 trên giữa đỉnh tán.
* Chỉ tiêu theo dõi về sâu hại:
Số lá bị hại
+ Tỷ lệ lá bị hại khi lộc nhú sau 10 ngày (%) = --- x 100 Tổng số lá điều tra
2.4.4.2. Tiến hành các thí nghiệm đánh giá hiệu lực các loại thuốc hóa học với loài Conopomorpha litchiella Bradley
*Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc sinh học Công thức 1: Rotenone (Limater 7.5 EC)
Công thức 2: Matrine (Wotac 5EC)
Công thức 3: Bacillus thuringiensis var kurstaki (Delfin WG) Công thức 4: Đối chứng (không phun)
*Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc hoá học Công thức 1: Cypermethrin (min 90 %) (Cyperan 10 EC) Công thức 2: Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 20EC) Công thức 3: Fipronil (min 95 %) (Fiprogen 800WG) Công thức 4: Đối chứng (không phun)
*Phương pháp tiến hành
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Mỗi công thức 3 cây với 3 lần nhắc lại, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra 4 cành theo 4 hướng. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ loài
Conopomorpha litchiella Bradley đều phun theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo, phun 1-2 lần trong đợt thí nghiệm vào thời kỳ cây phát triển lộc.
*Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
+ Mật độ trưởng thành trước và sau phun 1, 3, 5 và 7 ngày.
Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo công thức Henderson Tillton Ta Cb
E (%) = (1- --- x ---) x 100 Ca Tb
Trong đó:
E: hiệu lực của thuốc (%)
Tb: Mật độ trưởng thành trong công thức thí nghiệm trước khi phun thuốc Ta: Mật độ trưởng thành trong công thức thí nghiệm sau khi phun thuốc Cb: Mật độ trưởng thành công thức đối chứng trước khi phun thuốc Ca: Mật độ trưởng thành trong công thức đối chứng sau khi phun thuốc Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê theo các chương trình IRISTAR 4.0, Excel
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN