Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên vải

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 28)

L ỜI CẢ M ƠN

1.4.1.Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên vải

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1.Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên vải

Những nghiên cứu về thành phần sâu hại vải đầu tiên được viện bảo vệ thực vật tiến hành điều tra năm 1967 đã ghi nhận được 18 loài sâu hại trên nhãn vải, trong đó có 14 loài gây hại quan trọng nhưng chưa thấy ghi nhận sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley (Viện Bảo vệ thực vật, 1976)[12]. Đến năm 1977 – 1978, kết quả điều tra ở các tỉnh miền Nam cho thấy sâu đục gân lá có gây hại trên các vùng trồng nhãn ở mức độ nhẹ (Viện Bảo vệ thực vật,1999)[13]

Kết quả điều tra cơ bản côn trùng hại cây ăn quả ở Việt Nam năm 1997- 1998 cũng do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện đã ghi nhận sâu đục gân lá vải

Conopomorpha litchiella Bradley là sâu hại trên nhãn vải ở các vùng như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang trên cây vải ở Việt Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1999)[24].

Từ năm 1997 đến năm 2000, kết quả điều tra theo dõi của Viện Bảo vệ thực vật đã xác định có 38 loài sâu, nhện hại trên cây vải thiều. Các loài gây hại chủ yếu là bọ xít, sâu đục cuống quả, sâu đục gân lá và nhện lông nhung. Ngoài ra còn có các loài gây hại phổ biến như câu cấu, sâu đục cành, sâu cuốn lá, rệp sáp, sâu đo, sâu cuốn lá….

Năm 2001 kết quả điều tra ở các vùng trồng vải trọng điểm ở các tỉnh Miền Bắc đã thu thập được 51-54 loài sâu hại và nhện hại đã ghi nhận sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley là đối tượng gây hại trên vải nhãn ở mức độ nhẹ (Nguyễn Xuân Thành, 2003; Đào Đăng Tựu và cs, 2003)[7][11].

Kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật năm 2005-2007 ở vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang) đã ghi nhận sâu đục cuống quả vải Conopomorpha litchiella

Bradley là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây vải. Loài này thường xuất hiện và gây hại vào khoảng thời gian cây phát triển đợt lộc với mức độ gây hại phổ biến, xuát hiện ở 100% số vườn trồng (Nguyễn Văn Hoa và cs, 2007)[5].

Như vậy, qua nhiều các công trình nghiên cứu ta có thể thấy sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley là đối tượng đã xuất hiện khá lâu trên cây vải nhưng chưa được nghiên cứu để đánh giá chính xác mức độ gây hại cho các vùng trồng vải ở nước ta.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 28)