Nghiên cứu về sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 26)

L ỜI CẢ M ƠN

1.3.3.Nghiên cứu về sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.3.Nghiên cứu về sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley

Từ lâu sâu đục gân lá vải Conopomorpha litchiella Bradley đã xuất hiện và gây hại trên cây vải tại nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên các nghiên cứu về loài sâu hại này còn rất hạn chế do tác hại của chúng gây ra chưa rõ ràng.

Tại Thái lan và Trung Quốc, loài sâu hại này trước đây còn được ghi nhận là sâu đục quả Conopomorpha cramerella Snellen. Thậm chí nhiều nơi còn nhầm lẫn sâu đục cuống quả vải cũng chính là sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley do hình dáng và kích thước nhìn mắt thường là khá giống nhau. Nhưng sâu đục cuống quả vải chỉ gây hại giai đoạn hoa và quả còn sâu đục gân lá chỉ gây hại trên lá. (Minas, 2002)[29]

Ở Thái Lan xác định trứng sâu đục gân lá rất nhỏ, gần như không nhận ra bằng mắt thường. Trưởng thành cái đẻ trứng vào lá lộc mới nhú, trứng màu vàng nhạt nở sau 3 đến 5 ngày. Sâu non mới nở màu trắng kem, và gần như ngay lập tức đục thẳng vào lá, thường thì chúng đục thẳng xuống gân chính hoặc gân phụ của lá. Trưởng thành xuất hiện nhiều vào cuối mùa mưa ở Thái Lan từ tháng 6 đến tháng 10. Những lá bịđục thường sau 1 thời gian sẽ bị héo quắt lại và rụng.

Ở Ấn Độ cũng ghi nhận sự xuất hiện của sâu đục gân lá nhưng chỉ ở mức gây hại nhẹ. Sâu non đục vào bên trong lá lộc non và ăn các bộ phận trong lá dẫn đến lá bị khô và xoắn lại. Trong trường hợp một cành tập trung nhiều sâu non gây hại thì phải tiến hành cắt tỉa lá, cành bị sâu hại đồng thời tiêu hủy bằng cách đốt để giảm thiểu sự phá hoại. (Minas, 2002)[29].

Trung Quốc cũng là quốc gia ghi nhận sự gây hại của sâu đục gân lá

Conopomorpha litchiella Bradley. Tất cả các giai đoạn phát triển pha phát dục của sâu đục gân lá cũng gần tương tự như sâu đục cuống. Sâu non đẫy sức thường thích ăn ở phần gân lá. Giai đoạn sâu non kéo dài từ 10 – 14 ngày sau đó sẽ thành nhộng trên mặt lá già. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 đến 10 ngày và trưởng thành sống trong 1 tuần. Sâu đục gân lá thích những lá non của vải và nhãn, đặc biệt trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 ở Trung Quốc. Cây vải bao giờ cũng là cây bị hại nặng hơn sơ với nhãn. Triệu chứng gây hại là lá bị héo lại. Trên cây vải mức độ thiệt hại luôn cao hơn so với nhãn 75% so với 50%. Ngoài ra số lượng lá bị héo tỉ lệ thuận với số lượng nhộng tìm thấy trên lá. (Minas, 2002)[29].

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 26)