Phương pháp điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 36)

L ỜI CẢ M ƠN

4. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của đề tài

2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)

Điều tra thành phần sâu hại được tiến hành theo 2 phương thức: điều tra tại điểm cốđịnh và điều tra bổ sung.

* Điểm cố định: các vườn trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang). Điều tra được tiến hành định kỳ 7 ngày một lần trên các vườn vải đã chọn để nghiên cứu. Điều tra tại 3 vườn vải, trên mỗi vườn điều tra tại 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây. Tại mỗi điểm điều tra tiến hành các thao tác sau:

+ Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại. Đối với các loài sâu hại thì theo dõi các hoạt động sống của chúng (hoạt động gây hại, đẻ trứng)

+ Thu thập mẫu côn trùng phát hiện trên cây trong điểm điều tra. Đối với những sâu hại chưa biết tên thu mẫu sống đem về nuôi đến trưởng thành để xác định tên khoa học

* Điều tra bổ sung: được tiến hành điều tra vào lúc cây ra lộc, ra hoa hoặc theo từng đợt sâu hại phát sinh rộ ở các vườn trồng vải khác tại Lục Ngạn. Phương pháp chọn ruộng, lấy điểm và tiến hành điều tra cũng giống như khi điều tra tại điểm cố định.

*Chỉ tiêu theo dõi:

+ Thành phần sâu, nhện hại trên các vườn vải điều tra.

+ Mức độ phổ biến của từng loài sâu hại trên những vườn điều tra.

Tổng điểm có loài sâu hại cần xác đinh

Mức độ bắt gặp (%) = --- x 100 Tổng sốđiểm điều tra

Mức độ phổ biến : +++: rất phổ biến (TSXH>50%) ++ : phổ biến (TSXH từ 20-50%) + : ít phổ biến (TSXH < 20%)

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại; đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục gân lá vải conopomorpha litchiella bradley (lepidoptera gracilariidae) tại lục ngạn, bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)