PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân quân (Trang 80)

4.2.1. Các tỷ số thanh khoản

Các tỷ số thanh khoản thể hiện khả năng thanh toán của Công ty trong một kỳ kinh doanh nhất định. Nó thể hiện mối quan hệ giữa khoản nợ ngắn hạn phải trả với tài sản lƣu động của Công ty. Hay nói cách khác, mỗi đồng nợ ngắn hạn mà Công ty sử dụng đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lƣu động. Thông qua việc phân tích các tỷ số thanh khoản ta có thể biết tình hình thanh toán hay khả năng trả nợ của Công ty có tốt hay không. Các tỷ số thanh khoản bao gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh.

4.2.1.1. Tỷ số thanh khoản hiện thời

Qua bảng số liệu 4.17 ta có thể thấy tỷ số thanh khoản hiện thời không biến động nhiều trong ba năm nghiên cứu, chỉ tăng giảm nhẹ ở mức 0,01 lần. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của Công ty luôn tăng giảm cùng chiều trong ba năm nghiên cứu. Cụ thể 2010, tỷ số thanh khoản hiện thời là 1,32 lần. Sang năm 2011, tỷ số này là 1,31 lần giảm 0,01 lần so với năm 2010.

Đến năm 2012 tỷ số này lại quay trở lại con số 1,32 lần và tăng 0,01 lần so với năm 2011. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 thì giữ nguyên so với cùng kì năm trƣớc là 1,36 lần. Tuy tỷ số thanh khoản hiện thời không có sự biến động lớn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng trong giai đoạn này tỷ số thanh khoản hiện thời luôn lớn hơn 1.

Bảng 4.17: Bảng thể hiện các tỷ số thanh khoản của Công ty TNHH Tân Quân qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 1. Tài sản ngắn hạn 5.131 6.048 6.891 5.939 6.675 918 842 736 2. Hàng tồn kho 2.635 4.213 4.485 3.702 3.994 1.578 272 292 3. Các khoản nợ ngắn hạn 3.897 4.601 5.224 4.382 4.923 704 624 540

Tỷ số thanh toán hiện thời (lần) 1,32 1,31 1,32 1,36 1,36 (0,01) 0,01 0,00

Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 0,64 0,40 0,46 0,51 0,54 (0,24) 0,06 0,03

Nhìn từ góc độ của tỷ số thanh khoản hiện thời thì khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt. Công ty luôn đảm bảo có dƣ tài sản lƣu động để thanh toán cho khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp chỉ nhìn vào tỷ số thanh khoản hiện thời để khẳng định khả năng thanh toán của Công ty là chƣa chính xác. Vì trong tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho, một khi hàng tồn kho cao thì khả năng chuyển thành tiền ngay là rất chậm, vì thế mà ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của Công ty.

4.2.1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh

Nếu nhƣ tỷ số thanh khoản hiện thời không phản ảnh đƣợc một cách chính xác khả năng thanh toán của Công ty thì tỷ số thanh toán nhanh sẽ làm đƣợc điều đó. Bởi vì tỷ số này đƣợc tính dựa trên tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn.

Nhìn từ bảng 4.17 ta thấy tỷ số thanh toán nhanh có nhiều biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2010 cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty chỉ đƣợc đảm bảo bằng 0,64 đồng tài sản lƣu động (không bao gồm hàng tồn kho). Sang năm 2011, khả năng thanh toán của Công ty đã giảm xuống thấp hơn nữa, lúc này một đồng nợ ngắn hạn chỉ đƣợc đảm bảo bằng 0,4 đồng tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho), tức giảm 0,24 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Công ty thu mua hàng với số lƣợng lớn để tạm trữ nên lƣợng hàng tồn kho tăng lên rất lớn, tăng 1.577.719 ngàn đồng trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 703.840 ngàn đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ số thanh khoản nhanh đã nhích lên một chút, với 0,46 lần, có nghĩa là Công ty chỉ có 0,46 đồng tài sản lƣu động (trừ hàng tồn kho) để chi trả cho một đồng nợ ngắn hạn. Tƣơng tự, ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này vẫn nhỏ hơn 1, lúc này 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 0,54 đồng tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho), tăng 0,03 đồng so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do đầu năm 2013 chi phí sản xuất vẫn cao nên giá vốn hàng hóa mua vào tăng so với cùng kì năm trƣớc, do vậy giá trị hàng tồn kho cao hơn.

Nhƣ vậy trong giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty luôn nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là khả năng thanh toán của Công ty chƣa tốt do Công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào hàng tồn kho. Công ty nên cải thiện tình hình này, đảm bảo lƣợng hàng tồn kho ở mức hợp lý hơn để đảm bảo khả năng thanh toán tại đơn vị.

4.2.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động

Nhóm tỷ số hoạt động đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Các tỷ số hiệu quả hoạt động đƣợc phân tích ở đây gồm: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân và vòng quay tài sản lƣu động.

Bảng 4.18: Bảng thể hiện tỷ số hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Tân Quân qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 1. Vòng quay hàng tồn kho

(vòng) 4,29 2,87 2,29 1,25 1,36 (1,42) (0,58) 0,11

2. Số ngày tồn kho (ngày) 85 127 159 146 134 42 32

(12) 3. Vòng quay khoản phải thu

(vòng) 7,22 6,44 5,74 3,02 2,80 (0,78) (0,69) (0,22)

4. Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 51 57 64 60 65 6 7 5

5. Vòng quay tài sản lƣu

động (vòng) 2,54 2,03 1,79 0,96 0,97 (0,51) (0,23) 0,01

4.2.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

 Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho của Công ty có nhiều biến động qua các năm. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với cùng kì năm trƣớc dẫn đến số ngày tồn kho tăng cao từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể:

Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty đạt 4,29 vòng tƣơng đƣơng với 85 ngày tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty là tƣơng đối cao, cho thấy trong năm 2010 Công ty bán hàng khá nhanh và hàng hóa không bị ứ động nhiều. Sau 2,5 tháng Công ty có thể bán hàng cho thấy khả năng chuyển hàng hóa thành tiền là khá tốt.

Sang năm 2011, vòng quay hàng tồn kho của Công ty đã giảm 1,42 vòng so với năm 2010. Nhƣ vậy thì vòng quay hàng tồn kho trong năm này chỉ còn 2,87 vòng và số ngày lƣu kho của hàng hóa đã tăng lên 127 ngày, tăng gần gấp đôi số ngày tồn kho hồi năm 2010. Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho giảm đáng kể vào năm 2011 là do trong năm này Công ty chủ động tồn kho nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng đang tăng vọt. Nhờ vậy mà Công ty đã thu hút đƣợc lƣợng khách hàng tƣơng đối lớn và thu đƣợc lợi nhuận cao trong năm này.

Trong năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho lại tiếp tục giảm 0,58 vòng so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ với 2,29 vòng quay hàng tồn kho thì thời gian để hàng hóa chuyển thành tiền là khá dài. Nhƣ vậy thì trong năm này Công ty bán hàng tƣơng đối chậm lại so với những năm trƣớc. Công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty chƣa tốt cho lắm.

 Sáu tháng đầu năm 2013, vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng nhẹ 0,11 vòng so với cùng kì năm 2012. Nhƣ vậy thì vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn này là 1,36 vòng và số ngày lƣu kho của hàng hóa đã giảm còn 134 ngày. Điều này cho thấy công tác quản lý tồn kho của Công ty ở giai đoạn này tốt hơn cùng kì năm trƣớc. Nguyên nhân là do Công ty giảm lƣợng hàng mua vào để bán hàng tồn trữ từ năm trƣớc, không mua hàng với số lƣợng lớn để tồn trữ.

Qua phân tích ta nhận thấy vòng quay hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Quân là tƣơng đối nhỏ. Có nghĩa là số ngày lƣu kho nhiều. Tuy Công ty đã thành công trong việc trữ hàng vào năm 2011, năm này lạm phát tăng cao nên đã đẩy giá hàng tại kho tăng giúp Công ty thu đƣợc một khoản lợi khá lớn. Thế nhƣng Công ty vẫn tiếp tục tích trữ hàng nhiều vào năm 2012 là đều không nên. Vì trong năm này sức tiêu thụ các mặt hàng của Công ty đã giảm rõ rệt, thêm phần tình hình kinh tế đang hạ nhiệt thì việc lƣu kho hàng hóa nhiều dẫn đến hàng bị mất giá là đều không thể tránh khỏi. Và đến đầu

năm 2013 Công ty đã khắc phục tình trạng tồn trữ hàng số lƣợng lớn, tuy nhiên số ngày tồn kho vẫn cao. Do đó Công ty nên xem xét và giữ vòng quay hàng tồn kho ở mức hợp lý là điều tốt nhất trong giai đoạn tới.

4.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân

 Nhìn từ bảng số liệu 4.18 ta có thể thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty trong giai đoạn phân tích là khá nhanh. Chỉ khoản trên dƣới 2 tháng là Công ty đã thu hồi tiền cho thấy Công ty ít bán chịu hay thời gian bán chịu tƣơng đối ngắn. Cụ thể:

Năm 2010, kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 51 ngày (dƣới 2 tháng). Thời gian thu hồi các khoản phải thu là khá nhanh, Công ty quản lý khoản phải thu tốt.

Sang năm 2011, kỳ thu tiền bình quân tăng lên 57 ngày, tức tăng 6 ngày so với năm 2010. Với mức tăng này thì không đáng lo ngại, Công ty vẫn thu đƣợc tiền bán hàng nhanh chóng và có lợi cho việc thu mua cũng nhƣ là thanh toán cho nhà cung cấp.

Trong năm 2012 kỳ thu tiền bình quân của Công ty đã vƣợt trên 2 tháng (64 ngày), tăng 7 ngày so với hồi năm 2011. Do Công ty vẫn duy trì chính sách cho khách hàng nợ để tạo mối quan hệ lâu dài nên thời gian thu tiền hàng cứ dãn nở làm kỳ thu tiền bình quân cứ tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên Công ty nên duy trì kỳ thu tiền bình quân ở mức hợp lý, không nên để thời gian bị chiếm dụng vốn dài hơn nữa.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013. kỳ thu tiền bình quân vƣợt lên 2 tháng (65 ngày), tăng 5 ngày so với cùng kì năm trƣớc. Công ty vẫn duy trì chính sách cho khách hàng gia hạn nợ để tạo mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên Công ty không nên để thời gian bị chiếm dụng vốn dài hơn nữa để có vốn cho việc thu mua cũng nhƣ là thanh toán cho nhà cung cấp.

Tóm lại khả năng quản lý các khoản phải thu của Công ty là tƣơng đối tốt. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của Công ty qua các năm là tƣơng đối thấp và ổn định.

4.2.2.3. Vòng quay tài sản lưu động

 Vòng quay tài sản lƣu động phản ảnh hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của Công ty hay nói một cách khác mỗi đồng tài sản lƣu động mà Công ty bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu cho đơn vị mình. Quan sát bảng số liệu 4.18, vòng quay tài sản lƣu động của Công ty là tƣơng đối thấp và liên tục giảm trong giai đoạn 2010- 2012 và ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng không đáng kể so với cùng kì năm trƣớc, cụ thể:

Năm 2010, vòng quay tài sản lƣu động của Công ty là 2,54 vòng, điều nay đồng nghĩa với 1 đồng tài sản lƣu động bỏ ra trong kỳ Công ty sẽ thu đƣợc

2,54 đồng doanh thu. Tuy không cao nhƣng đây vẫn là con số chấp nhận đƣợc, chứng tỏ trong năm 2010, hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của Công ty là khá tốt.

 Tuy nhiên sang năm 2011 thì vòng quay tài sản lƣu động của Công ty chỉ là 2,03 vòng, giảm 0,51 vòng so với cùng kỳ năm 2010. Nhƣ vậy sang năm 2011, khi bỏ ra một đồng tài sản lƣu động Công ty chỉ mang về 2,03 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động đã giảm xuống cho thấy Công ty không chú trọng đến các tỷ số tài chính mà chỉ quan tâm nhiều đến việc bán hàng và thu lợi nhuận.

 Đến năm 2012 vòng quay lài sản lƣu động lại tiếp tục giảm 0,23 vòng so với năm 2011 và chỉ còn ở mức 1,79 vòng. Điều này có nghĩa là Công ty chỉ nhận đƣợc 1,79 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng tài sản lƣu động.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay lài sản lƣu động là 0,97 lần tăng 0,01 lần, mức tăng này không đáng kể so với cùng kì năm 2012. Vòng quay lài sản lƣu động nhỏ hơn 1, cho thấy Công ty sử dụng tài sản lƣu động không hiệu quả trong giai đoạn này. Tức khi bỏ ra một đồng tài sản lƣu động Công ty chỉ mang về 0,97 đồng doanh thu.

 Qua phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của Công ty chƣa cao, đặc biệt là vòng quay tài sản lƣu động cứ liên tục giảm trong giai đoạn phân tích. Công ty chƣa thật sự quan tâm đến việc quản lý tài sản của mình. Trong khi tài sản lƣu động là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu sử dụng tài sản lƣu động một cách hiệu quả thì cơ hội tạo ra doanh thu và khả năng mở rộng kinh doanh để nâng cao lợi nhuận cũng nhƣ là nâng cao vị thế cạnh tranh của đơn vị trên thị trƣờng là rất lớn.

4.2.3. Các tỷ số quản trị nợ

4.2.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

 Nhìn chung Công ty TNHH Tân Quân có cơ cấu nợ trên tổng tài sản là khá cao, nợ chiếm khoảng 76% trong nguồn vốn. Cụ thể:

Năm 2010, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty ở tầm 75,95%. Có nghĩa là trong 100 đồng vốn thì Công ty đã sử dụng hết 75,95 đồng nợ và chỉ bỏ ra 24,05 đồng vốn chủ sở hữu để kinh doanh. Điều này có vẽ khá mạo hiểm khi Công ty sử dụng nợ không hiệu quả và sẽ mất khả năng tự chủ về tài chính.

Sang năm 2011, Công ty vẫn tiếp tục sử dụng nợ cao để tài trợ cho tổng tài sản, nợ ở mức 76,06% trên vốn, tăng 0,12% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do trong năm này Công ty vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho việc thu mua hàng hóa.

Bảng 4.19: Bảng thể hiện các tỷ số quản trị nợ của Công ty TNHH Tân Quân giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 75,95 76,06 75,82 73,79 73,75 0,12 (0,25) (0,04) 2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (lần) 3,16 3,18 3,14 2,82 2,81 0,02 (0,04) (0,01) 3. Tỷ số khả năng trả lãi (lần) 3,76 2,69 2,44 2,40 2,59 (1,08) (0,24) 0,18

Đến năm 2012, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức 75,82%, giảm 0,25% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Công ty đã thu đƣợc nợ khách hàng và thanh toán đƣợc một phần nợ vay. Đồng thời lƣợng hàng mua vào cũng giảm kéo theo các khoản nợ nhà cung cấp cũng giảm theo.

 Đến 6 tháng đầu năm 2013, vốn của Công ty chủ yếu vẫn là từ vay nợ ngân hàng nên tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vẫn cao, đạt 73,75% và tỷ lệ này gần nhƣ không đổi so với cung kì năm 2012. Nhƣ vậy Công ty vẫn tiếp tục sử

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân quân (Trang 80)