Qua phân tích có thể thấy Công ty đạt đƣợc một số thành quả trong kinh doanh nhƣ:
Trong giai đoạn 2010 - 2012 Công ty luôn có lợi nhuận, tuy lợi nhuận giảm ở đầu năm 2013 so với cùng kì năm trƣớc nhƣng giảm không đáng kể Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đang làm ăn có hiệu quả.
Kinh doanh trong ngành bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế khác là ngành đang có triển vọng trong tƣơng lai do tính hấp dẫn của ngành là khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty ở hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
Từ khi thành lập cho đến nay Công ty luôn đảm bảo đƣợc uy tín và chất lƣợng sản phẩm và ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Qua đó cho thấy Công ty đang dần khẳng định tên tuổi cũng nhƣ vị thế cạnh tranh của mình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cũng nhƣ là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đƣợc sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển của nhà nƣớc, đặc biệt là đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi về thuế tạo điều kiện cho Công ty có thể điều chỉnh giá bán hợp lý, thúc đẩy quá trình tiêu thụ, gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Bên cạnh những thành quả mà Công ty đạt đƣợc thì cũng phải kể đến những hạn chế có ảnh hƣởng không tốt đến kết quả kinh doanh của Công ty:
Công ty chỉ chú trọng vào hoạt động thƣơng mại mà không quan tâm nhiều vào các hoạt động đầu tƣ khác nhƣ là các dịch vụ sửa chữa…
Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chƣa tốt do Công ty đầu tƣ quá nhiều vào hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Khả năng tự chủ về tài chính của Công ty chƣa cao. Nguyên nhân là do Công ty sử dụng nợ cao trong khi các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tồn quỹ tại đơn vị thì rất thấp. Công ty sẽ gặp khó khăn khi có những khoản chi bất thƣờng hay rủi ro do nhà cung cấp thu hồi nhanh chóng các khoản nợ.
Các nhà cung cấp của Công ty chủ yếu ở Hà Nội, khoảng cách địa lý là khá xa nên việc thu mua và vận chuyển hàng của Công ty phải mất khá nhiều thời gian và chi phí. Mặt khác, Công ty chƣa chủ động tìm thêm nhiều nhà
cung cấp tin cậy để có thể phòng ngừa rủi ro khi nhà cung cấp chƣa cung ứng hàng hóa đầy đủ và kịp thời hay là có sự thay đổi về giá bán cũng không làm ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty chƣa có bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm trong công tác phân tích giá bán và giá mua vào của các loại hàng để có chính sách nên đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng nào và hạn chế thu mua mặt hàng nào để có thể cắt giảm chi phí cho phù hợp. Công ty vẫn chú trọng đến việc đa dạng các loại hàng hoá mà không đánh giá mặt hàng nào chủ lực, thu lợi nhuận cao, nhu cầu thị trƣờng nhiều, để đẩy mạnh quá trình kinh doanh của các mặt hàng này.