Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân quân (Trang 53)

4.1.2.1 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí

Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Thực vậy, mọi sự tăng giảm trong chi phí sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty nên có biện pháp kiểm soát chi phí hoạt động cũng nhƣ hạn chế đến mức thấp nhất những khoản chi phí không cần thiết phát sinh. Chi phí thực tế ở Công ty gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Nhìn chung tình hình sử dụng chi phí của Công ty qua ba năm có nhiều biến động, chi phí tăng cao vào năm 2011, tăng 14,62% so với năm 2010 nhƣng sau đó tốc độ tăng này lại giảm rõ rệt vào năm 2012 chỉ còn 2,47%. Sự tăng giảm không đồng đều trong tổng chi phí là do có sự biến động trong các khoản mục chi phí, mà chủ yếu là do sự ảnh hƣởng của giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng từ 87% - 90% tổng chi phí. Tiếp đến là ảnh hƣởng của chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 9% - 10% tổng chi phí, các chi phí còn lại tuy có sự biến động nhƣng do tỷ trọng quá thấp nên không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí của công ty.

 Năm 2010, tổng chi phí hoạt động của Công ty là 9.657.331 ngàn đồng, trong đó chi phí giá vốn hàng bán là 8.659.902 ngàn đồng. Do đặc điểm ngành nghề, Công ty luôn chuyên sâu vào lĩnh vực thƣơng mại của mình nên ít đầu tƣ cho các hoạt động khác. Do đó mà giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty. Bên cạnh đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty, năm 2010 chi phí này là 877.992 ngàn đồng, chi phí này phát sinh chủ yếu từ các khoản chi phí nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chi phí bán hàng và chi phí tài chính năm 2010 lần lƣợt là 33.937 ngàn đồng và 85.500 ngàn đồng. Chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí giao hàng. Chi phí tài chính phát sinh chủ yếu là chi phí lãi vay từ các khoản vay nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 4.8: Tình hình sử dụng chi phí của Công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán 8.659.902 9.842.852 9.959.296 4.963.956 5.787.001 1.182.950 13,66 116.444 1,18 823.045 16,58 2. Chi phí bán hàng 33.937 27.800 38.206 14.950 11.970 (6.137) (18,08) 10.406 37,43 (2.980) (19,93) 3. Chi phí quản lý doanh nghiêp 877.992 1.044.515 1.156.453 550.228 581.755 166.523 18,97 111.938 10,72 31.527 5,73 4. Chi phí tài chính 85.500 153.900 188.250 103.500 78.500 68.400 80,00 34.350 22,32 (25.000) (24,15) Tổng chi phí 9.657.331 11.069.067 11.342.205 5.632.634 6.459.226 1.411.736 14,62 273.138 2,47 826.592 14,68

Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty năm 2013

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí của công ty qua ba năm 2010 - 2012 Qua bảng số liệu và hình trên ta có thể thấy tình hình chung thực hiện chi phí của Công ty qua ba năm và khoản mục chi phí nào chiếm tỷ trọng cao, khoản mục nào chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí của công ty.

 Từ năm 2010 sang năm 2011 tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều tiến triển tốt, nhƣng do đây là bƣớc đầu của sự phát triển nên tình hình sử dụng chi phí của Công ty chƣa tốt lắm. Tốc độ tăng chi phí tăng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của doanh thu. Và giá vốn hàng bán luôn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí tài chính và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cụ thể là:

 Giá vốn hàng bán: Năm 2011 giá vốn hàng bán vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Tuy tỷ trọng này có giảm nhẹ từ 89,67% năm 2010 xuống còn 88,92 % năm nay nhƣng về mặt số lƣợng thì giá vốn hàng bán đã tăng 1.182.950 ngàn đồng, tức tăng 13,66%. Nguyên nhân giá vốn tăng cao nhƣ vậy là do trong năm này Công ty bán hàng chạy, nhiều đối tƣợng khách hàng mới tìm đến Công ty để mua hàng. Bên cạnh đó do kinh tế Việt Nam năm 2011 có nhiều chuyển biến lớn, tỷ lệ lạm pháp tăng cao.

Năm 2010 89,67% 0,35% 9,09% 0,89% Năm 2011 88,92% 0,25% 9,44% 1,39% Năm 2012 87,81% 0,34%10,20% 1,66% Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiêp Chi phí tài chính a) c) b) e) 6 tháng đầu năm 2012 87,69% 0,27% 9,77% 2,27% 6 tháng đầu năm 2013 89,60% 1,21% 9,00% 0,19% d) d)

Điều đó đã đẩy giá mua và chi phí mua tăng lên, làm giá vốn của Công ty cũng tăng theo.

 Chi phí bán hàng: So với năm 2010, chi phí bán hàng năm 2011 đã giảm 6.137 ngàn đồng, tƣơng ứng với 18,08%. Tốc độ giảm có cao, tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chi phí này không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí và bằng chứng là tổng chi phí năm 2011 tăng 14,62% so với năm 2010.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 là 1.044.515 ngàn đồng, tăng 18,97%, tƣơng ứng với số tiền là 166.523 ngàn đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do chi phí tiền lƣơng nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí đồ dùng văn phòng đồng loạt tăng.

 Chi phí tài chính: Chi phí tài chính năm 2011 tăng 68.400 ngàn đồng, tức tăng tƣơng ứng với tỷ lệ là 80%. Nguyên nhân chi phí tài chính tăng đột biến trong năm 2011 là do trong năm này Công ty đã chủ động vay thêm nợ từ các ngân hàng để thu mua và tích trữ hàng hóa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng làm chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến chi phí tài chính tăng.

 Sang năm 2012, tốc độ phát triển của Công ty có vẻ chậm lại. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán giảm mạnh cùng với việc giảm của doanh thu. Các khoản mục chi phí khác cũng có tốc độ tăng lần lƣợc giảm kéo theo tốc độ tăng của tổng chi phí cũng giảm. Cụ thể nhƣ sau:

 Giá vốn hàng bán: Cũng giống nhƣ năm 2011, giá vốn hàng bán năm 2012 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và tỷ trọng này đã giảm nhẹ so với năm trƣớc. Tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2012 đã tăng 116.444 ngàn đồng, tƣơng ứng với 1,18% so với năm 2011. Tốc độ tăng này đã giảm nhiều so với tốc độ tăng hồi năm 2011. Nguyên nhân là do các sản phẩm của Công ty thƣờng bền và có tuổi thọ lâu dài nên trong năm này Công ty chỉ bán đƣợc lô hàng lớn cho những khách hàng hoàn toàn mới, còn những khách hàng trƣớc đó thì lƣợng đơn đặt hàng giảm nhiều.

 Chi phí bán hàng: So với năm 2011 thì chi phí bán hàng năm 2012 đã tăng khá nhiều 10.406 ngàn đồng, tƣơng ứng 37,43%. Để thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng ở ngoài tỉnh, Công ty đã thực hiện chính sách giao hàng tận nơi. Do đó mà ngoài chi phí mua hàng Công ty còn phải gánh chịu thêm chi phí giao hàng, tức nhiên Công ty vẫn đảm bảo có lời khi thực hiện chính sách này. Đây có thể nói là chính sách chiêu dụ khách hàng khá thực tế hơn là dùng các hình thức quãng cáo, khuyến mãi.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Sang năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tiếp tục tăng 111.938 ngàn đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 10,72% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do chi phí lƣơng nhân viên quản lý tăng làm

chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng này lại giảm so với năm 2011 là do các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác đồng loạt giảm nhẹ so với năm trƣớc.

 Chi phí tài chính: Chi phí tài chính năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 22,32%, tƣơng ứng với số tiền là 34.350 ngàn đồng. Nguyên nhân là do vòng quay vốn của Công ty còn chậm, chƣa đáp ứng kịp thời vấn đề thanh toán cho nhà cung cấp. Để đảm bảo trả nợ đúng hạn Công ty đã vay thêm nợ ngân hàng để trả tiền hàng. Vì vậy mà chi phí tài chính tăng.

 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh doanh của Công ty có khả quan hơn so với cùng kì năm trƣớc. Tốc độ tăng chi phí tăng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của doanh thu. Và giá vốn hàng bán luôn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí tài chính và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất. Biểu hiện nh

 ƣ sau:

Giá vốn hàng bán: Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại là chủ yếu nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng, cụ thể, giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 tăng 823.045 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 16,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhƣ hiện nay do ảnh hƣởng của lạm phát kéo theo giá mua hàng và chi phí mua tăng, làm giá vốn của Công ty cũng tăng theo.

Chi phí bán hàng: So với 6 tháng đầu năm 2012, chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 2.980 ngàn đồng, tƣơng ứng với 19,93%. Tốc độ giảm có cao, tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chi phí này không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí và bằng chứng là tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng 14,68% so với cùng kì năm trƣớc.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 là 550.228 ngàn đồng, tăng 5,73%, tƣơng ứng với số tiền là 31.527 ngàn đồng so với cùng kì năm trƣớc. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do chi phí tiền lƣơng nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí đồ dùng văn phòng đồng loạt tăng trong giai đoạn lạm phát.

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kì, giảm 25.000ngàn đồng tƣơng ứng 24,15%. Nguyên nhân do nhà cung cấp gia hạn nợ nên đến cuối năm nên đầu năm Công ty không vay tiền ngân hàng để thanh toán nợ tiền hàng cho nhà cung cấp, do đó chi phí lãi vay giảm. Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay nên khi chi phí lãi vay giảm thì chi phí tài chính giảm.

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 10000000 Ngàn đồng

Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiêp Chi phí tài chính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty năm 2013

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng chi phí giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.1.2.2. Phân tích các khoản mục chi phí

Qua phân tích tình hình chung thực hiện chi phí ta nhận thấy hai khoản mục chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và có ảnh hƣởng mạnh nhất đến tổng chi phí hoạt động của công ty. Vì thế, để hiểu rõ hơn những khoản mục này, ta tiến hành phân tích sau:

a) Giá vốn hàng bán

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán luôn biến động cùng chiều với biến động của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2010 giá vốn hàng bán của Công ty là 8.659.902 ngàn đồng. So với năm 2010, giá vốn hàng bán năm 2011 là 9.842.852 ngàn đồng, tăng 1.182.950 ngàn đồng tƣơng ứng với 13,66%. Sang năm 2012 giá vốn hàng bán lại tiếp tục tăng lên đến 9.959.295 ngàn đồng, tức tăng 1,18% tƣơng ứng với số tiền là 116.443 ngàn đồng. Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 là 5.787.000 ngàn đồng, tăng 823.044 ngàn đồng tƣơng ứng 16,58% so với cùng kì năm 2012.

 Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy giá vốn hàng bán năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.182.950 ngàn đồng, tƣơng ứng với 13,66%. Cụ thể:

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng giá vốn hàng bán của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Giá gốc hàng hóa 8.608.237 9.771.478 9.897.530 4.947.371 5.726.910 1.163.241 13,51 126.052 1,29 779.539 15,76 2. Chi phí mua hàng hóa 51.665 71.374 61.765 16.585 60.090 19.709 38,15 (9.609) (13,46) 43.505 262,32 Giá vốn hàng bán 8.659.902 9.842.852 9.959.295 4.963.956 5.787.000 1.182.950 13,66 116.443 1,18 823.044 16,58

 Giá gốc hàng hóa: Năm 2011 là 9.771.478 ngàn đồng, tăng 1.163.241 ngàn đồng, tƣơng ứng với 13,51% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do sản lƣợng bán ra tăng. Một nguyên nhân khác nữa là do trong năm 2011, lạm pháp tăng cao, đẩy giá cả tăng lên liên tục, do đó mà các mặt hàng Công ty đang kinh doanh có giá mua vào cũng tăng theo.

 Chi phí mua hàng hóa: Nhƣ đã nói ở trên, do giá cả tăng nên tất cả các chi phí liên quan đến việc mua hàng cũng đều tăng lên, nhƣ: Chi phí thuê xe, chi phí vận chuyển hàng, đặc biệt là các mặt hàng mua từ các nhà cung cấp ở Hà Nội. Tiêu biểu chi phí mua hàng năm 2011 đã tăng so với năm 2010 một lƣợng là 19.709 ngàn đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ là 38,15%.

 Sang năm 2012, tình hình mua bán hàng hóa của Công ty có nhiều thay đổi, cụ thể giá vốn hàng bán năm 2012 chỉ tăng rất nhẹ so với năm 2011, tăng với số tuyệt đối là 116.443 ngàn đồng, tƣơng ứng với số tƣơng đối là 1,18%. Trong đó:

Giá gốc hàng hóa trong năm 2012 là 9.897.530 ngàn đồng, tăng 126.052 ngàn đồng, tƣơng ứng với 1,29% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do trong năm này một số nhà cung cấp ở Hà Nội đã năng mức giá bán lên, làm giá mua của Công ty tăng theo. Tuy nhiên giá mua trong năm này tăng rất chậm so với cùng kỳ năm 2011 là do lƣợng hàng bán ra trong năm 2012 rất thấp, chỉ bán cầm chừng nên lƣợng hàng nhập vô không nhiều.

 Chi phí mua hàng trong năm 2012 đã đƣợc Công ty kiểm soát khá tốt so với năm 2011, cụ thể chi phí mua đã giảm 13,46% tƣơng ứng với 9.609 ngàn đồng. Nguyên nhân chi phí mua giảm là do năm 2012 tình hình giá cả đã hạ nhiệt so với năm 2011, các chi phí thuê xe, vận chuyển hàng đã giảm nhiều, nhờ thế mà chi phí mua cũng đã giảm theo. Tuy nhiên do chi phí mua chiếm tỷ trọng khá thấp trong giá vốn nên mặc dù chi phí này giảm cũng không kéo giá vốn giảm xuống đƣợc, cho nên giá vốn năm 2012 vẫn tăng 1,18% so với năm trƣớc.

 Sang đầu năm 2013, giá vốn hàng bán là 5.787.000 ngàn đồng, tăng 823.044 ngàn đồng, tƣơng ứng 16,58% so với cùng kì năm trƣớc. Cụ thể:

Giá gốc hàng hóa: Sáu tháng đầu năm 2013 là 5.726.910 ngàn đồng, tăng 779.539 ngàn đồng, tƣơng ứng với 15,76% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là đầu năm 2013, nhà cung cấp tiếp tục tăng giá sản phẩm do

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân quân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)