4. Về khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế
4.3 So sánh sự khác biệt giữa lí thuyết và thực tế
Giữa lí thuyết và thực tế luôn có sự khác biệt. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:
118
STT Tiêu chí Lí thuyết/ Xí nghiệp khác Thực tế/ Tại xí nghiệp
01
Cơ cấu bộ máy quản lí
Đội thi công công trình trực thuộc một phòng ban theo mô hình ma trận.
Đội thi công công trình đƣợc coi nhƣ một phòng ban riêng biệt, dƣới sự quản lí trực tiếp của ban quản lí xí nghiệp.
02 Các khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm xây lắp Gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công
Gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Khối lƣợng, nhân công công trình 03 Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất chung Vì xí nghiệp là đơn vị trực thuộc công ty nên phát sinh một số nghiệp vụ khác với lí thuyết/ Xí nghiệp khác, cụ thể:
+ Nhận nợ công ty tiền trả lãi vay ngân hàng: Nợ TK 627/ Có TK 635 + Nhận nợ công ty tiền phí dịch vụ: Nợ TK 627/ Có TK 3361 04 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ thƣờng đƣợc đánh giá theo 3 phƣơng pháp:
+ Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng
+ Theo chi phí định mức
Sản phẩm dở dang cuối kỳ đƣợc đánh giá theo chi phí thực tế phát sinh khi công trình hoàn thành, tiến hành bàn giao, đƣa vào sử dụng bằng cách kiểm kê.
119
4.4 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bên cạnh những mặt tích cực cần phát huy, còn có những vấn đề chƣa hoàn toàn hợp lý và thực sự tối ƣu. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp:
4.4.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện về công tác tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp thành sản phẩm xây lắp
Giải pháp 1.1: Hoàn thiện về công tác quản lý nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mục đích của giải pháp
Trong giá thành Nhà văn hóa Tân Thành năm 2013 chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 28, 87%, tức là chiếm gần 1/3 giá thành công trình nên việc tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hạ giá thành công trình. Việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công xây lắp là một trong những nhân tố quan trọng để hạ giá thành xây lắp nhƣng giảm đƣợc chi phí nguyên vật liệu cần nỗ lực phấn đấu trên nhiều mặt.
Giải pháp thực hiện
Xác định hợp lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Trong quá trình lập dự toán cần xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở các tiêu thức sau:
- Về chất lượng nguyên vật liệu: Phải đảm bảo các thông số kỹ thuật, an
toàn của đồ án thiết kế, các nguyên vật liệu mua về phải có mác chứng nhận của nhà sản xuất và phải phù hợp với công trình;
- Về giá cả: Phải chọn nhà cung ứng có giá nguyên vật liệu rẻ, phù hợp
120
- Về thời gian cung cấp: cần đúng thời gian tiến độ thi công công trình,
đảm bảo cho quá trình xây lắp đƣợc tiến hành liên tục, tránh phát sinh thêm chi phí( chi phí bảo quản, thuê kho, thuê bãi,…)
- Về địa điểm cung ứng: do giá nguyên vật liệu bao gồm cả chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, bảo quản,.. nên khi quyết định mua cần phải tính tất cả các chi phí sao cho chi phí này là nhỏ nhất. Do đó, công ty cần phải xác định địa điểm cung ứng sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Với những công trình thi công trên địa bàn tỉnh thì tận dụng nguyên liệu tại địa phƣơng đó để giảm chi phí vận chuyển.
Vì xí nghiệp vừa tổ chức thi công công trình vừa sản xuất nguyên vật liệu nên xí nghiệp có thể tận dụng những mặt hàng mà công ty sản xuất (bê tông dự ứng lực, các kết cấu bê tông đúc sẵn, ống cống bê tông ly tâm, cột điện các loại,…) để đƣa vào sử dụng.
Mặt khác, xí nghiệp cần nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng sản xuất, đầu tƣ vào các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn và thiết yếu trong các công trình xây dựng để tiết kiệm đƣợc chi phí, tăng doanh thu cho xí nghiệp.
Lập dự toán mua vật tư
Hiện nay, xí nghiệp đang tích trữ nguyên vật liệu chủ yếu, việc làm này có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vậy nên tùy theo sự biến động của nguyên vật liệu trên thị trƣờng mà xí nghiệp cần tính toán chính xác, đặc biệt dự toán làm sao để biết những nguyên vật liệu nào cần tiến hành dự trữ, nhập kho và những nguyên vật liệu nào nên mua dùng trực tiếp để giảm thiểu chi phí kho bãi, trông coi cũng nhƣ kiểm soát, kiểm kê nguyên vật liệu, tránh tình trạng thất thoát, hao mòn, hƣ hỏng nguyên vật liệu không đáng có.
Cấp phát kịp thời, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công
Việc cấp phát nguyên vật liệu phải đƣợc thực hiện có tính toán, cấp đúng lúc, đầy đủ, tránh lãng phí, tránh trƣờng hợp cấp phát quá muộn làm chậm tiến độ thi công hay cấp phát quá sớm làm tăng thêm chi phí trông coi, bảo quản nguyên vật liệu.
Đồng thời, phải có chế độ phạt rõ ràng đối với những ngƣời sử dụng lãng phí hay thất thoát nguyên vật liệu ; cũng nhƣ khen thƣởng những ngƣời có thành tích trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
121
Do đặc thù của các công trình xây dựng là các công trình nằm rải rác nên không có kho dự trữ nguyên vật liệu mà chỉ có đội tự quản và trông coi cất giữ nguyên vật liệu của xí nghiệp. Do đó cần xác định tiến độ thi công một cách chính xác để từ đó đƣa ra thời gian cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
Tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại công trường thi công
Trong công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng tại công trƣờng thi công thì khâu bảo quản và sử dụng là quan trọng nhất vì dễ gây thất thoát, hƣ hỏng và sử dụng không hiệu quả gây lãng phí. Đa số các nguyên vật liệu để ngoài trời, chỉ có một số nhỏ vật liệu đƣợc bảo quản ở kho chứa di động tại các công trƣờng nhƣ nhà tạm để chứa xi măng, sắt, thép,…Số vật liệu để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên cộng với khó quan sát dễ gây tình trạng mất mát; hơn nữa mặt bằng thi công chặt hẹp vừa là nơi dự trữ bảo quản nguyên vật liệu, vừa là nơi bố trí máy móc, thiết bị thi công. Do đó biện pháp cần khắc phục ở đây là sắp xếp chỗ để nguyên vật liệu không chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho việc sử dụng, quản lý hoặc dễ lẫn các loại vật liệu với nhau. Đối với các loại vật liệu có giá trị cao, dễ bị giảm chất lƣợng do điều kiện tự nhiên nhƣ: xi măng, sắt, thép, thiết bị nội thất,… phải để nơi có mái che và cách mặt đất, còn các vật liệu nhƣ cát, sỏi, đá,… cần bố trí hợp lý tạo điều kiện cho thi công, tránh mất cắp, hao hụt. Đối với trƣờng hợp đánh cắp vật liệu thì xí nghiệp nên có quy chế phạt, quy định hình thức phạt, mức cao nhất là đuổi việc, còn các trƣờng hợp khác thì dùng phạt hành chính bằng cách trừ vào lƣơng.
Trong quá trình thi công cần có các bài toán kinh tế hay hƣớng dẫn cụ thể cho công nhân tránh gây hao hụt vật liệu. Chẳng hạn trƣớc khi trộn vữa để xây phải tính làm sao cho trộn một lần là vừa đủ xây hết không để ứ đọng, tránh lãng phí.
Trong cấp phát nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên kiểm tra, tránh cấp phát thừa, cấp phát không đúng chủng loại. Công ty cũng phải có những quy định về việc quy trách nhiệm bồi thƣờng và phạt về việc sử dụng không đúng nguyên vật liệu cũng nhƣ các hành vi gây thất thoát.
Tổ chức kiểm soát sau sử dụng vật tư
Xí nghiệp nên tổ chức tốt hơn việc kiểm soát sau sử dụng vật tƣ trong giá thành sản phẩm xây lắp. Muốn vậy tại xí nghiệp phải có bộ phận theo dõi và xử lý thu hồi phế liệu trong sản xuất nhằm giảm chi phí theo dõi khối lƣợng vật tƣ
122
xuất dùng và giám sát sử dụng vật liệu theo định mức, tiết kiệm vật liệu một cách hợp lý nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng công trình.
Dự kiến hiệu quả của việc tăng cƣờng quản lý vật tƣ, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm; - Tránh tình trạng lãng phí, hao hụt nguyên vật liệu hay tiết kiệm chi phí, giảm
thấp hao hụt có thể xảy ra;
- Có nguồn thu mua ổn định, đảm bảo cho tiến độ thi công công trình đƣợc liên tục và ổn định;
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật của công nhân;
- Phát huy các ý tƣởng, sáng kiến của cá nhân trong quá trình thi công;
Giải pháp 1.2: Hoàn thiện về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp
Mục đích của giải pháp:
Hình thức khoán có thể dẫn đến tình trạng là các tổ đội trực tiếp thi công sẽ tìm cách để tiết kiệm chi phí để hƣởng phần chênh lệch. Các công trình thƣờng ở xa nên xí nghiệp khó kiểm soát tính hiệu quả lao động. Mặt khác với tình hình giá cả hiện nay, giá nhân công cũng tăng rất cao khiến xí nghiệp gặp khó khăn trong quản lí và duy trì đội ngũ công nhân. Việc đặt ra ở đây là xí nghiệp phải có biện pháp quản lí tình hình lao động, đồng thời nâng cao, tận dụng đúng nguồn nhân lực nhằm giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm.
Giải pháp thực hiện:
Để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, xí nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học, sắp xếp khối lƣợng công việc theo trình tự thích hợp, không để sản xuất bị ngắt quãng, tránh để tình trạng công nhân chờ việc;
- Thƣờng xuyên áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, cải tiến phƣơng pháp làm việc, tạo môi trƣờng làm việc thuận tiện cho công nhân;
123
- Tăng trách nhiệm cá nhân cùng với chế độ khen thƣởng, kỉ luật thích hợp. tạo động lực làm việc cho công nhân viên bằng chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp,… thỏa đáng; quan tâm chăm lo tới sức khỏe, đời sống và điều kiện làm việc của công nhân;
- Ngoài ra, xí nghiệp cần chú trọng công tác tổ chức tuyển dụng và đào tạo lao động giỏi, có tay nghề cao.
Dự kiến hiệu quả đạt đƣợc
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trực tiếp, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Giải pháp 1.3: Hoàn thiện về việc giảm chi phí sản xuất chung
Mục đích của giải pháp
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau. Đây là khoản mục chi phí gián tiếp để hình thành sản phẩm xây lắp. Xí nghiệp nên tìm cách giảm bớt chi phí này đến mức chấp nhận đƣợc.
Giải pháp thực hiện
Để giảm chi phí sản xuất chung xí nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xí nghiệp cần có quy chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này và dự toán chi phí sát với khi thực hiện;
- Các khoản chi phí phải đảm bảo giới hạn trong định mức đã quy định từ trƣớc, đủ các thủ tục, chứng từ cũng nhƣ sự phê duyệt của lãnh đạo;
- Các khoản chi phí dịch vụ và bằng tiền khác cần phải quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng lạm dụng công quỹ;
- Các khoản trích theo lƣơng, khấu hao tài sản cũng nhƣ việc phân bổ công cụ dụng cụ phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định hiện hành, thƣờng xuyên cập nhật các quyết định, thông tƣ có liên quan để điều chỉnh cho kịp thời,…
124 Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
4.4.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện về việc lập dự toán các khoản chi phí sản xuất
Mục đích của giải pháp
Việc lập dự toán các khoản chi chi phí là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của các bộ phận trong xí nghiệp cũng nhƣ phân tích, đánh giá sử dụng hiệu quả các nguồn chi phí cấu thành nên giá thành công trình. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế các mặt chƣa đƣợc và phát huy các mặt đã làm đƣợc.
Giải pháp thực hiện
Dự toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp xây lắp đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.2- Tổng hợp giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng cơ bản
STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KẾT QUẢ I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu M S Qj x Djvl + CLvl j=1 VL 2
Chi phí nhân công m F1 F2
S Qj x Djnc(1 + + ) j=1 h1n h2n
NC
3 Chi phí máy thi công M
S Qj x Djm j=1
125
Cộng trực tiếp phí VL+NC+M T
II CHI PHÍ CHUNG P x NC C
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƢỚC (T+C) x tỷ lệ quy định TL
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế (T+C+TL) Z
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA Z x TGTGT VAT
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế (T+C+TL)+VAT Gxl
(Nguồn:http://www.moj.gov.vn)
Trong đó:
Qj: Khối lƣợng công tác xây lắp thứ j
Djvl, Djnc, Djm: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp thứ j
F1: Các khoản phụ cấp lƣơng (nếu có) tính theo tiền lƣơng tối thiểu mà chƣa đƣợctính hoặc chƣa đủ trong đơn giá XDCB
F2: Các khoản phụ cấp lƣơng (nếu có) tính theo tiền lƣơng cấp bậc mà chƣa đƣợc tính hoặc chƣa đủ trong đơn giá XDCB.
h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lƣơngtối thiểu của các nhóm lƣơng thứ n
NhómI : h1.1 = 2,342 NhómII : h1.2 = 2,493 NhómIII : h1.3 = 2,638 NhómIV : h1.4 = 2,796
h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lƣơngcấp bậc của các nhóm lƣơng thứ n. NhómI : h2.1 = 1,378 NhómII : h2.2 = 1,370 NhómIII : h2.3 = 1,363 NhómIV : h2.4 = 1,357 P : Định mức chi phí chung (%). TL : Thu nhập chịu thuế tính trƣớc (%).
126 Gxl : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế. CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có)
TGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt
VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trảkhi mua các loại vật tƣ, vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng... và phần thuế giátrị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).
Dự kiến kết quả đạt đƣợc
- Kiểm soát đƣợc các khoản chi phí
- Từ việc phân tích, đánh giá các khoản chi phí mà đƣa ra các biện pháp giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm
4.4.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện về công tác đánh giá lại chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cuối kỳ
Mục đích của giải pháp
Đánh giá lại sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc cần thiết để tính giá thành sản phẩm nhƣng tại xí nghiệp lại không làm việc này mà chỉ tiến hành kiểm kê cuối kỳ.