Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

1.2.1 Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự trở thành nền kinh tế thị trường, đang trong quá trình hội nhập quốc tế, vì vậy nhu cầu vốn cho nền kinh tế luôn làm nhiệm vụ quan trọng của hệ thống ngân hàng. Các tổ chức tín dụng giữ vai trò chủ đạo về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, trong thời gian qua do các tổ chức tín dụng đã huy động được khối lượng vốn rất lớn đầu tư cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động cũng như nguồn vốn cho vay còn nhiều hạn chế, đứng trước nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng ngày càng cao đòi hỏi ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích

1.2.2 Do nhu cầu hoạt động và nâng cao năng lực cạnh trạnh của ngân hàng

Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh huy động vốn và đầu tư có hiệu quả cho nền kinh tế nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói riêng.

Các ngân hàng thương mại mở rộng huy động vốn bằng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau, nguồn vốn tăng cao ngân hàng có thể chủ động mở rộng quy mô tín dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh…

1.2.3 Do quá trình toàn cầu hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế

Theo cam kết khi gia nhập WTO, kể từ 01/01/2007,các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi cơ cấu thị phần hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam,bởi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sức ép cạnh tranh từ

các ngân hàng này với sức mạnh tài chính, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thế giới đang tích cực chạy đua giành thị phần ở Việt Nam. Vì vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trong thị trưởng mở.

Với tổng thể các kênh huy động vốn, có thể khẳng định ngân hàng đóng vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Do cuộc khủng hỏang toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục, ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động…

1.2.4 Do nhu cầu khách hàng

Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ nhận thức của con người ngày càng nâng cao, đời sống ngày càng nâng cao, việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như nhu cầu đầu tư, tiết kiệm là nhu cầu thiết yếu, cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu và lựa chọn của khách hàng, ngân hàng thương mại không ngừng nghiên cứu, phân tích để có thể đưa ra chính sách và sản phẩm tiền gửi hấp dẫn khách hàng.

1.3. Nhân Tố ảnh Hưởng Huy Động Vốn Đối Với Ngân Hàng Thương Mại 1.3.1 Nhân tố khách quan:

Bao gồm các yếu tố như: chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của Chính Phủ, thu nhập và động cơ của người gởi tiền…Các nhân tố khách quan đóng một vai trò quan trọng trong khả năng thu hút tiền gửi tại ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích các nhân tố này, ngân hàng lượng định quy mô các khoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốn hợp lý.

1.3.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội

thay đổi chính sách của chính phủ, tốc độ phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành…cũng vừa tác động đến quá trình quản trị chiến lược của tố chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Các nhà phân tích yếu tố kinh tế trên toàn thể khu vực quốc gia và thế giới để có thể nhận xét, đánh giá đúng tình hình thị trường như: phân tích tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ phát triển của các ngành nghề, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất…

Các yếu tố văn hóa- xã hội: vấn đề qui mô dân số, tỷ lệ phát triển, cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân, mức sống, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức, khuynh hướng tiêu dùng…Các nhà phân tích cần hiểu rõ để có thể thích nghi và tính toán lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp.

1.3.1.2 Môi trường chính trị - pháp lý:

Các tổ chức, nhà quản trị đặc biệt quan tâm tới các yếu tố chính trị - pháp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động tại các quốc gia, các khu vực…Các chính sách thường xuyên tác động đến hoạt động ngân hàng như: các quy định về quy mô vốn, cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro, các chính sách cạnh tranh, sát nhập, phá sản… các quy định của nhà nước, bộ tài chính và ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế…

1.3.1.3 Nhân tố khách hàng:

Đối tượng khách hàng vừa cung cấp nguồn vốn vừa có thể sử dụng vốn của ngân hàng, có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Quyết định tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng, tìm hiểu nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, mục đích của họ… có thể đưa ra các dịch vụ, chính sách khuyến mãi phù hợp.

1.3.1.4 Nhân tố đối thủ cạnh tranh:

Bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày nay vô cùng gay gắt, do đó để tồn tại và phát triển lâu dài ngân hàng cần có chính sách thích hợp đủ cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời phải phù hợp với thỏa thuận về lãi suất hiện tại ngân hàng trung ương quy định.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố được xem là chủ quan tác quan tác động đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng bao gồm: lãi suất, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng.

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong tương lai.

Ngân hàng đạt ra mục tiêu chiến lược ngân hàng , hoạch định chiến lược ngân hàng, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, ngân quỹ…là mục tiêu đo lường quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ của các nhà quản lý ngân hàng.

1.3.2.2 Chính sách huy động và dich vụ ngân hàng cung cấp

Chính sách huy động đa dạng, hấp dẫn, phù hợp nhân tố có thể lôi kéo khách hàng Chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp đa dạng phong phú, nhanh chóng và tiện lợi như: internetbanking, homebanking, phone banking…

1.3.2.3 Lãi suất huy động và cho vay

Các ngân hàng luôn phải duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để hút nguồn vốn tiền gửi, và hoạt động cho vay, đồng thời phải tuân theo quy định về lãi suất mà ngân hàng nhà nước quy định.

1.3.2.4 Uy tín của ngân hàng

Tiềm năng và uy tín mà ngân hàng có được là quá trình lâu dài, đồng thời nó có tác động đến sự tồn tại của một ngân hàng vì hoạt động ngân hàng luôn tạo được lòng tin an toàn, đáng tin cậy từ khách hàng.

1.3.2.5 Trình độ của cán bộ ngân hàng

Nhân viên ngân hàng tạo được lòng tin từ khách hàng qua thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, được đào tạo chuyên nghiệp và hình ảnh ngân hàng sẽ có sức sống trong lòng của khách hàng.

1.3.2.6 Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng phải được đầu tư đúng mực để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng, an toàn và tiện ích….phát triển công nghệ ngân hàng là nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ ngân hàng, cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng.

1.3.2.7 Mạng lưới phục vụ và địa điểm hoạt động

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới rộng khắp là yếu tố quyết định sự cạnh tranh của ngân hàng, để phổ biến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là phát triển chi nhánh tại các nơi có tiềm năng huy động vốn tiền gửi từ các hoạt động vốn là hết sức cần thiết.

1.3.2.8 Chính sách Marketing

Chính sách tiếp thị là cầu nối trung gian khi giới thiệu về ngân hàng mình, sản phẩm dịch mà ngân hàng cung cấp, nó chiếm vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín của ngân hàng.

Kết luận :

Thông qua Chương 1 khái quát về nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại, khái niệm về huy động vốn, vai trò quan trọng của huy động vốn đối với ngân hàng, đồng thời phân tích các chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn, chi phí và rủi ro trong huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng.... Từ cơ sở lý luận đó , có thể đánh giá hoạt động huy động vốn đối với ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM

2.1. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển TPHCM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh (BIDV HCMC) là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV. Thành lập từ năm 1977, BIDV HCMC luôn là chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng. Tại TP. Hồ Chí Minh, BIDV HCMC đã rất thành công trong vai trò là ngân hàng đầu mối dàn xếp các khoản cho vay hợp vốn, đồng tài trợ các dự án đầu tư có quy mô lớn. Trong những năm qua, chúng tôi đã tài trợ những dự án lớn của TP. Hồ Chí Minh như Khu Công nghiệp Tân Tạo, Khu Chế xuất Linh Trung, Cầu Nguyễn Tri Phương, Đường Hùng Vương, Đường Điện Biên Phủ, Hệ thống cấp nước TP. Hồ Chí Minh, Nhà máy Nước Bình An, Cảng Bến Nghé, Công ty Dược phẩm OPV, Nhà máy Thép Phú Mỹ, Nhà máy Thép Pomina, Khách sạn New World Sài Gòn, Công ty TNHH Exxon Mobil Unique Việt Nam, Đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Công ty Bút bi Thiên Long, Công ty Kinh Đô...

Hoạt động của BIDV HCMC trong những năm qua luôn định hướng theo khách hàng, tạo những điều kiện tốt nhất để khách hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả dịch vụ của ngân hàng.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực tại BIDV HCM

Để quản lý hoạt động hiệu quả, BIDV Hồ Chí Minh chia hoạt động của thành 4 khối: Khối Tín Dụng (gồm QHKH 1, QHKH 2, QHKH 3, QHKH 4, Phòng Quản lý rủi ro), Khối Quản Lý Nội Bộ (gồm các phòng hỗ trợ kinh doanh như Kế toán, Pháp Chế, Tổ Chức, Hành Chính, Kế hoạch Nguồn vốn, Điện toán, Kiểm tra nội bộ), Khối Dịch Vụ (gồm các phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán quốc tế, phòng ngân quỹ) và khối Đơn Vị Trực Thuộc (gồm 6 phòng giao dịch,). Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc.

Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành theo mô hình tổ chức,quản trị điều hành sát với thông lệ quốc tế theo dự án TA2 do Qũy ASEM và World Bank tài trợ với định hướng tập trung phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất, tách bộ phận quản lý tín dụng hoạt động độc lập với bộ phận QHKH để tăng cường quản lý rủi ro trong toàn chi nhánh. Giải quyết tốt các vướng mắc trong mối quan hệ và sự phối hợp làm việc giữa hai bộ phận QHKH và Quản trị khoản vay trong vận hành tác nghiệp tín dụng .

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Chưa lúc nào vấn đề phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố nhân lực BIDV HCM luôn chú trọng và quan tâm đến các bộ công nhân viên, từ chính sách tuyển dụng, đào tạo, quan tâm, chính sách lương bổng hợp lý, chính sách bảo hiểm…

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2011 tổng số cán bộ nhân viên là 358 người, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm gần 80% tổng số lượng nhân viên, liên tục tăng qua các năm.

Lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao, dao động trong khoảng từ 57% đến 58%, trong khi lao động nam chiếm tỷ trọng từ 42% đến 43%; cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng.

Sơ đồ tổ chức: phụ lục 1

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV HCM 2009-2011

2.1.2.1 Văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng

- Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng ra đời thay thế cho hai Pháp lệnh ngân hàng với hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Cùng với sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành, điều chỉnh hoạt động của các TCTD tại Việt nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế thị trường.

- Năm 2001, Chính phủ đã ban hành nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (NĐ 64/2001/NĐ-CP) tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được Quốc Hội phê duyệt, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng ,tài chính,lĩnh vực thương mại....

Triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

- Ngày 14/4/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công văn số 2749/NHNN-CSTT yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận.

- Ngày 06/04/2010 Chính Phủ đã có nghị quyết số 18/NQ-Cp về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.

- Ngày 07/04/2010 NHNN ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010. Thống đốc yêu cầu các TCTD phải xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)