Mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh. Với mạng lưới các chi nhánh BIDV trải rộng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước, dịch vụ thanh toán của BIDV HCMC sẽ cho phép quý Công ty thanh toán ngay trong ngày tiền hàng hóa, dịch vụ… cho các đối tác của mình. Ngoài ra, với mối quan hệ đại lý của BIDV với trên 800 ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới, BIDV HCMC sẵn sàng cung cấp cho quý Công ty dịch vụ ngân hàng quốc tế như tín dụng thư, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, nhờ thu chứng từ, chuyển tiền…, đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích cho công việc kinh doanh của quý Công ty tại nước ngoài.
Theo số liệu thống kê, từ 2006 đến 2010, các ngân hàng cổ phần lớn đều có sự bùng nổ về mạng lưới: ACB tăng 210 điểm, Sacombank tăng 170 điểm, Techcombank tăng 150 điểm…sự gia tăng nhanh, một mặt giúp ngân hàng trong nước có được nền khách hàng vững chắc, trước rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 WTO được tháo bỏ, nhưng mặt khác gây ra sự canh tranh gay gắt giữa các NHTM, thậm chí cạnh tranh trong cùng hệ thống ngân hàng. Đồng thời, việc quản lý các đơn vị trực thuộc sẽ bị phân tán, chất lượng tín dụng và dịch vụ không đảm bảo, hoặc chi nhánh không đảm bảo chất lượng tín dụng và dịch vụ không đảm bảo hoặc có chi nhánh không đảm bảo chất lượng hoạt động và độ an toàn do không được chuẩn kỹ càng trước khi vận hành. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành các quy định văn bản hướng dẫn về mạng lưới theo hướng thắt chặt mở rộng
phố, quận, huyện, thị xã trên cả nước đều đã có mặt mạng lưới của NHTM, trong khi việc mở rộng mạng lưới đang ngày càng bị kiểm soát bởi NHNN thì phân tích mạng lưới theo từng khu vực để lựa chọn địa bàn phát triển mạng lưới phù hợp.
Mạng lưới BIDV đều đứng thứ 3 sau NH Nông nghiệp và Công thương. Tính đến năm 2010, BIDV có 598 điểm mạng lưới gồm 114 chi nhánh, 349 PGD và 135 Quỹ tiết kiệm.
Hệ thống mạng lưới truyền thống bao gồm phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tiếp tục là kênh phân phối sản phẩm tiền gửi chủ yếu, là nơi thu hút khách hàng gửi tiền. Đẩy mạnh triển khai hệ thống kênh phân phối ngân hàng điện tử bao gồm ATM, POS, Internet banking, Mobile banking… nhằm thu hút số đông các khách hàng.
BIDV đã đưa việc mở rộng mạng lưới tính vào chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của từng chi nhánh, nên đòi hỏi khi BIDV HCM xem xét mở rộng mạng lưới phải xem xét khu vực dân cư mà phòng giao dịch được mở ra.
- Đòi hỏi chi nhánh cần thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư trên từng điểm giao dịch để xây dựng phương án huy động vốn phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
- Đánh giá xếp hạng hoạt động kinh doanh tại các phòng giao dịch từng tháng, quý, năm nhằm kích thích hoạt động có hiệu quả. Nâng cao năng lực cạnh tranh tạo tiền đề để thành lập phòng giao dịch mới, chính là mục tiêu để tăng cường huy động vốn của chi nhánh.
- Phòng giao dịch phải được thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng để có thể nhận diện được thương hiệu của BIDV HCM.
Nền kinh tế có nhiều khởi sắc, cùng với kế hoạch phát triển kinh doanh, BIDV HCM mở rộng thị phần đòi hỏi phải mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, làm việc này nhằm đạt được nhiều mục đích như tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính. "So với mật độ dân cư của Việt
Và cùng với mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, việc mở rộng mạng lưới là đều tất yếu.