Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư, huy động vốn trung dài hạn và thay thế tiền gửi của các ĐCTC là đơn vị thành viên của các TCTD bằng các ĐCTC có nguồn vốn lớn, ổn định hơn (cty Bảo hiểm, Cty Cho thuê tài chính, Cty tài chính, Quỹ đầu tư…)

- Theo đối tượng khách hàng

Với định hướng đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ, ngay từ những ngày đầu năm 2010, chi nhánh đã tích cực và chủ động trong công tác huy động vốn dân cư, đi đôi với các chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên và tích cực hơn. Do đó có sự chuyển biến và tiền gửi dân cư tăng dần.

Bảng 2.8: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

ĐVT: tỷ đồng

STT TIÊU CHÍ 31/12/09 31/12/10 30/06/11 %2010/ 2009 1 Huy động vốn cuối kỳ theo đối tượng

KH

- HĐV cuối kỳ từ các ĐCTC 1,519 2,219 2,106 146%

- HĐV cuối kỳ từ KH DN 5,294 4,685 3,988 88%

- HĐV cuối kỳ bán lẻ 2,638 3,753 3,911 142%

2 Huy động vốn BQ theo đối tượng KH 8,387 8,823 105%

- HĐV BQ từ các ĐCTC 1,750 1,804 2,047 103%

- HĐV BQ từ các KH DN 4,277 3,862 3,720 90%

- HĐV BQ bán lẻ 2,360 3,158 3,872 134%

Nguồn: Báo cáo HĐKD năm 2009, 2010, 30/6/2011

Hoạt động huy động vốn qua các năm đạt kết quả khả quan, tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn năm 2006-2010 và thu dịch vụ từ hoạt động bán lẻ đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Tiền gởi của các Định chế tài chính chiểm tỷ trọng ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh. Chi nhánh luôn nỗ lực và kiểm soát tốt tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp, vận dụng tốt nền khách hàng sẵn có để tăng trưởng nguồn vốn huy động và phát triển dịch vụ.

Đồ thị 2.2: Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng khách hàng đến 30/06/2011 30/06/2011 21% 40% 39% - HĐV cuối kỳ từ các ĐCTC - HĐV cuối kỳ từ KH DN - HĐV cuối kỳ bán lẻ - Theo kỳ hạn

Tính đến năm 2010, nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn của chi nhánh (79%) trong đó huy động vốn không kỳ hạn chiếm 23%. Tuy nhiên, cơ cấu huy động vốn trung dài hạn đã có sự chuyển dịch tích cực hơn. Tính đến 31/12/2010, huy động vốn trung dài hạn đạt 2,278 tỷ đồng (#21%) tăng 1,002 tỷ đồng (#78,6%) so với năm 2009.

Tính đến 30/06/2011, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động của chi nhánh, trong đó tiền gửi không kỳ hạn bình quân 6 tháng đầu năm đạt 2,383 tỷ đồng, chiếm 25% tổng huy động vốn bình quân của chi nhánh.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu huy động vốn theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng

STT CHỈ TIỂU 31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011 %2010 /2009

Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng

Theo kỳ hạn 1 Ngắn hạn 8,175 86% 8,379 79% 8,736 87% 102% 2 Trung và dài hạn 1,276 14% 2,278 21% 1,269 13% 179% 9,451 10,65 7 10,00 5

Nguồn: Báo cáo HĐKD năm 2009, 2010, 30/6/2011

- Theo loại tiền

Tiền gửi VND đạt 7,278 tỷ đồng (chiếm 73% tổng nguồn vốn huy động), Nguyên nhân sụt giảm là do ảnh hưởng từ tình hình thị trường tiền tệ phức tạp và có nhiều biến động của Quý 2/2011, đặc biệt là sự biến đổi khôn lường của lãi suất huy động vốn; bên cạnh đó, các khách hàng lớn của chi nhánh có nhu cầu sử dụng tiền gửi đến hạn và tiền gửi thanh toán nhiều trong tháng.

Bảng 2.10: Huy động vốn theo loại tiền

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo HĐKD năm 2009, 2010, 30/6/2011

STT CHỈ TIỂU 30/06/10 31/12/10 30/6/11 So với 2010

Theo loại tiền Cùng kỳ 2010

1 VND 7,558 8,483 7,278 99% 86%

2.2.3.3 Thị phần nguồn vốn huy động

Năm 2010 thị phần huy động vốn của BIDV HCM trên địa bàn thành phố tăng 0.18% so với năm 2009, tính đến 30/06/2011 thị phần có sự sụt giảm 0.2% so với cùng kỳ 2010. Nguyên nhân là do tình hình biến động của lãi suất huy động, tình hình lạm phát trong thời gian qua.

Bảng 2.11: Thị phần huy động vốn trên địa bàn TPHCM

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

So với địa bàn 1.3% 1.21% 1.39% 1.22%

Nguồn: Báo cáo HĐKD năm 2008, 2009, 2010, 30/6/2011

Với mục tiêu giữ vững ổn định nền vốn, chi nhánh đề ra các biện pháp ứng xử phù hợp đối với từng khách hàng đang giao dịch, đặc biệt là nhóm khách hàng TCKT, nhằm ngăn chặn đà suy giảm, khôi phục và gia tăng nguồn vốn huy động:

- Đối với khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện chính sách gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán kết hợp với chính sách tín dụng, đảm bảo nguyên tắc gia tăng tiền gửi cho chi nhánh.

- Đối với khách hàng cá nhân: thông qua công tác phân nhóm đánh giá khách hàng định kỳ quý, chi nhánh lên kế hoạch tiếp thị chăm sóc cụ thể đối với từng nhóm đối tượng, đảm bảo cung cấp các sản phẩm phù hợp và tăng cường sự gắn bó với khách hàng.

- Đối với khách hàng ĐCTC: tiếp tục phát hành Chứng chỉ tiền gửi đáp ứng nhu cầu khách hàng; lập kế hoạch chăm sóc và tiếp thị các khách hàng Định chế tài chính mới có tiềm năng.

- Tăng cường bám sát nhu cầu khách hàng, nghiêm túc chấp hành các biện pháp ứng xử và các chính sách đã đề ra nhằm ngăn chặn nguồn vốn suy giảm và gia tăng nguồn vốn, tiến tới tăng trưởng an toàn, ổn định cho chi nhánh

- Khai thác nguồn vốn từ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có giao dịch tại chi nhánh.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn BIDV HCM 2.3.1 Những lợi thế của BIDV HCM 2.3.1 Những lợi thế của BIDV HCM

- BIDV với thế mạnh là Ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với 53 năm phát triển và trưởng thành, có quy mô tổng tài sản lớn thứ 2 toàn hệ thống, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Với quy mô lớn, mạng lưới trải rộng, có bề dày lịch sử hoạt động và truyền thống quan hệ khách hàng. Bên cạnh đó, công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro của BIDV ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh (BIDV HCM) là một chi nhánh lớn của hệ thống BIDV. BIDV HCM là ngân hàng có uy tín, thương hiệu lớn : với bề dày lịch sử, BIDV HCM được biết đến như một ngân hàng hoạt động tốt nhất,có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng,bảo lãnh,thanh toán quốc tế ,kinh doanh ngoại hối…

- Với mạng lưới các chi nhánh BIDV trải rộng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước, dịch vụ thanh toán của BIDV HCM sẽ cho phép quý Công ty thanh toán ngay trong ngày tiền hàng hóa, dịch vụ… cho các đối tác của mình. Ngoài ra, với mối quan hệ đại lý của BIDV với trên 800 ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới, BIDV HCMC sẵn sàng cung cấp cho quý Công ty dịch vụ ngân hàng quốc tế như tín dụng thư, chiết khấu

bộ chứng từ hàng xuất, nhờ thu chứng từ, chuyển tiền…, đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích cho công việc kinh doanh của quý Công ty tại nước ngoài.

- Không chỉ dịch vụ ngân hàng, giao dịch với BIDV HCM quý Công ty sẽ có cơ hội được cung cấp trọn gói các dịch vụ tài chính khác thông qua các công ty thành viên của BIDV đang hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh : Công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, với các liên doanh trong lĩnh vực ngân hàng... - Với bề dày lịch sự và kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ mới hiện đại, sau khi hiện đại hóa, BIDV quản lý theo mô hình tập trung nên mọi chính sách đều thống nhất trong toàn hệ thống, công nghệ tiếp thu của nhà thầu nước ngoài nên rất hiện đại,đa tiện ích. - Đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng ân cần chu đáo. Đội ngũ nhân viên được trang bị từ kiến thức (thông qua những khóa học tập về chuyên môn),trang phục hiện đại, lịch sự, phong cách giao dịch chuyên nghiệp,..là hình ảnh đặc trưng mà BIDV HCM muốn gửi đến khách hàng

- BIDV HCM thiết lập phòng nghiên cứu sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Luôn luôn chú trọng các chính sách mới để phục vụ khách hàng, nghiên cứu sản phẩm mới, tiện lợi nhất để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

- Chính sách về thị trường của BIDV HCMC là tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mũi nhọn của TP. Hồ Chí Minh như: Hóa chất, Cơ khí, Dệt may, Da giày, Điện - Điện tử, Nhựa - Cao su, Chế biến thực phẩm, xây dựng - vật liệu xây dựng, Dược liệu - dược phẩm, Thương mại - xuất nhập khẩu, Bưu chính viễn thông, Vận tải, Khách sạn - du lịch, Kinh doanh tài sản – tư vấn, Công nghiệp phần mềm, kinh doanh bất động sản.

- Quan điểm xuyên suốt trong chính sách khách hàng của BIDV HCMC là không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô của doanh nghiệp. Tiêu chí xếp hạng khách hàng của ngân hàng chúng tôi được xây dựng chủ yếu dựa trên tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt, càng có uy tín trong giao dịch với ngân hàng sẽ được xếp hạng càng cao, qua đó các chính sách về lãi suất, phí, tài sản bảo đảm… càng được ưu đãi.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế hoạt động huy động vốn BIDV HCM

Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong tìm ra nhiều chính sách biện pháp để tăng cường hoạt động huy động vốn, cùng với sự quy mô của chi nhánh, công nghệ ứng dụng hiện đại, đội cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp nhưng BIDV HCM còn tồn tại không ít khó khăn:

- Cơ cấu vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động tập trung vào kỳ hạn ngắn, phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, nguồn vốn có sự biến động cao.

- Nhìn chung thị phần huy động vốn của chi nhánh không cao, đang có xu hướng sụt giảm qua các năm. Huy động vốn chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng cổ phần là các ngân hàng có khả năng linh động hơn trong lĩnh vực huy động với nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú nên tiếp cận tốt hơn với nguồn huy động trong dân cư, cũng như với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh…

- Nguồn vốn huy động từ khối quan hệ khách hàng có mức tăng trưởng chưa tưng xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng.

- Huy động vốn tăng trưởng chưa ổn định trong khi đó nhu cầu tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục ở mức cao cho các nhu cầu trả nợ vay và thanh toán L/C đến hạn.

- Huy động vốn từ khối bán lẻ tăng trưởng chưa cao, việc bán chéo các sản phẩm đẩy mạnh bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ giao dịch tài khoản nhằm tăng thu hút khách hàng giao dịch mở tài khoản còn hạn chế. Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn

của đối tượng này rất kém. Mặt khác, chi nhánh lại tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh lớn,các Tổng công ty …hơn là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. - Những cán bộ quan hệ khách hàng của BIDV HCM chủ yếu chuyển từ lĩnh vực tín dụng sang nên nhiều khi thực hiện công tác bán sản phẩm dịch vụ chưa chuyên nghiệp, cần đào tạo, bồi dưỡng thêm.

- Hoạt động marketing đối với sản phẩm huy động vốn mới chưa được quảng bá sâu rộng, hoạt động chưa có sự đồng bộ, thiếu thống nhất. Có những sản phẩm tốt nhưng chưa được chú trọng về truyền thống đại chúng.

- Tình hình hoạt động của các phòng giao dịch chưa đạt được hiệu quả cao, chưa giới thiệu được nhiều sản phẩm đến với khách hàng, huy động vốn chưa cao.

Với tình hình biến động của thị trường, NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp để kìm chế lạm phát từ nghị quyết số 11/NQ-CP đến thông tư 02/TT-NHNN thì tình hình huy động vốn của BIDV HCM tăng trưởng chậm.

2.3.3 Đánh giá thị phần huy đông vốn

Bức tranh thị phần ngân hàng tại Việt Nam dự tính sẽ có nhiều thay đổi. Thị trường đang chứng kiến nỗ lực lấn sân của khối ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên cái bóng của khối quốc doanh vẫn còn rất lớn và có những đặc thù khó bị chia sẻ. Việt Nam hiện có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 50 ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh. Cơ cấu thị phần của các nhóm này đang chia hai nửa rõ rệt: quốc doanh và cổ phần. Khối các ngân hàng quốc doanh có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ. Chỉ riêng sự gia tăng về số lượng thành viên và bùng nổ về mạng lưới của khối cổ phần cũng đã tạo áp lực lớn.

Cuối năm 2007 đến đầu năm 2010, thị phần huy động vốn và tín dụng giữa hai khối trên đã có sự dịch chuyển đáng chú ý. Khối quốc doanh có bề dày lịch sử, có quy mô

sự lớn mạnh về quy mô mỗi ngân hàng, khối cổ phần đã có thêm 13 thành viên chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị và 3 thành viên mới được thành lập. Xu hướng của sự dịch chuyển trên dự báo sẽ tiếp tục thể hiện trong kết quả chung của năm 2010, khi độ trễ thâm nhập thị trường của các thành viên mới chuyển đổi, mới thành lập đang được rút ngắn, bên cạnh sự gia tăng ảnh hưởng của những thành viên đi trước.

Cùng với sự tăng lên về quy mô, thị phần khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng tăng trưởng bứt phá, khối ngân hàng thương mại nhà nước không còn vị thế thống lĩnh (chiếm 70% thị phần huy động vốn) như những năm 2005 trở về trước.

Bảng 2.12 Thị phần huy động vốn BIDV Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 NHTMNN & NHCSXD 68,89% 58,07% 56,06% 48,67% Trong đó BIDV 15,3% 13% 13,5% 11,7% NHTMNN khác &NHCSXH 53,6% 45,1% 42,6% 36,9% NHTMCP, phi NH & QTD 23% 33,1% 35,9% 40,8%

CN NH nước ngoài và liên doanh 8,1% 8,8% 8,1% 10,5%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tính đến cuối tháng 6.2011 ước đạt 818,9 ngàn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ và tăng 1,6% so với đầu năm. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 60,1% tổng vốn huy động so với cùng kỳ. Vốn huy động VND chiếm 73,4%, tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 229,5% ngàn tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng huy động vốn.

Thị phần huy động vốn của BIDV HCM sụt giảm 0,2% so với cùng kỳ tính đến tháng 6.2011, chiếm khoảng 1.22% so với địa bàn.

* Nguyên nhân của sự giảm sút thị phần huy đông vốn qua các năm tại BIDV

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)