Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)

Trong điều kiện thị trường dự báo căng thẳng và diễn biến phức tạp, cạnh tranh trong hoạt động huy đông vốn gay gắt hơn khi nguồn vốn từ các doanh nghiệp và ĐCTC ngày càng khó khăn, công tác huy động vốn dân cư được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Khách hàng cá nhân là một trong những nhân tố quyết định đến nguồn vốn, danh tiếng và hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, Công ty Tài chính Việt Nam hiện nay, với thị trường 86 triệu dân, khách hàng cá nhân cần phải có một chiến lược tiếp cận đặc biệt.

Với kế hoặch được đạt ra tăng trưởng trong huy động vốn dân cư, BIDV HCM đang nỗ lực để hoàn thành kế hoạch kinh doanh và tăng trưởng nguồn vốn huy động và đặc biệt là nguồn vốn dân cư.

Kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ đẩy mạnh công tác huy động vốn dân cư.

- Tạo nền vốn khách hàng dân cư ổn định, vững chắc là mục tiêu lâu dài trong hoạt động nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của BIDV theo hướng bền vững. Vì vậy, mỗi cán bộ đều có trách nhiệm trong việc tăng cường công tác huy động vốn dân cư, cần xác định rõ vai trò từng đơn vị, từng cá nhân trong công tác huy động vốn dân cư một cách hợp lý.

- Xác định lực lượng đóng vai trò chính trong việc bán, tư vấn sản phẩm tiền gửi- đầu tư tài chính, chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để tư vấn bán sản phẩm phù hợp. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ đối với từng đơn vị, bộ phận, cán bộ, có chính sách đãi ngộ, khen thưởng…

- Tăng cường công tác quản trị điều hành, năng lực quản lý rủi ro, nguồn nhân lực, nâng cấp và khai thác hệ thống công nghệ hiện đại, cần không ngừng nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc cho đội ngũ chuyên viên khách hàng cá nhân.

- Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ, chính sách khách hàng nhằm phát triển nền khách hàng cá nhân bền vững, nâng cao hiệu quả mạng lưới, kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động truyền thống và marketing bán lẻ.

Xác định thị trường tiềm năng

- Khối dân doanh - ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể cả các công ty cổ phần, công ty TNHH).

Ngoài ra, khách hàng cá nhân là khách hàng to lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ. Chú ý tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và tính sẵn sàng sử dụng DVNH, mặc dù Việt Nam mới có khoảng 10% dân số tham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ.

Kênh phân phối

Chú trọng thật sự vào kênh phân phối điện tử qua việc ứng dụng công nghệ (internet/phone/sms banking), mặc dù việc này đòi hỏi chi phí cao từ ban đầu. Các chi phí cao trong việc mở rộng thị trường có thể được giải quyết một phần với việc phối hợp với công ty viễn thông khi sử dụng kênh phân phối điện tử.

Cùng với kênh phân phối mới này là vấn đề bảo mật và an toàn cần được xem xét quan tâm đặc biệt

Dịch vụ

Chú trọng phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ internet/phone/sms banking) và liên kết (ngân hàng - bảo hiểm, ngân hàng - chứng khoán…) bên cạnh việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác.

Phát triển dịch vụ bán lẻ đang là xu thế tất yếu đối với ngân hàng thương mại, nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần việc tăng sự cạnh tranh của ngân hàng. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên, và tăng khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quản huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)