Xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 62)

4.6.1. Gii pháp v năng lc và kiến thc ca cán b trong khu bo tn

- Muốn bảo vệ được loài Thông đỏ Nam trước tiên cần phải bảo vệ nơi sống, sinh cảnh của khu vực mà cây phân bố. Cấm khai thác các loài cây rừng đặc biệt là các loài đang được bảo vệ, tránh làm ảnh hưởng tới các điều kiện

54

và tiểu khí hậu của rừng. Do đó cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén.

- Vì lực lượng kiểm lâm trong khu bảo tồn còn mỏng, do đó cần tăng cường thêm lực lượng đặc biệt là những cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm.

4.6.2. Gii pháp h tr v phía chính quyn

- Do người dân trong khu bảo tồn còn chưa biết hết về các giá trị thực của cây thông đỏ nam, nên chưa có sự quan tâm nhiều đến việc bảo tồn và duy trì nguồn giống của cây, vì vậy các cơ quan chính quyền (xã, huyện) nên kết hợp với bản quản lý KBT mở các đợt tuyên truyền cho người dân trong khu bảo tồn về mức độ quý hiếm, cũng như những tác dụng mà cây Thông đỏ Nam mang lại; để hạn chế tới mức thấp nhất sự tác động của họ tới loài cây này.

- Ngoài ra, vì cuộc sống của người dân xung quanh khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn nên cần có nhiều hơn nữa những dự án đầu tư của chính phủ, hay thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để nâng cao cuộc sống của người dân. Tránh họ có những tác dụng tiêu cực vào rừng làm ảnh hưởng tới điều kiên tự nhiên của rừng. Mặt khác khi đời sống nhân dân được nâng cao họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ các loài cây quý hiếm.

- Người dân cũng là một trong những nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát triển loài cây Thông đỏ Nam sau này. Muốn loài cây được bảo tồn tốt trong khu bảo tồn hay được chăm sóc để nhân rộng chúng thì phải cần sự giúp đỡ tích cực từ người dân, có các chính sách ưu tiên, sử dụng người dân bản địa phối hợp bảo vệ rừng và các nguồn cây quý hiếm đang được bảo tồn tại địa bàn. Dạy người dân cách gây trồng và phát triển các nguồn cây quý hiếm, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, vừa bảo tồn được các nguồn gen hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt.

55

4.6.3. Gii pháp v k thut

- Do số lượng cá thể trong khu bảo tồn còn rất ít nếu muốn bảo tồn và phát triển được loài cây này thì cần phải bổ sung thêm những cá thể cây con mới. Mặt khác cây Thông đỏ Nam sống ở trên núi đá cao, việc tái sinh sinh tự nhiên là rất khó khăn. Nên việc dâm hom để tạo cây con là việc rất cần thiết để phát triển được loài cây này.

- Qua việc nghiên cứu về đặc điểm hình thái hoa, quả cây Thông đỏ Nam. Cây ra hoa và kết quả vào tháng 7 - 8. Ta có thể nhặt, thu thập hạt giống và tìm hiểu, nghiên cứu từ đó có thể lập vườn gieo ươm. Sau khi gieo ươm thành công thì ta có thể mang đi gieo trồng để phát triển và bảo tồn loài cây này.

- Sau khi thông qua những mô hình gieo trồng thí điểm dưới sự quan sát của những chuyên gia, ta có thể bắt đầu tiến hành trồng trên quy mô lớn với sự giúp đỡ của người dân trong khu bảo tồn.

- Ngoài ra, do sự hiểu biết của cán bộ tại KBT còn hạn chế vì vậy, cần mở những lớp huấn luyện có chuyên gia hướng dẫn trong việc trồng, chăm sóc loài cây Thông đỏ Nam. Và lợi ích trong việc bảo tồn, phát triển loài cho những cán bộ lâm nghiệp, hộ nhân dân.

56

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tình hình phân bố của loài cây Thông đỏ Nam (Thông đỏ lá dài) trong khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén - huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra kết luận như sau:

* Sự hiểu biết của người dân địa phương về cây Thông đỏ Nam trong khu bảo tồn

- Do sự hiểu biết của người dân về giá trị thực sự của Thông đỏ Nam còn rất ít, đa phần người dân chỉ biết đây là cây gỗ cao, cho gỗ có chất lượng tốt để làm nhà hoặc các dụng cụ dung trong gia đình, ngoài ra còn các giá trị về nguồn gen và làm dược phẩm thì người dân hoàn toàn không biết. Chính vì vậy họ vẫn chưa thực sự bảo vệ và cũng chưa biết cách để duy trì nguồn giống của loài cây này; bên cạnh đó họ còn ít nhiều tác động đến sự phát triển, sinh trưởng và tái sinh của cây.

* Đặc điểm hình thái của cây Thông đỏ Nam

- Dựa vào các đặc điểm về sinh học của cây Thông đỏ Nam thu được từ sau quá trình nghiên cứu ta có thể biết được cây ra hoa và tạo thành quả từ tháng 7-8 trong khoảng thời gian này ta có thể thu thập hạt, thực hiện các mô hình nhân giống bảo vệ nguồn gen cho loài Thông đỏ Nam.

- Ngoài ra, dựa vào các đặc điểm sinh học (thân, cành, lá…) và các cơ chế phát triển của cây ta còn có thể áp dụng các phương pháp giâm cành, chiết cành… nhân giống bảo vệ nguồn gen Thông đỏ Nam; sử dụng hợp lý vừa tận dụng được các giá trị của cây mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và bảo tồn của loài.

57

* Đặc điểm sinh thái học:

- Dựa vào các đặc điểm đã nghiên cứu về độ tàn che, độ ẩm, nhiệt độ, đặc điểm cây tầng cao... tại nơi có cây thông đỏ Nam sinh sống, ta có thể kiến tạo những môi trường phù hợp cho sự tái sinh tự nhiên của cây; đồng thời có thể lập được những quy mô phù hợp cho việc ươm giống, gieo trồng, bảo tồn loài Thông đỏ Nam.

* Đặc điểm phân bố của loài

- Cây Thông đỏ Nam ở khu vực này phân bố ở trạng thái rừng: Rừng thường xanh phát triển trên sườn hoặc đỉnh núi cao.

- Cây Thông đỏ thường phân bốở nơi ởđộ cao từ 1300 m trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sự tác động của người dân tới khu vực nghiên cứu

- Qua điều tra ta thấy người dân trong khu vực nghiên cứu còn nghèo, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn và khó khăn, lượng lao động dư thừa còn lớn. Chính vì vậy, cuộc sống của họ còn nhiều phụ thuộc vào rừng, dẫn đến có những tác động không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây trong KBT; vì vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân, kết hợp với người dân trong việc ươm trồng phát triển nguồn gen quý hiếm của các cây gỗ lớn trong KBT, điều này vừa mang lại công việc cho người dân, vừa thu lại lợi ích kinh tế nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, hạn chế những tác động không tốt đến rừng và các loài cây đang sinh sống trong KBT.

5.2. Kiến nghị

Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tuy nhiên sau những nghiên cứu về thực tế tôi có một số kiến nghị sau:

58

kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm. - Củng cố và hoàn thiện ban quản lý KBT, tăng cường trách nhiệm và năng lực cho cán bộ. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát để có thể kịp thời xử lý những vi phạm.

- Cần theo dõi diễn biến sinh trưởng và phát triển của loài Thông đỏ Nam trong khu vực KBT, cần phải có thời gian nghiên cứu dài hơn để nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ khu bảo tồn để có kết quả chính xác.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các khu rừng trong khu bảo tồn, phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm địa bàn với các cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và loài cây Thông đỏ Nam nói riêng để bảo tồn và phát triển loài.

- Tiến hành điều tra bổ xung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng chính xác còn lại của các loài Thông đỏ Nam trên địa bàn để có biện pháp gây trồng trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng.

- Lập các kế hoạch và chương trình nhân giống, ươm giống, gây trồng để duy trì và tăng số lượng loài cây Thông đỏ Nam cũng như các cây giống, các nguồn gen thực vật quý hiếm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Báo cáo quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 - 2020.

2.Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam Tập III,

Nxb Hà Nội.

3.Bộ Khoa học & Công nghệ, Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa

học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội, 2007.

4.Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ - CP. về quản lý bảo vệ các loài thực, vật động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Công ước CITES về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp.

5.Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalata Jr. Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn; Quỹ Darwin và Chương trình nhiệt đới cộng đồng Châu Âu xuất bản 2005, tr.110-113.

6.Nguyễn Văn Mạn (2002), Lâm nghiệp xã hội đại cương, Nxb Nông nghiệp 7.Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt

động khuyến nông khuyến lâm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội(1998).

8.Nguyễn Hải Tuất, 1982, Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

9.Thái Văn Trừng (1999), Những Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,

II. Tài liệu tiếng anh

10. Purohit A, Rao KS, Nautiyal S. Impact of bark removal on survival of Taxus baccata L. (Himalayan yew) in Nanda Devi Biosphere Reserve, Garhwal Himalaya, India. Res Comm 2001 Sep;81(5).

11. Quayum M, Nisar M, Shah MR, Adhikari A, Kaleem WA, Khan I. Analgesic and antiinflammatory activities of taxoids from Zucc. Phytother Res 2012 Apr;26(4):552-6.

12.Thomas, P. & Farjon, A. 2011. Taxus wallichiana. In: IUCN 2013. IUCN

Red List of Threatened Species. Version 2013.2. <www.iucnredlist.org>.

III. Website điện tử

13.http://2day.com.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 1

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

(Điều tra hiện trạng phân bố, lịch sử sử dụng rừng, hình thức quản lý, các tác động, nhu cầu phát triển rừng, kinh nghiệm người dân trong phục hồi rừng)

I- Thông tin chung:

Người phỏng vấn: ...

Ngày phỏng vấn: ...

Địa điểm phỏng vấn: ...

II- Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn: Họ tên...Tuổi...Giới tính ...

Dân tộc...Trình độ...Nghề nghiệp ...

Số nhân khẩu...Lao động chính... ...

Địa chỉ: ...

III- Nội dung phỏng vấn: 1. Ông (bà) cho biết rừng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với đời sống của người dân trong xã? ...

...

2. Hiện nay, trong xã có những loại rừng gì? Trạng thái nào chiếm chủ yếu? Rừng tự nhiên của địa phương được phân bốở những khu vực nào? ...

...

3. Các trạng thái rừng đó do những ai quản lý và sử dụng? Hình thức quản lý đó có hiệu quả không? Trên những trạng thái rừng đó trước kia là rừng tự nhiên hay là rừng được phục hồi sau canh tác nương rẫy/sau khai thác? ...

4. Hiện trạng rừng có gì thay đổi so với 10 năm trước? Ông bà có dự đoán như thế nào về tương lai của rừng trong 10 năm tới?

... ... 5. So với 10 năm trước đây, việc tìm kiếm các loài/nguồn tài nguyên trong rừng hiện có khó hơn không? Mức độ?

... ... 6. Cuộc sống của gia đình có bị thay đổi khi nguồn tài nguyên rừng bị thay đổi không? Thay đổi như thế nào?

... ... 7. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực là từ những nguồn nào?

... ... 8. Việc sử dụng rừng ở địa phương từ trước tới nay có khác nhau không? Khác như thế nào?

... ... 9. Gia đình có khai thác nguồn tài nguyên gì từ rừng tự nhiên không? Nếu có, thì ông bà sử dụng/khai thác gì từ rừng tự nhiên?

... ... 10. Ai là những người sử dụng tài nguyên rừng thường xuyên nhất? (người nghèo/người giàu? Nhóm dân tộc thiểu số? nam giới/phụ nữ? khác?) Tại sao? ...

11. Trong các trạng thái rừng tự nhiên thì trạng thái nào bị tác động của người dân nhiều nhất? Những tác động nào là thường xuyên? Tại sao? Ai tác động? Mức độ tác động? Phạm vi tác động?

... ... 12. Sự hiểu biết của ông (bà) về loài cây Thông đỏ Nam:

- Đặc điểm hình thái thân cây:

... ... - Đặc điểm hình thái lá cây: ... ... - Nơi phân bố chủ yếu của loài: ... ... - Khai thác (sử dụng, bán): ... ... - Gây trồng (đã gây trồng hay chưa gây trồng):

... ... - Quy trình gây trồng (tóm tắt quy trình):

... ... ... - Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ:

... ... - Theo ông (bà) cần làm gì để bảo tồn và phát triển sử dụng lâu dài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ... ...

Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Phụ lục 2

Mẫu bảng 3.1: Bảng thu thập số liệu các loài cây theo tuyến

Thôn: ... Xã: ... Huyện: ... Tuyến số: ... Trạng thái rừng: ... Người đo đếm: ... Ngày tháng năm 2013 TT Điểm đo Loài cây Toạđộ, Độ cao (m) D1.3 (cm) Hvn (m) Sinh trưởng Ghi chú 1 2 Mẫu bảng 3.2: Bảng thu thập số liệu hình thái thân STT Đặc điểm thân Các đặc điểm nổi bật của thân Ghi chú Gỗ Bụi Dây leo Thảo Ngầm 1 2 Mẫu bảng 3.3: Bảng thu thập số liệu hình thái lá STT Chiều dài Chiều rộng Hệ gân Các bộ phận phụ Màu sắc Mùi vị Ghi chú 1 2 ...

Mẫu bảng 3.4: Đo đếm các cây Thông đỏ Nam trong OTC Địa điểm: Xóm: Xã: Huyện: OTC số: Toạ độ: X Y Độ cao Hướng phơi: Độ dốc: TT Vị trí OTC Số lần gặp (loài...) Địa hình Diện tích OTC Trạng thái rừng Ghi chú 1 2 ....

Mẫu bảng 3.5: Trị sốđộ tàn che trong OTC Lần đo Trên ÔDB Trị số các lần đo (%) Trị số TB 1 2 3 4 5 1 ... 5 Độ tàn che củaÔTC

Mẫu bảng 3.6: Bảng điều tra tầng cây cao

ÔTC: Địa điểm: Ngày điều tra: Trạng thái rừng: Vị trí: Người điều tra: Độ cao: Độ dốc: Độ tàn che: Diện tích:

STT Loài D1.3 (cm) H(m) Phẩm chất cây Ghi

chú

T TB X

1 2

...

Mẫu bảng 3.7: Piếu điều tra cây tái sinh ÔTC : ... Độ dốc:...

Trạng thái rừng:... Ngày điều tra:...

Vị trí :... Hướng phơi:... Địa điểm:... Người điều tra:... OTC Tên cây Cấp chiều cao (m) 0-0,25 0,25-0,5 0,6-0,75 0,76-1 1,1-1,25 1,25-1,5 1,5-2 1 2 ...

Mẫu bảng 3.8: Điều tra phẫu diện đất Phẫu diện đất: OTC chuẩn: Ngày điều tra: Ng ười điều tra: Tầng đất Độ dày tầng đất(cm) Màu sắc TP giới Độ ẩm Độ chặt Tỷ lệ Đá lẫn (%) Tỷ lệ rễ cây (%) Ghi chú A0 A B C

Mẫu bảng 3.9: Bảng điều tra sự tác động của con người và vật nuôi đến hệ thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu

Tuyến: ...Chiều dài tuyến:...Địa điểm:... Người điều tra:... Ngày điều tra: Ngày... tháng....năm 2014

Tuyến Tuyến Đo (km) Khoảng cách (m)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 62)