Tàn che nơi có loài nghiên cứu phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 45)

37

tới các điều kiện trong rừng như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ.. Là một phần không thể thiếu của các loài cây tái sinh, và các tầng cây bụi trong rừng.

- Việc nghiên cứu độ tàn che trong rừng còn cho ta biết tình hình cây cối sinh trưởng ở tầng cây cao. Độ tàn che còn thể hiện tốc độ khép tán của các loài cây rừng là nhanh hay chậm. Rừng có độ tàn che cao hay thấp cho ta biết được cấu trúc rừng có đa dạng hay không, và nó phân bố như thế nào.

- Thông qua nghiên cứu và tính toán ta có bảng tổng hợp độ tàn che mà nơi loài phân bố như sau:

Bảng 4.4: Đặc điểm độ tàn che nơi có Thông đỏ Nam phân bố

OTC Trị số các lần đo Trị số TB 1 2 3 4 14 0,75 0,78 0,85 0,85 0,81 15 0,7 0,75 0,85 0,82 0,78 Độ tàn che TB của các OTC 0,79

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua bảng 4.4 đã cho thấy độ tàn che trong rừng tương đối lớn trung bình là 0,79. Độ tàn che này rất phù hợp trong việc tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh phát triển, cải thiện tiểu hoàn cảnh khí hậu của rừng.

- Độ tàn che giữa các ô tiêu chuẩn tương đối bằng nhau; ô tiêu chuẩn 15 thấp hơn là 0,78; ô tiêu chuẩn 14 có độ tàn che cao hơn 0,81.

- Độ tàn che trung bình đo đếm ở các lần đo nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố có sự đồng đều tương đối từ 0,78 đến 0,81. Sự chênh lệch về độ tàn che không lớn

- Tốc độ tăng trưởng độ tàn che của các ô tiêu chuẩn rất nhanh: + Ô tiêu chuẩn 14 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,75 - 0,85 tăng được 0,10 + Ô tiêu chuẩn 15 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,7 - 0,82 tăng được 0,12

- Thông qua những lần đo đếm và nghiên cứu đã cho ta thấy cây cối trong rừng phát triển tương đối tốt, có tốc độ độ khép tán nhanh. Với độ tàn che như vậy rất phù hợp với các loài cây sinh trưởng phát triển. Ẩm độ trong

38

đất cũng được đảm bảo ổn định tạo điều kiện tốt cho các cây con tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)