- Từ xa xưa con người đã biết tác động vào rừng: khai thác cây rừng, động vật, các sản phẩm khác từ rừng.., để phục vụ đời sống của mình. Do cuộc sống của người dân trong khu bảo tồn còn nhiều khó khăn, họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên việc họ khai thác sản từ phẩm rừng là chuyện không thể tránh được, cụ thể như:
+ Người dân săn bắt các loài động vật trái phép trong khu bảo tồn để mang về sử dụng hoặc trao đổi mua bán. Họ chủ yếu săn bắt các loài: Gà rừng, Gà lôi, các loài chim, Rắn, Sóc, Chồn...
49
gửi..., người dân chủ yếu khai thác vềđể sử dụng đôi khi để mua bán, đặc biệt là các loài Tầm gửi, Phong lan...
+ Trước năm 2012 khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén người dân vẫn thường xuyên đi vào rừng chặt cây, khai thác bừa bãi các loài cây quý hiếm. Từ khi khu bảo tồn được thành lập hiện tượng này vẫn còn xong đã ít đi rất nhiều. Họ chỉ khai thác để phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày: nhưđốn củi để lấy gỗ, làm đồ vật trang trí.
+ Các loại lâm sản và lâm sản ngoài gỗ người dân khai thác khai thác còn rất thiếu ý thức. Vì họ chưa biết được tầm quan trọng của cây rừng và sinh thái rừng nên họ chỉ khai thác và sử dụng chứ chưa có các biện pháp trồng và phục hồi lại.
- Để biết được sự tác động của người dân trong khu bảo tồn còn nhiều hay ít. Ta có thể tìm hiểu tác động và từng mức độ tác động được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.11: Điều tra sự tác động của con người và vật nuôi
đến hệ thực vật rừng trong khu vực Tuyến đo Khoảng cách (m) Chặt/ cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 500 2,28 1,42 1,14 0,85 0,71 Dân tộc dao sống trong và sát vùng lõi KB 2 500 1,55 0,9 0,55 0,88 0,88 3 500 1,3 1 0,6 0,9 0,5 TB 500 1,71 1,1 0,76 0,87 0,69
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)
Theo số liệu thống kê trên bảng đánh giá sự tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến lên khu vực nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Đén - Phia Oắc:
50
- Kết quả điều tra được sự tác động của con người tới rừng từ tác động chặt/ cưa cây với mức tác động mạnh, 1,71 điểm, cụ thể như sau:
+ Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, thể hiện qua số lượng cây gỗ quý hiếm như Nghiến đã giảm nhanh số lượng còn ít, ngay ở trên đỉnh ngọn núi tôi đi điều tra, đường đi khó khăn như thế lên tới đỉnh núi vẫn xuất hiện một số loài cây quý hiếm bị chặt hạ nhưng chưa vận chuyển đi được, rất nhiều cây nghiến đã bị chặt hạ với chiều dài gần 30 m và đường kính khoảng 100 cm do người dân chặt hạ nhưng không lấy hết, chỉ lấy được 1 phần còn lại vẫn bỏ nguyên tại rừng.
+ Trong tuyến điều tra rất nhiều cây gỗ to bị chặt đổ ngổn ngang trong rừng nhưng không được sử dụng do bị rỗng lõi hoặc chỉ dùng những chỗ có giá trị còn bỏ lại những chỗ gỗ non, kém chất lượng. Nhìn vào sau mỗi cây gỗ to bị đổ theo sau đó là nhiều loài cây gỗ khác cũng bị ảnh hưởng theo. Với mức độ điểm tổng cộng 1,71 điểm xếp vào mức tác động mạnh (Hình 4.7 và Hình 4.8).
Hình 4.7: Hình chỗ ngủ săn thú của người dân
Hình 4.8: Hình phần thân cây gỗ giổi đã xẻ bị bỏ lại
51
- Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ có diễn ra nhưng chúng ta ít gặp, rất nhiều cây to bị chặt hạ xuống chỉđể lấy các cây Lan, các cây có giá trị làm dược liệu bị khai thác rất nhiều để bán. Chặt cành thường xuyên diễn ra nhất là đối với các cây gỗ thường có quả và lá sử dụng được như: Rây hương, Rau sắng, Trám, Sấu.., các loài cây làm dược liệu: Hoàng mộc, Hoàng tinh cách, Kê huyết đằng... Chặt cây rừng làm củi đặc biệt là chặt những cây con, cây tái sinh lớp cây kế cận cho lớp cây trước mà người dân lại chặt về làm củi đun không những làm cho giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực mà nó còn làm mất đi khả năng tái sinh của các loài cây đó. Với mức điểm 1,71 thì sự tác động của con người vào khu vực nghiên cứu là tác động mạnh, tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn (Hình 4.9 và Hình 4.10).
Hình 4.9: Hình đốt rừng làm Hình 4.10: Hình khai thác lan rừng nương rẫy
- Hoạt động săn bắt động thực vật, dùng lửa để săn bắt ong là một trong những hoạt động diễn ra mạnh vào thời điểm mùa xuân và mùa hè, người dân sử
52
dụng cách săn ong cổ truyền nhằm săn bắt tìm kiếm ong mật để nuôi và kiếm mật ong phục vụ cho đời sống và mục đích thương mại. Đốt rừng để trồng trọt các loài như: Ngô, Khoai, Sắn.. phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân và còn trồng cả các loài cây làm thức ăn cho gia súc. Có thể nhận xét về tác động của khai thác LSNG là tác động xấu tới các sinh cảnh rừng KBT với mức: 1,1 điểm, tác động trung bình và liên tục.
- Dấu vết các loài vật nuôi thường gặp phổ biến ở các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài thường gặp và được chăn thả nhiều là Trâu, Lợn, dê... người dân chăn thả tự do, cả xóm chăn thả hằng ngày và rất thường xuyên. Tuyến đi Bản Chang gặp nhiều nhất do đường mòn dẫn vào khu vực có người Dao sinh sống. Thông đỏ Nam thường phân bố ở độ cao từ 1400 m - 1500 m nên việc ảnh hưởng của các loài vật nuôi là tương đối ít vì vậy việc chăn thả chỉ ảnh hưởng tới các khu vực chân, sườn núi, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là 2 tuyến (1,2). Với mức điểm 0,87 thì đây được xếp vào tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn (Hình 4.11 và Hình 4.12).
53
- Với mức điểm 0,76, tác động ít liên tục là quá trình tác động không chỉ do người dân địa phương mà còn có yếu tố của bộ phận không nhỏ là lâm tặc. Trong tuyến điều tra khu vực Bản Chang, phát hiện 2 nơi có sự chặt phá mạnh của con người, dấu vết khai thác còn rất mới, lâm tặc xẻ gỗ ngay tại rừng rồi vận chuyển gỗ thành phẩm ra ngoài. Đốt rừng làm nương rẫy hay chặt phá rừng của con người đều làm giảm độ che phủ ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và giữ đất gây xói mòn sạt lở, cạn kiệt nguồn nước đầu nguồn đồng thời làm tăng khả năng ô nhiễm môi trường. Nhờ có sự quản lý, kiểm tra, giám sát của KBT nên hoạt động khai thác trái phép của lâm tặc cũng như nhiều tác động khác không xảy ra liên tục, ít tác động đến khu vực (Hình 4.13).
Hình 4.13: Hình đốt rừng làm nương rẫy