Đặc điểm tầng cây cao nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 47)

- Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mỗi quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật với môi trường sống và giữa chúng với nhau. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được mối quan hệ bên trong của quần xã thực vật nói chung và cây Thông đỏ Nam nói riêng.

- Qua việc điều tra và nghiên cứu tại 15 ô tiêu chuẩn xung quanh nơi mà có cây Thông đỏ Nam sinh sống. Thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Thông đỏ Nam phân bố

OTC số N LCCTTT Công thức tổ thành 1 70 24 1,0Cl+0,43Cmn+0,43Dbc+0,57Dgb+0,57Dgn+0,57M +0,14Nr+0,86N+0,86Vt+4,57Lk 2 70 26 1,57Bđ+1,0Cl+0,57Dbc+1,14Ln+0,29M+1,0T+1,0Vg+3.43Lk 3 70 34 0,29Bđ+1,14Dbc+0,71K+0,57Rh+0,71Xh+6,57Lk 4 70 21 0,71Bđ+1,29Dgn+1,0K+0,29Nr+1,14N+1,0Tb+1,0Tc+0,57Xh+3,0Lk 5 70 21 1,43Bđ+0,86Dbc+0,86Dgb+0,86K+1,0Mlt+0,14Nr+0,86N +1,0Xh+3,0Lk 6 70 23 0,29Bl+1,0Ct+1,0Csbb+0,71Dgb+0,71Dgld+0,71dqt+0,57K +0,86T+1,14Xh+3,0Lk 7 70 27 1,43Dbc+0,86G+0,57Mnb+0,43Sm+0,43Tsbb+6,29Lk 8 70 26 0,86Bđ+0,86Dgld+0,71Rh+1,86T+5,71Lk 9 70 25 1,29Bđ+0,57Dbc+0,71Dga,co+2,0N+1,0Tsbb+4,43Lk 10 70 24 0,57Cn+1,86K+0,43M+0,14Nr+0,14Tn+0,57T+0,14T +0,14Tsbb+0,29Vt+2,71Lk 11 70 31 2,0N+0,29Td+0,86T+6,86Lk 12 70 23 0,57Bđ+0,86Lmt+0,14Nr+1,14N+1,14R+0,29Rh+0,29Td +0,86Tlg+1,29T+0,29Tsbb+3,14Lk 13 70 28 0,71Dbc+0,86Dgb+0,86Kbb+0,57K+0,57Kg+0,86N+0,43Rh +0,86Tsbb+4,29Lk 14 70 29 0,57K+0,71Nr+1,0R+1,0Sm+0,14Tdld+6,57Lk 15 70 27 1,14Dgb+1,43Dqt+0,29Nr+0,86Td+0,14Tdld+0,57T+0,43Vtr +5,14Lk

39

Ghi chú:

N: Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài).

Trong đó:Cl: Cà lồ; Cmn: Chòi mòi núi; Dbc: Dẻ bán cầu; Dgb: Dẻ gai bắc; Dgn: Dẻ gai nhọn; M: Mí; Nr: Nhãn rừng; N: Nhọc; Vt: Vối thuốc; Bđ: Bồđề; Ln: Lá nến; Tr: Trâm; Vg: Vầu gỗ; K: Kháo; Tb: Thôi ba; Tc: Thôi chanh; Xh: Xẻn Hương; Rh: Re hương; Mlt: Mò lá tròn; Dgld: Dẻ gai lá dày; T: Trám; G:Giổi; Mnb: Mắc niễng bắc; Sm: Sến mật; Tsbb: Tùng sữa Bắc Bộ; Dga,co: Dẻ gai ấn, cà ổi; Cn: Chò nâu; Tn: Thông nàng; Vtr: Vạng trứng; Td: Thầu dầu; Tlg: Thông lông gà; Kbb: Kè bắc bộ; Tdld: Thông

đỏ lá dài; Lk: Loài khác.

Từ các số liệu bảng 4.5 ta thấy số lượng các loài cây tầng cao trong khu vực nghiên cứu trong 15 OTC là rất đa dạng. Trong 15 OTC chỉ có 2 OTC xuất hiện loài Thông đỏ Nam (Thông đỏ lá dài) đó là OTC số 14 và 15. Điều này chứng tỏ tần suất xuất hiện loài là rất ít, chỉ chiếm khoảng 13,33%. Các cây xuất hiện nhiều và thường xuyên thấy nhất đó là BồĐề, Nhãn rừng và các loài Dẻ. Điều này còn cho thấy độ cao và trạng thái rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các loài cây, đặc biệt là cây Thông đỏ Nam. Với các OTC thuộc khu vực vành đai, ngoài rìa KBT có độ cao dưới 1300m không thấy có sự xuất hiện của cây; ngoài ra đây là những OTC gần khu vực dân cư sinh sống và chịu nhiều tác động của con người nên những cây quý hiếm thường là đã giảm rất nhiều và không thấy xuất hiện (bao gồm cả cây Thông đỏ Nam).

Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu thu được công thức tổ thành nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố như sau:

• Công thức cấu trúc tổ thành sinh thái của OTC 14:

0,57K+0,71Nr+1,0R+1,0Sm+0,14Tdld+6,57Lk

Trong đó: K: Kháo; Nr: Nhãn rừng; R: Rẻ; Sm: Sến mật; Tdld: Thông

40

• Công thức tổ thành sinh thái cây tầng cao ở OTC 15

1,14Dgb+1,43Dqt+0,29Nr+0,86Td+0,14Tdld+0,57T+0,43Vtr +5,14Lk

Trong đó: Dgb: Dẻ gai bắc; Dqt: Dẻ quả tròn; N: Nhãn rừng; Td: Thầu dầu; Tdld: Thông đỏ lá dài; T: Trám; Vtr: Vạng trứng; Lk: Loài khác

Các loài chủ yếu tham gia trong tổ thành tầng cây gỗ nơi cây Thông đỏ Nam phân bố chủ yếu các loài cây Nhãn rừng, dẻ quả tròn, Rẻ, Vạng trứng...

Đặc biệt tại OTC số 14 và 15 Thông đỏ Nam có hệ số quan trọng IVI% > 5% (7,91% và 9,81%), Ai là chỉ số đánh giá độ phong phú của loài một cách tương đối, Gi là tiết diện thân của loài được tính, Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i. Như vậy loài cây này có ý nghĩa về mặt sinh thái trong cấu trúc rừng tại đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 47)