Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 41)

Sắp xếp của loài cây nghiên cứu trong hệ thống phân loại thuộc:

- Ngành thực vật: Ngành Thông ( Pinophyta) nhiều tài liệu còn gọi là ngành

Hạt trần (Gymnospermae)

- Lớp: lớp thông (Pinopsida)

- Họ: Thông đỏ hay họ Thanh tùng (Taxaceae)

- Chi: Taxus

- Loài: Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana)

- Phân hạng: VU A1a,c (Theo sách đỏ Việt Nam - Phần II, Thực Vật)

- Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá ”hiếm” (R) [3], và Danh mục thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006NĐ – CP ngày 30/03/2006 [3]. Của Chính phủ nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ tại các điểm phân bố đã biết, đặc biệt tại Vườn quốc gia Bì Đúp- Núi Bà. Nghiên cứu nhằm mục đích cho việc trồng chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho nghiên cứu làm thuốc và bảo tồn ngoại vi (Ex situ).

33

4.2.2.Đặc đim hình thái r

- Do cây sinh trưởng phát triển trên núi cao có địa hình rất khó khăn, hiểm trở, do đó rễ cây phát triển rất mạnh để tìm kiếm chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Cây có dạng rễ cọc cắm sâu xuống đất, từ rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ và lan ra khắp nơi luồn sâu trong các kẽđá để hút nước và dinh dưỡng.

4.2.3.Đặc đim ca thân và cành cây

Sau quá trình nghiên cứu quan sát và đo đạc tại địa bàn về hình thái thân cây, tôi thu được kết quả tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.1: Kích thước hình thái cơ bản thân cây Thông đỏ Nam

STT OTC D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m)

14 146 42 15

15 157 45 20

Qua bảng 4.1 và nghiên cứu ngoài thực tế cho thấy Thông đỏ Nam tại khu vực nghiên cứu là cây gỗ lớn, ta thấy ở OTC 14 đường kính thân tại vị trí ngang ngực D1.3 kể từ gốc đạt 146 cm, chiều cao vút ngọn Hvn đạt 42 m, đường kính tán đạt 15 m, ở OTC 15 đường kính thân tại vị trí ngang ngực D1.3 kể từ gốc đạt 157 cm, chiều cao vút ngọn Hvn đạt 45 m, đường kính tán đạt 20 m.

- Cây cao, mọc thẳng. Vỏ ngoài màu nâu đỏ nhạt, hơi dày, bong vẩy. - Có tán hình tháp, cành xòe ngang đứng, đầu rủ xuống. Cành nhỏ, dẹt, xếp ít nhiều trên một mặt phẳng (Hình 4.1)

34

Hình 4.1: Hình thân cây Thông đỏ Nam ti KBT 4.2.4. Đặc đim cu to lá

Lá cây Thông đỏ Nam là lá thường xanh, sắp xếp theo hình xoắn ốc, xếp thành hai dãy do gốc lá bị vặn, lục vàng hình dải, hơi cong hình chữ S, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 mm, thon dần, nhọn ở hai đầu. Lá mọc cách, xếp thành hai dãy, thành đường thẳng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu (Hình 4.2 và Hình 4.3).

35

Sau khi tiến hành lấy cành lá tại 3 vị trí trên tán cây: Dưới, giữa, trên ngọn đểđo đếm số lá trung bình trên mỗi đốt ta thu được bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.2: Bảng đo đếm số lá và chiều dài của lá cây Thông đỏ Nam của 3 cành tại 3 vị trí: gốc, thân , ngọn Vị trí Cành phần gốc Cành phần thân Cành phần ngọn Sốđốt 22 19 21 Tổng số lá 431 331 399 Số lá trung bình 19,6 17,4 19 Tổng số lá trung bình 19

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua kết quả nghiên cứu ở bảng trên đã cho thấy số lá trung bình trên một đốt là: 19 lá.

- Đo đếm số lượng 100 lá tại 3 điểm: Dưới, giữa, trên ngọn của cây Thông đỏ Nam đã gặp trong khu vực điều tra, ta thu được kết quả trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Kích thước lá trung bình của cây Thông đỏ Nam Vị trí Lá phần gốc Lá phần thân Lá gần ngọn

Max Min TB Max Min TB Max Min TB

Rộng

(cm) 0,4 0,2 0,3 0,6 0,3 0,45 0,5 0,2 0,35

Dài

(cm) 3 2 2,5 3,5 2 2,7 3,2 2,2 2,7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua bảng 4.3 đã cho ta thấy kích thước trung bình ở lá gần phần gốc cây Thông đỏ về chiều rộng là: 0,3 cm, và chiều dài lá trung bình là 2,5 cm.

36 dài lá trung bình là 2,7 cm.

- Ở lá gần phần ngọn cây Thông đỏ về chiều rộng là: 0,35 cm, và chiều dài lá trung bình là 2,7 cm.

4.2.5. Đặc đim v hình thái hoa, qu

- Cây khác gốc. Lá đực hình chùy, đơn độc ở nách lá. Nón cái đơn độc trên đỉnh của cành ngắn tại một bên của trục hoa, gốc đỡ bởi vỏ hạt giả, hạt hình trứng, nằm trong vỏ hạt giả khi chín mọng nước màu đỏ tươi, có cạnh, dài khoảng 6 - 7 mm (Hình 4.4 và Hình 4.5).

- Do mùa ra hoa kết quả là tháng 7 - 8 nên không thể quan sát hình thái và các đặc điểm hoa, quả của cây Thông đỏ Nam tại khu bảo tồn được (Hình 4.4 và Hình 4.5).

Hình 4.4: Hình thái nón Thông đỏ Nam khi mi n

Hình 4.5: Hình nh cành mang nón mi ra

4.3. Đặc điểm sinh thái của cây Thông đỏ Nam

4.3.1. Độ tàn che nơi có loài nghiên cu phân b

37

tới các điều kiện trong rừng như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ.. Là một phần không thể thiếu của các loài cây tái sinh, và các tầng cây bụi trong rừng.

- Việc nghiên cứu độ tàn che trong rừng còn cho ta biết tình hình cây cối sinh trưởng ở tầng cây cao. Độ tàn che còn thể hiện tốc độ khép tán của các loài cây rừng là nhanh hay chậm. Rừng có độ tàn che cao hay thấp cho ta biết được cấu trúc rừng có đa dạng hay không, và nó phân bố như thế nào.

- Thông qua nghiên cứu và tính toán ta có bảng tổng hợp độ tàn che mà nơi loài phân bố như sau:

Bảng 4.4: Đặc điểm độ tàn che nơi có Thông đỏ Nam phân bố

OTC Trị số các lần đo Trị số TB 1 2 3 4 14 0,75 0,78 0,85 0,85 0,81 15 0,7 0,75 0,85 0,82 0,78 Độ tàn che TB của các OTC 0,79

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua bảng 4.4 đã cho thấy độ tàn che trong rừng tương đối lớn trung bình là 0,79. Độ tàn che này rất phù hợp trong việc tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh phát triển, cải thiện tiểu hoàn cảnh khí hậu của rừng.

- Độ tàn che giữa các ô tiêu chuẩn tương đối bằng nhau; ô tiêu chuẩn 15 thấp hơn là 0,78; ô tiêu chuẩn 14 có độ tàn che cao hơn 0,81.

- Độ tàn che trung bình đo đếm ở các lần đo nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố có sự đồng đều tương đối từ 0,78 đến 0,81. Sự chênh lệch về độ tàn che không lớn

- Tốc độ tăng trưởng độ tàn che của các ô tiêu chuẩn rất nhanh: + Ô tiêu chuẩn 14 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,75 - 0,85 tăng được 0,10 + Ô tiêu chuẩn 15 sau 4 lần đo đã tăng từ 0,7 - 0,82 tăng được 0,12

- Thông qua những lần đo đếm và nghiên cứu đã cho ta thấy cây cối trong rừng phát triển tương đối tốt, có tốc độ độ khép tán nhanh. Với độ tàn che như vậy rất phù hợp với các loài cây sinh trưởng phát triển. Ẩm độ trong

38

đất cũng được đảm bảo ổn định tạo điều kiện tốt cho các cây con tái sinh.

4.3.2. Đặc điểm tầng cây cao nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố

- Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mỗi quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật với môi trường sống và giữa chúng với nhau. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được mối quan hệ bên trong của quần xã thực vật nói chung và cây Thông đỏ Nam nói riêng.

- Qua việc điều tra và nghiên cứu tại 15 ô tiêu chuẩn xung quanh nơi mà có cây Thông đỏ Nam sinh sống. Thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Thông đỏ Nam phân bố

OTC số N LCCTTT Công thức tổ thành 1 70 24 1,0Cl+0,43Cmn+0,43Dbc+0,57Dgb+0,57Dgn+0,57M +0,14Nr+0,86N+0,86Vt+4,57Lk 2 70 26 1,57Bđ+1,0Cl+0,57Dbc+1,14Ln+0,29M+1,0T+1,0Vg+3.43Lk 3 70 34 0,29Bđ+1,14Dbc+0,71K+0,57Rh+0,71Xh+6,57Lk 4 70 21 0,71Bđ+1,29Dgn+1,0K+0,29Nr+1,14N+1,0Tb+1,0Tc+0,57Xh+3,0Lk 5 70 21 1,43Bđ+0,86Dbc+0,86Dgb+0,86K+1,0Mlt+0,14Nr+0,86N +1,0Xh+3,0Lk 6 70 23 0,29Bl+1,0Ct+1,0Csbb+0,71Dgb+0,71Dgld+0,71dqt+0,57K +0,86T+1,14Xh+3,0Lk 7 70 27 1,43Dbc+0,86G+0,57Mnb+0,43Sm+0,43Tsbb+6,29Lk 8 70 26 0,86Bđ+0,86Dgld+0,71Rh+1,86T+5,71Lk 9 70 25 1,29Bđ+0,57Dbc+0,71Dga,co+2,0N+1,0Tsbb+4,43Lk 10 70 24 0,57Cn+1,86K+0,43M+0,14Nr+0,14Tn+0,57T+0,14T +0,14Tsbb+0,29Vt+2,71Lk 11 70 31 2,0N+0,29Td+0,86T+6,86Lk 12 70 23 0,57Bđ+0,86Lmt+0,14Nr+1,14N+1,14R+0,29Rh+0,29Td +0,86Tlg+1,29T+0,29Tsbb+3,14Lk 13 70 28 0,71Dbc+0,86Dgb+0,86Kbb+0,57K+0,57Kg+0,86N+0,43Rh +0,86Tsbb+4,29Lk 14 70 29 0,57K+0,71Nr+1,0R+1,0Sm+0,14Tdld+6,57Lk 15 70 27 1,14Dgb+1,43Dqt+0,29Nr+0,86Td+0,14Tdld+0,57T+0,43Vtr +5,14Lk

39

Ghi chú:

N: Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài).

Trong đó:Cl: Cà lồ; Cmn: Chòi mòi núi; Dbc: Dẻ bán cầu; Dgb: Dẻ gai bắc; Dgn: Dẻ gai nhọn; M: Mí; Nr: Nhãn rừng; N: Nhọc; Vt: Vối thuốc; Bđ: Bồđề; Ln: Lá nến; Tr: Trâm; Vg: Vầu gỗ; K: Kháo; Tb: Thôi ba; Tc: Thôi chanh; Xh: Xẻn Hương; Rh: Re hương; Mlt: Mò lá tròn; Dgld: Dẻ gai lá dày; T: Trám; G:Giổi; Mnb: Mắc niễng bắc; Sm: Sến mật; Tsbb: Tùng sữa Bắc Bộ; Dga,co: Dẻ gai ấn, cà ổi; Cn: Chò nâu; Tn: Thông nàng; Vtr: Vạng trứng; Td: Thầu dầu; Tlg: Thông lông gà; Kbb: Kè bắc bộ; Tdld: Thông

đỏ lá dài; Lk: Loài khác.

Từ các số liệu bảng 4.5 ta thấy số lượng các loài cây tầng cao trong khu vực nghiên cứu trong 15 OTC là rất đa dạng. Trong 15 OTC chỉ có 2 OTC xuất hiện loài Thông đỏ Nam (Thông đỏ lá dài) đó là OTC số 14 và 15. Điều này chứng tỏ tần suất xuất hiện loài là rất ít, chỉ chiếm khoảng 13,33%. Các cây xuất hiện nhiều và thường xuyên thấy nhất đó là BồĐề, Nhãn rừng và các loài Dẻ. Điều này còn cho thấy độ cao và trạng thái rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các loài cây, đặc biệt là cây Thông đỏ Nam. Với các OTC thuộc khu vực vành đai, ngoài rìa KBT có độ cao dưới 1300m không thấy có sự xuất hiện của cây; ngoài ra đây là những OTC gần khu vực dân cư sinh sống và chịu nhiều tác động của con người nên những cây quý hiếm thường là đã giảm rất nhiều và không thấy xuất hiện (bao gồm cả cây Thông đỏ Nam).

Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu thu được công thức tổ thành nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố như sau:

• Công thức cấu trúc tổ thành sinh thái của OTC 14:

0,57K+0,71Nr+1,0R+1,0Sm+0,14Tdld+6,57Lk

Trong đó: K: Kháo; Nr: Nhãn rừng; R: Rẻ; Sm: Sến mật; Tdld: Thông

40

• Công thức tổ thành sinh thái cây tầng cao ở OTC 15

1,14Dgb+1,43Dqt+0,29Nr+0,86Td+0,14Tdld+0,57T+0,43Vtr +5,14Lk

Trong đó: Dgb: Dẻ gai bắc; Dqt: Dẻ quả tròn; N: Nhãn rừng; Td: Thầu dầu; Tdld: Thông đỏ lá dài; T: Trám; Vtr: Vạng trứng; Lk: Loài khác

Các loài chủ yếu tham gia trong tổ thành tầng cây gỗ nơi cây Thông đỏ Nam phân bố chủ yếu các loài cây Nhãn rừng, dẻ quả tròn, Rẻ, Vạng trứng...

Đặc biệt tại OTC số 14 và 15 Thông đỏ Nam có hệ số quan trọng IVI% > 5% (7,91% và 9,81%), Ai là chỉ số đánh giá độ phong phú của loài một cách tương đối, Gi là tiết diện thân của loài được tính, Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i. Như vậy loài cây này có ý nghĩa về mặt sinh thái trong cấu trúc rừng tại đây.

4.3.3. Điu kin v ánh sáng, nhit độ, độm nơi mà loài phân b

- Thông qua những tài liệu kế thừa được từ khu bảo tồn về điều kiện tự nhiên, khí hậu, kết quả tuyến điều tra trên 5 ô tiêu chuẩn đặc trưng được lập ra, để điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới nơi mà cây Thông đỏ Nam sinh trưởng và phát triển.

- Ánh sáng: Ánh sáng không chỉ những ảnh hưởng tới việc sinh trưởng của loài mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới việc tái sinh của các cây con. Nó quyết định tới tầng thảm thực vật sinh sống dưới tán rừng. Qua việc nghiên cứu và đo đếm: Trong ô tiêu chuẩn có nhiều tầng cây cao đa dạng về các loài nên trong ô tiêu chuẩn có đó độ tàn che lớn khoảng 0,81. Đây là độ tàn che rất thích hợp trong việc phát triển và sinh trưởng của cây rừng.

- Nhiệt độ: Khu bảo tồn nằm trong khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng như: Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 180C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20C - 50C [1].

41

- Độ ẩm: do khu bảo tồn có địa hình cao,đường đi khó, hiểm trở cho nên ít có tác động từ bên ngoài, vì thế trong khu vực nghiên cứu vẫn giữ nguyên được sự đa dạng, các loài cây phong phú từ tầng cao xuống tầng thấp. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.592 mm, cho nên độ ẩm bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5% [1].

4.3.4. Đặc đim v các loài cây bi, thm tươi nơi Thông đỏ Nam phân b

- Ngoài việc nghiên cứu tầng cây cao thì việc nghiên cứu các thực vật ngoại tầng, cây bụi, thảm tươi là điều không thể thiếu. Cây bụi thảm tươi không chỉ giúp thay đổi tiểu hoàn cảnh rừng mà chúng còn ảnh hưởng tới việc tái sinh của các loài cây.

- Qua việc điều tra và nghiên cứu các tầng cây bụi thảm tươi tại 2 ô tiêu chuẩn 14 và 15 nơi mà có cây Thông đỏ Nam sinh sống.Theo phương thức tính trung bình độ che bụi của các tầng cây trong ODB thu được kết quả tổnghợp tại bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Tổng hợp độ che phủ của 2 OTC có cây Thông đỏ phân bố

Ô dạng bản Ô Tiêu chuẩn Trị sốđộ che phủ tại các ô dạng bản (%) Trị số TB (%) 1 2 3 4 5 14 5 5,5 6,5 8 3 5,6 15 6 6,5 3,5 6 9 6,2 Độ che phủ TB của các ÔBD 5,9%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Vì cây Thông đỏ Nam phát triển trên núi cao, nên các loài cây bụi thảm tươi cũng phân bố tương đối ít, chủ yếu là các loài dây leo hay một số ít các cây cỏở tầng thấp. Tại hai ô tiêu chuẩn nơi mà cây Thông đỏ Nam phân bố, ta thấy có các loài cây tầng này như: Dương xỉ, Bàm Bàm, Thổ tế tân, Móng bò... Ngoài ra còn có một số loài thực vật quý hiếm như: Phong lan, Giảo cổ lam... Vì có số lượng ít và phân bố rải rác nên mức độ che phủ của chúng

42 cũng thấp chỉ từ 15 - 20%.

4.3.5. Đặc đim v sinh trưởng và tái sinh cây Thông đỏ Nam * Đặc đim sinh trưởng ca cây

- Sau quá trình nghiên cứu và đo đếm hai cây Thông đỏ Nam trong khu vực điều tra, ta thấy cây Thông đỏ Nam ở đây có quá trình phát triển rất chậm đó là do sự chênh lệch độ cao lớn, địa hình hiểm trở, các điều kiện về dinh dưỡng thấp.

- Tuy nhiên trên hai cây nghiên cứu các lá non tương đối phát triển, hầu hết tất cả các cành đều có lá non sinh trưởng. Nhưng do điều kiện khó khăn trong vòng một tháng các lá non chỉ có thể tăng chiều dài từ 0,5 - 0,7 mm.

* Tình hình tái sinh ca loài

Tổ thành tái sinh nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố

Bảng 4.7: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Thông đỏ Nam phân bố tự nhiên

STT

Loài cây số cây Ai(%)

OTC 14 1 Nhọc 8 5.33 2 Dẻ 5 3.33 3 Kháo tầng 4 2.67 4 Nhãn rừng 1 0.67 5 Gội trắng 1 0.67 6 Móc bắc sơn 1 0.67 OTC 15 1 Thông đỏ lá dài 2 1.33 2 Dẻ 4 2.67 3 Nhọc 6 4.00 4 Mọ 1 0.67 5 Lòng mang cụt 1 0.67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)