Đặc điểm về các loài cây bụi, thảm tươi nơi Thông đỏ Nam phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 50)

- Ngoài việc nghiên cứu tầng cây cao thì việc nghiên cứu các thực vật ngoại tầng, cây bụi, thảm tươi là điều không thể thiếu. Cây bụi thảm tươi không chỉ giúp thay đổi tiểu hoàn cảnh rừng mà chúng còn ảnh hưởng tới việc tái sinh của các loài cây.

- Qua việc điều tra và nghiên cứu các tầng cây bụi thảm tươi tại 2 ô tiêu chuẩn 14 và 15 nơi mà có cây Thông đỏ Nam sinh sống.Theo phương thức tính trung bình độ che bụi của các tầng cây trong ODB thu được kết quả tổnghợp tại bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Tổng hợp độ che phủ của 2 OTC có cây Thông đỏ phân bố

Ô dạng bản Ô Tiêu chuẩn Trị sốđộ che phủ tại các ô dạng bản (%) Trị số TB (%) 1 2 3 4 5 14 5 5,5 6,5 8 3 5,6 15 6 6,5 3,5 6 9 6,2 Độ che phủ TB của các ÔBD 5,9%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Vì cây Thông đỏ Nam phát triển trên núi cao, nên các loài cây bụi thảm tươi cũng phân bố tương đối ít, chủ yếu là các loài dây leo hay một số ít các cây cỏở tầng thấp. Tại hai ô tiêu chuẩn nơi mà cây Thông đỏ Nam phân bố, ta thấy có các loài cây tầng này như: Dương xỉ, Bàm Bàm, Thổ tế tân, Móng bò... Ngoài ra còn có một số loài thực vật quý hiếm như: Phong lan, Giảo cổ lam... Vì có số lượng ít và phân bố rải rác nên mức độ che phủ của chúng

42 cũng thấp chỉ từ 15 - 20%.

4.3.5. Đặc đim v sinh trưởng và tái sinh cây Thông đỏ Nam * Đặc đim sinh trưởng ca cây

- Sau quá trình nghiên cứu và đo đếm hai cây Thông đỏ Nam trong khu vực điều tra, ta thấy cây Thông đỏ Nam ở đây có quá trình phát triển rất chậm đó là do sự chênh lệch độ cao lớn, địa hình hiểm trở, các điều kiện về dinh dưỡng thấp.

- Tuy nhiên trên hai cây nghiên cứu các lá non tương đối phát triển, hầu hết tất cả các cành đều có lá non sinh trưởng. Nhưng do điều kiện khó khăn trong vòng một tháng các lá non chỉ có thể tăng chiều dài từ 0,5 - 0,7 mm.

* Tình hình tái sinh ca loài

Tổ thành tái sinh nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố

Bảng 4.7: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Thông đỏ Nam phân bố tự nhiên

STT

Loài cây số cây Ai(%)

OTC 14 1 Nhọc 8 5.33 2 Dẻ 5 3.33 3 Kháo tầng 4 2.67 4 Nhãn rừng 1 0.67 5 Gội trắng 1 0.67 6 Móc bắc sơn 1 0.67 OTC 15 1 Thông đỏ lá dài 2 1.33 2 Dẻ 4 2.67 3 Nhọc 6 4.00 4 Mọ 1 0.67 5 Lòng mang cụt 1 0.67 6 Kháo tầng 1 0.67 7 Nhãn rưng 1 0.67 8 Gội trắng 1 0.67 9 Móc bắc sơn 1 0.67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

43 cây tái sinh chỉ tập trung tại OTC 15.

Công thức tổ thành cây tái sinh:

OTC 14: 5,33N+2,67D+2,67Kt+2,0Lk

OTC 15: 1,33Tđld+2,67D+4N+0,67M+3,33Lk

Trong đó: N: Nhọc; D: Dẻ; Kt: Kháo tầng; Tdld: Thông đỏ Nam; M: Mọ; Lk: Loài khác.

Theo kết quả nghiên cứu ta thấy có 2 cây tái sinh của loài Thông đỏ Nam trong khu vực nghiên cứu OTC 15, tuy nhiên do khả năng tái sinh của cây kém hơn nữa cây mẹ còn quá ít chỉ có 2 cá thể trong khu bảo tồn, nên ta chỉ thấy có cây mạ chứ chưa có cây con.

Do vùng phân bố của loài cây Thông đỏ Nam có địa hình cao, dốc hiểm trở, rừng rậm.. cho nên sự tác động của điều kiện tự nhiên cũng như động vật trong khu rừng ít ảnh hưởng đến loài này, khả năng phát tán của hạt không cao. Vì thế sự tái sinh của cây con chỉ mọc xung quanh gốc cây mẹ.

Cá thể cây con tái sinh dưới gốc cây mẹ không nhiều do các thảm mục cành rơi, lá rụng và sự cạnh tranh nhau về dinh dưỡng của các loài cây bụi thảm tươi. Mật độ che phủ dày. Nên số lượng cá thể cây con chỉ có 2, chất lượng tái sinh ở mức trung bình. Chiều cao cây ở khoảng 3 – 3,5 cm, cách gốc cây mẹ 2 – 3 m (Hình 4.6).

- Do đó muốn bảo tồn và phát triển loài cây này trong khu bảo tồn thì cần có một mô hình phát triển hợp lý. Đặc biệt là việc giâm hom để nuôi trồng loài cây này (Hình 4.6).

44

Hình 4.6: Hình cây tái sinh ca Thông đỏ Nam 4.3.6. Đặc đim đất nơi loài cây nghiên cu phân b

- Trong cuộc sống của thực vật đất là yếu tố không thể thiếu được cho mỗi loài cây sinh trưởng và phát triển. Tùy vào điều kiện tự nhiên, địa hình, độ dốc... Đất có nhiều loại và phong phú với mức độ tốt xấu khác nhau, tuy nhiên ở mỗi loại đất cụ thể sẽ có các loài cây riêng đặc trưng cho loại đất đó. Việc nghiên cứu và tìm hiểu đất mà loài cây phân bố là rất cần thiết vì nó sẽ quyết định trong việc bảo tồn và phát triển loài cây này.

- Qua việc đào một mẫu đất đặc trưng trong ô tiêu chuẩn ta có bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Bảng mô tả phẫu diện đất ô tiêu chuẩn 14

Tầng

đất dày(cm) Độ

Mô tả đặc trưng các tầng đất

Màu sắc T.phần cơ giới Kết cấu đất Độ chặt Tỷ lệ đá lẫn (%) Tỷ lệ rễ cây (%) A0 15 Nâu đen 0 0 Xốp 0 2 A 45 Nâu đen Thịt nhẹ viên Xốp 15 20 B 50 Nâu vàng 0 0 Hơi xốp 10 15

45

- Sau khi nghiên cứu, và phân tích bảng số liệu 4.10 ta có: Phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu gồm có 3 tầng, đó là:

- Tầng thảm mục Ao mỏng, chỉ dày 15 cm và có màu nâu đen đất cố độ chặt xốp, tỉ lệ ra rễ 2%.

- Tầng rửa trôi A dày 45 cm, màu nâu đen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đất có kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ đá lẫn 15%, tỷ lệ rễ cây là 20%.

- Tầng B dày 45 cm, màu nâu vàng, độ chặt của đấy hơi xốp, tỷ lệ đá lẫn 10%; tỷ lệ rễ cây là 15%.

- Nhìn chung, qua bảng 4.10 tả phẫu diện đất như trên theo quan sát thì đất mặt có màu nâu đen, sâu xuống thì có màu nâu vàng. Với thành phần đá lẫn nhiều đã tạo điều kiện cho rễ cây bám chắc và dễ dàng len lỏi vào sâu trong lòng đất để tìm nguồn dinh dưỡng, chất lượng gỗ của các cây thường là rất tốt, chúng rất cứng cáp và có độ bền cao.

46

4.4. Đặc điểm sử dụng và kiến thức của người dân về cây Thông đỏ Nam.

4.4.1. S hiu biết ca người dân địa phương v loài Thông đỏ Nam trong khu bo tn khu bo tn

Bảng 4.9: Thống kê sự hiểu biết của người dân về Thông đỏ Nam

Tên Việt Nam Tên Địa phương Công

dụng Nơi sống Đặc điểm nổi bật

Bộ phận sử dụng Thông đỏ Nam Thông lá dài Dùng làm gỗ, cột nhà, làm các dụng cụ trong gia đình. Trên núi cao. Nơi có địa hình hiểm trở, không thấy mọc dưới nơi gần đường, gần người.

- Cây thân gỗ cao, mọc ở

trên đỉnh núi hiểm trở. - Vỏ ngoài màu nâu đỏ

nhạt, hơi dày, bong vẩy. - Lá mọc cách, xếp thành hai dãy, thành đường thẳng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục vàng. - Quả chín có màu đỏ, mềm. - Cây mọc chậm. Thân cây

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua việc tìm hiểu và phỏng vấn người dân, đã cho thấy họ biết khá rõ về loài cây này: Trong khu vực này người dân gọi cây Thông đỏ Nam là cây Thông lá dài, họ có thể nhận biết và phân biệt chúng nhờ lá và thân cây. Cây thân gỗ cao, mọc ở trên đỉnh núi hiểm trở. Vỏ ngoài màu nâu đỏ nhạt, hơi dày, bong vẩy. Lá mọc cách, xếp thành hai dãy, thành đường thẳng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục vàng...

47

- Trong khu bảo tồn người dân chủ yếu sử dụng bộ phận chính của cây là thân, và họ lấy thân cây về làm gỗ, xà nhà và các dụng cụ gia đình. Do không biết được tác dụng và mức độ quý hiếm của loài cây này nên họ chưa có ý thức trong việc bảo vệ chúng.

- Như vậy cần phải có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu biết hơn về loài cây quý hiếm này, để người dân có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và phát triển chúng.

4.4.2. Đặc đim s dng ni bt ca cây Thông đỏ Nam

Bng 4.10: Thng kê tình hình s dng loài Thông đỏ Nam trong khu vc nghiên cu

Loài Đối tượng Tỷ lệ có % Ghi chú (s phiếu) Thông đỏ Nam Sử dụng làm gỗ 27 90% Do số lượng ít, người dân chưa biết nhiều về loài cây Thông đỏ Nam

Bán 03 10%

Dùng 0 0

Mua 0 0

Gây trồng 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

- Qua phỏng vấn người dân họ đã nêu rõ về việc sử dụng loài cây này trong khu bảo tồn: Người dân chủ yếu khai thác để phục vụ lợi ích của bản thân mình, Thông đỏ Nam thường được người dân khai thác nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sử dụng lấy gỗ làm nhà, làm vật dụng trong gia đình.. Hiện nay tại khu vực nghiên cứu chưa gây trồng loài cây này do người dân chưa thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích của loài cây Thông đỏ trong nghiên cứu khoa học cũng như chưa có điều kiện để gây trồng loài cây này.

- Tuy nhiên, do 1 số cá nhân (Lâm tặc) biết về giá trị và lợi ích của cây nên kích động, xúi giục người dân khai thác Thông đỏ Nam để bán cho họ với giá thu mua rất cao, tuy vậy nhưng do số lượng cây trong KBT còn lại rất ít

48

nên hiện tượng chặt phá loài này cũng đã dần giảm và được kiểm soát của cán bộ KBT.

4.4.3. S phân b ca loài cây

- Theo sự hiểu biết của người dân thì họđã nhìn thấy cây Thông đỏ Nam thường xuất hiện ở vị trí sườn hay sườn đỉnh núi, có độ cao từ 1100 - 1300 m. Được phát hiện vào năm 2012.

- Hiện nay trong khu bảo tồn số lượng của cây là rất ít. Tuy người dân thường xuyên đi lại trong rừng nhưng rất hiếm khi gặp được cây Thông đỏ Nam. Cây chủ yếu mọc trên những ngọn núi cao, địa hình hiểm trở.

4.4.4. Ý kiến đóng góp ca người dân trong vic bo tn và phát trin loài

- Do số lượng cây Thông đỏ Nam còn rất ít do đó cần phải có sự bảo vệ nghiêm ngặt của cán bộ kiểm lâm, và các cơ quan chức năng khác.

- Do cuộc sống của người dân còn nghèo nên phải có các chương trình đầu tư hỗ trợ của nhà nước để người dân phát triển kinh tế. Tránh người dân tác động vào rừng làm ảnh hưởng tới điều kiện sinh cảnh của rừng.

- Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu và tìm những biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này.

4.5. Đánh giá s tác động ca con người ti khu vc nghiên cu

- Từ xa xưa con người đã biết tác động vào rừng: khai thác cây rừng, động vật, các sản phẩm khác từ rừng.., để phục vụ đời sống của mình. Do cuộc sống của người dân trong khu bảo tồn còn nhiều khó khăn, họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên việc họ khai thác sản từ phẩm rừng là chuyện không thể tránh được, cụ thể như:

+ Người dân săn bắt các loài động vật trái phép trong khu bảo tồn để mang về sử dụng hoặc trao đổi mua bán. Họ chủ yếu săn bắt các loài: Gà rừng, Gà lôi, các loài chim, Rắn, Sóc, Chồn...

49

gửi..., người dân chủ yếu khai thác vềđể sử dụng đôi khi để mua bán, đặc biệt là các loài Tầm gửi, Phong lan...

+ Trước năm 2012 khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén người dân vẫn thường xuyên đi vào rừng chặt cây, khai thác bừa bãi các loài cây quý hiếm. Từ khi khu bảo tồn được thành lập hiện tượng này vẫn còn xong đã ít đi rất nhiều. Họ chỉ khai thác để phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày: nhưđốn củi để lấy gỗ, làm đồ vật trang trí.

+ Các loại lâm sản và lâm sản ngoài gỗ người dân khai thác khai thác còn rất thiếu ý thức. Vì họ chưa biết được tầm quan trọng của cây rừng và sinh thái rừng nên họ chỉ khai thác và sử dụng chứ chưa có các biện pháp trồng và phục hồi lại.

- Để biết được sự tác động của người dân trong khu bảo tồn còn nhiều hay ít. Ta có thể tìm hiểu tác động và từng mức độ tác động được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.11: Điều tra sự tác động của con người và vật nuôi

đến hệ thực vật rừng trong khu vực Tuyến đo Khoảng cách (m) Chặt/ cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 500 2,28 1,42 1,14 0,85 0,71 Dân tộc dao sống trong và sát vùng lõi KB 2 500 1,55 0,9 0,55 0,88 0,88 3 500 1,3 1 0,6 0,9 0,5 TB 500 1,71 1,1 0,76 0,87 0,69

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu)

Theo số liệu thống kê trên bảng đánh giá sự tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến lên khu vực nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Đén - Phia Oắc:

50

- Kết quả điều tra được sự tác động của con người tới rừng từ tác động chặt/ cưa cây với mức tác động mạnh, 1,71 điểm, cụ thể như sau:

+ Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, thể hiện qua số lượng cây gỗ quý hiếm như Nghiến đã giảm nhanh số lượng còn ít, ngay ở trên đỉnh ngọn núi tôi đi điều tra, đường đi khó khăn như thế lên tới đỉnh núi vẫn xuất hiện một số loài cây quý hiếm bị chặt hạ nhưng chưa vận chuyển đi được, rất nhiều cây nghiến đã bị chặt hạ với chiều dài gần 30 m và đường kính khoảng 100 cm do người dân chặt hạ nhưng không lấy hết, chỉ lấy được 1 phần còn lại vẫn bỏ nguyên tại rừng.

+ Trong tuyến điều tra rất nhiều cây gỗ to bị chặt đổ ngổn ngang trong rừng nhưng không được sử dụng do bị rỗng lõi hoặc chỉ dùng những chỗ có giá trị còn bỏ lại những chỗ gỗ non, kém chất lượng. Nhìn vào sau mỗi cây gỗ to bị đổ theo sau đó là nhiều loài cây gỗ khác cũng bị ảnh hưởng theo. Với mức độ điểm tổng cộng 1,71 điểm xếp vào mức tác động mạnh (Hình 4.7 và Hình 4.8).

Hình 4.7: Hình chỗ ngủ săn thú của người dân

Hình 4.8: Hình phần thân cây gỗ giổi đã xẻ bị bỏ lại

51

- Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ có diễn ra nhưng chúng ta ít gặp, rất nhiều cây to bị chặt hạ xuống chỉđể lấy các cây Lan, các cây có giá trị làm dược liệu bị khai thác rất nhiều để bán. Chặt cành thường xuyên diễn ra nhất là đối với các cây gỗ thường có quả và lá sử dụng được như: Rây hương, Rau sắng, Trám, Sấu.., các loài cây làm dược liệu: Hoàng mộc, Hoàng tinh cách, Kê huyết đằng... Chặt cây rừng làm củi đặc biệt là chặt những cây con, cây tái sinh lớp cây kế cận cho lớp cây trước mà người dân lại chặt về làm củi đun không những làm cho giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực mà nó còn làm mất đi khả năng tái sinh của các loài cây đó. Với mức điểm 1,71 thì sự tác động của con người vào khu vực nghiên cứu là tác động mạnh, tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn (Hình 4.9 và Hình 4.10).

Hình 4.9: Hình đốt rng làm Hình 4.10: Hình khai thác lan rng nương ry

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)