Đặc điểm phân bố loài cây theo độ cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 40)

- Tùy những loài cây khác nhau mà có những yêu cầu về độ cao khác nhau. Các loài cây phải phát triển ở trên độ cao thích hợp với loài mới có thể sinh trưởng và tồn tại được.

- Qua việc nghiên cứu các loài cây theo độ cao ta sẽ biết được độ cao chủ yếu nơi loài cây phân bố, và chúng thích nghi nhất ở độ cao nào. Việc đó là hết sức cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển loài đặc biệt là cây Thông đỏ Nam là loài cây quý hiếm cần được bảo vệ.

- Thông đỏ Nam phân bố ở đỉnh núi và sườn núi nơi có địa hình dốc, nhiều vách đá. Chúng chỉ mọc ở những nơi có độ cao lớn từ 1300 m trở lên.

- Qua các số liệu thu thập được theo tuyến điều tra ở các độ cao từ 550 m trở lên, tôi chia ra độ cao như sau : 550 - 700 m, 700 - 850 m, 850 m trở lên.

- Ởđộ cao từ 550- 700 m thường gặp các loài cây Phong lan, thôi chanh, Thích ba thùy

- Ở độ cao từ 700- 850m thường gặp các loài cây: Nghiến, Dâu da xoan, Thích lá nguyên, Nhãn rừng, Phong lan..

- Ởđộ cao trên 850m gặp các loài cây: Nghiến, Dâu da xoan, Nhọc. - Thông qua tuyến điều tra ta thấy trong khu bảo tồn có rất ít cây ngành hạt trần, chỉ có cây Thông đỏ là đại diện cho ngành, và có số lượng rất ít, trên tuyến điều tra dài 6 km chỉ xác định được 2 cây Thông đỏ Nam. Cây thứ nhất thấy ở độ cao 1178 m và cây còn lại thấy ởđộ cao 1300 m.

32

- Ngành hạt kín thì rất đa dạng và nhiều chủng loại đặc biệt là Nghiến, Thích lá nguyên, Dâu da xoan, Phong lan...chúng mọc khắp nơi và có thể thấy được chúng ở bất kỳđộ cao nào từđộ cao 550 đến trên 850 m.

- Như vậy qua kết quả trên đã cho ta thấy ngành thực vật hạt kín là rất ít và không đa dạng như ngành hạt trần. Do địa hình ở đây rất phức tạp và có điều kiện tự nhiên khó khăn chủ yếu là núi đá và có vách đá rất cao, các loài cây phát triển được phải có khả năng sinh trưởng mạnh, thích ứng cao để phù hợp với hoàn cảnh sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên B (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)