Do địa hình khó khăn ở vùng núi nên chúng tôi chỉ có thể lập ô tiêu chuẩn theo một số hình cơ bản như hình chữ nhật 20 x 50m có diện tích 1000m2
Dựa vào bản đồđịa hình và bản đồ quản lý khu vực của cán bộ quản lý để xác định sơ bộ và thiết lập ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn sẽ được thiết lập ở gần các tuyến tuần rừng (tuyến đường mòn) và tuyến khảo sát (cách đường tuần rừng 100m trở lên).
Điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,... Trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
Các OTC có diện tích 1000m2 (20m X 50m) đối với các trạng thái rừng có tầng cây cao (D≥ 6cm), chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100 - 200m2) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 OTC. Cứ 100m độ cao lập 1 OTC. Lập 15 OTC cho tất cả trạng thái rừng và độ cao. Các chỉ tiêu đo đếm gồm:
Mẫu bảng 3.4: Đo đếm các cây Thông đỏ Nam trong OTC (Phụ lục 2)
Đo độ tàn che tại 5 vị trí của OTC lấy độ tàn che của OTC bằng giá trị trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các điểm đo ô dạng bản).
Đo độ tàn che bằng kính đo độ tàn che.
25
* Điều tra tầng cây cao
Trong các OTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng
- Đường kính ngang ngực (D1,3, cm) bằng thước dây và thước kẹp kính, theo 2 hướng Đông – Tây và Nam - Bắc lấy trị số bình quân.
- Chiều vao vút ngọn (Hvn, m) bằng thước bume - leiss của để xác định chiều cao vút ngọn (từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây).
Mẫu bảng 3.6: Phiếu điều tra tầng cây cao (Phụ lục 2) + Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng - Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ cần sử dụng mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo công thức: 3 (%) Ai Di RFi IVIi = + + (3-1) Trong đó:
IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỉ lệ tổ thành) của loài thứ i Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i
100 (%) 1 × = ∑ = S i Ni Ni Ai (3-2) Trong đó: - Ni là số cá thể loài thứ i - s là số loài trong quần hợp
26 100 1 × = ∑ − S i Gi Gi Di (3-3) Trong đó:
- Gi là tiết diện thân của loài thứ i Gi(cm2)= 2 2 ∑ π Di (3-4) Trong đó:
- Di là đường kính 1,3m (D1.3) của loài cây thứ i
- RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài cây thứ i
RFi(%)= 100 1 × ∑ = S i i i F F (3-5) Trong đó:
- Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i
- Fi= Số lượng các ô mẫu có loài thứ i xuất hiện x 100 Tổng số ô mẫu nghiên cứu
Theo đó những loài cây chỉ có số IVI≥5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1987) trong một lâm phần nhóm cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là loài ưu thế. Trong đề tài chủ yếu đề cập tới loài cây Thông đỏ Nam nên loài cây này có xuất hiện và có chỉ số nhỏ cũng vẫn được đưa vào công thức để so sánh.
* Điều tra cây tái sinh
Đo đếm cây tái sinh nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng trong tương lai, cây tái sinh được đo đếm trong các ô thứ cấp với số lượng 5 ô. 4 ô bốn góc, 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m2 (5 X 5m). Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo mẫu bảng sau:
27
Mẫu bảng 3.7: Phiếu điều tra cây tái sinh (Phụ lục 2)
+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng - Tổ thành cây tái sinh
Khóa luận xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
K = Ni/N x 10 (3-6)
Trong đó:
Ki: Hệ số thổ thành loài thứ i Ni: Số cây của loài thứ i N: Tổng số cây của OTC 10: Là hệ số
- Mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức
N/ha = n/Sdt x 10.000 (3-7)
Trong đó:
Sdt: Diện tích các ô thứ cấp điều tra cây tái sinh (m2) n: Là số lượng cây tái sinh điều tra được
• Điều tra phẫu diện đất
- Tiến hành đào phẫu diện đất chiều sâu 150cm, chiều rộng 70-90cm. Nhưng do địa hình núi đá tỷ lệ đá lẫn lơn nên chỉ đào được phẫu diện sâu 60cm rộng 30cm.
- Ghi chép số liệu vào bảng:
28