Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén - huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng nằm trong địa bàn vùng núi đá cao. Hầu hết toàn bộ khu bảo tồn đều nằm trong trạng thái rừng thường xanh phát triển trên núi đá, trạng thái rừng này bao gồm 4 tầng chủ yếu.
Trong quá trình điều tra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, đã phát hiện ra cây Thông đỏ Nam trong khu vực này, nằm trong trạng thái rừng chung của khu bảo tồn là trạng thái rừng thường xanh phát triển trên núi đá.
Sự phân bố của Thông đỏ Nam thấy ở cấu trúc rừng như sau:
- Tầng ưu thế sinh thái (tầng A2): Tầng A2 có chiều cao từ 15 – 20m. Tầng A2 chủ yếu gồm các loài cây gỗ như:
+ Lim vang ở OTC 03, OTC 09, OTC 11, OTC 13, OTC 15
+ Chò nâu, Xẻn hương, Nhãn rừng ở các OTC 03, OTC 10, OTC 13, OTC 14
+ Trâm và Kháo ở các OTC 01, OTC 02, OTC 07, OTC 08, OTC 11, OTC 12
- Tầng cây gỗ (tầng A3): Tầng A3 có chiều cao từ 8 - <15 m. Tầng A3 bao gồm các loài cây của tầng trên còn nhỏ và các loài cây của tầng dưới như: Thầu dầu, Dẻ quả tròn, Dẻ, Kim giao, Nhọc, Thích, Vàng anh.
- Tầng cỏ quyết: Bao gồm chủ yếu các loài như: Dương xỉ thường, Mía dò… - Thực vật ngoại tầng: Bao gồm các loài thuộc chủ yếu các họ: Phong lan, họ Củ nâu, họ Tiết dê… Điển hình như: Củ nâu, Ráy leo, Bình vôi, Lan hài…
- Qua các kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy được tuy là rừng phát triển trên núi đá có điều kiện rất khó khăn nhưng rừng vẫn giữ được sự đa dạng và phong phú khi cấu trúc rừng bao gồm cả 4 loại tầng thứ, phát triển hài hòa và
31
bổ sung tốt cho nhau từ tầng cao xuống tầng thấp. Đặc biệt là ở tầng cây ưu thế sinh thái A2 rất nhiều loại cây: Nghiến, Xẻn hương, Mí, Kháo.. Tầng A3 cũng bao gồm nhiều loài và phong phú: Nhãn rừng, Thích, Dẻ, Vàng anh..Vì đây là rừng phát triển trên núi đá nên tầng cỏ quyết và thực vật ngoại tầng cũng không đa dạng lắm chủ yếu là: Dương xỉ thường, Mía dò, Ráy leo, Bình vôi, Phong lan..