Đối với hoạt động phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.3.3.Đối với hoạt động phi nông nghiệp

Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động lúc nông nhàn, trong những năm gần đây ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia các hoạt động khác ngoài lĩnh vực nông nghiệp.

Đối với các nông hộ ở chỗ có lợi thế về giao thông, địa lý có thể phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có thể làm các dịch vụ như xay xát, tuốt lúa, vận chuyển yêu cầu đối với loại hộ này là phải có nguồn vốn lớn, có lao động và khả năng nắm bắt thị trường. Làm kinh doanh dịch vụ có thể đem lại thu nhập cao song cũng dễ gặp rủi ro, chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn ban đầu. Những hộ làm dịch vụ xay xát, làm thuê khác, khoản chi phí lớn thứ hai ngoài vốn là chi phí khấu hao tài sản, chi phí nhiên liệu. Loại hình dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, vất vả hơn nhưng không bị nợ đọng vốn.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: nghề điêu khắc gỗ, thêu… Mấy năm gần đây nghề thêu và nghề điêu khắc khá phát triển nhờ

phát triển ngành nghề mà trong xã đã góp phần giải quyết dư thừa lao động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân. Ưu điểm của các loại hình nghề nghiệp này là chi phí bỏ ra không lớn, có thể tận dụng được hầu hết các nông hộ tham gia.

3.2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra

3.2.4.1.Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, để giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích tôi tính bình quân cho một hộ/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa và hoa màu. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Theo nhóm hộ Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo I. Lúa 1. Diện tích sào 5,0 4,4 2,6

2. Năng suất Kg/sào 390 370 350

3. Sản lượng Kg 1.950 1.628 910

4. Giá bán 1000đ 7 7 7

5. Thành tiền 1000đ 13.650 11.396 6.370

II. Hoa màu

1. Diện tích sào 2,4 2,7 1,8

2. Năng suất Kg/sào 250 240 230

3. Sản lượng Kg 600 648 414

5.Thành tiền 1000đ 3.600 3.888 2.484

III. Tổng GTSX 1000đ 17.250 15.284 8.854

Cây lúa và cây màu là hai cây trồng chính của nông hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập chính và ổn định hơn so với ngành khác. Tổng diện tích cấy lúa ở nhóm hộ khá có năng suất cao hơn là 390 kg/sào/năm, nhóm hộ trung bình có năng suất bình quân là 370 kg/sào/năm, nhóm hộ nghèo có năng suất bình quân là 350 kg/sào/năm do nhóm hộ khá có mức đầu tư chi phí tốt hơn nên có năng suất bình quân cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Với giá bán 7.000 đồng/1kg lúa thì giá trị sản xuất của hộ khá thu được 13.650.000 đồng, hộ trung bình giá trị sản xuất thu được 11.396.000 đồng, hộ nghèo giá trị sản xuất thu được 6.370.000 đồng.

Tổng diện tích trồng màu của nhóm hộ khá có năng suất bình quân là 250kg/sào/năm, nhóm hộ trung bình có năng suất bình quân là 240kg/sào/năm, nhóm hộ nghèo năng suất bình quân là 230kg/sào/năm. Với giá bán bình quân là 6.000 đồng/kg thì giá trị sản xuất ở nhóm hộ khá có giá trị sản xuất là 3.600.000 đồng, nhóm hộ trung bình giá trị sản xuất là 3.888.000 đồng, hộ nghèo giá trị sản xuất là 2.484.000 đồng.

3.2.4.2.Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi

Đối với lợn thịt ở nhóm hộ khá là 4,02 con, tổng thịt lợn xuất chuồng/năm là 295,59kg, thì thu được giá trị sản xuất là 10.641.200 đồng. Ở nhóm hộ trung bình là 4,24 con, tổng thịt lợn xuất chuồng/năm là 239,87kg, thì thu được giá trị sản xuất là 8.635.320 đồng.Và ở nhóm hộ nghèo là 2,14 con, tổng thịt lợn xuất chuồng/năm là 149.340 đồng, thu được giá trị sản xuất là 5.376.240 đồng trong năm.

Đối với chăn nuôi các nông hộ vẫn chủ yếu là nuôi gà, vịt,… ở nhóm hộ khá số đầu gia cầm là 18,01 con/hộ/năm, Trọng lượng mỗi con là 2,02 kg/con với giá bán bình quân là 100.000 đồng/1 kg thì giá trị sản xuất thu được là 3.638.000 đồng. Hộ trung bình số đầu gia cầm là 17,04 con/hộ/năm, trọng lượng mỗi con là 1,72kg với giá bán bình quân 100.000 đồng/1 kg thì giá trị sản xuất thu được là 2.931.000 đồng. Ở nhóm hộ nghèo có số đầu gia cầm là 12,02 con/hộ/năm, trọng lượng mỗi con là 1,69kg với giá bán bình quân là 100.000 đồng/11kg thì giá trị sản xuất thu được là 2.031.000 đồng.

Ngoài 2 loại phổ biến trên một số hộ còn chăn nuôi một số vật nuôi khác như trâu, bò, và nuôi cá… Giá trị sản xuất ở hộ khá của hình thức chăn nuôi này là 1.372.000 đồng/hộ/năm, hộ trung bình la 807.320 đồng/hộ/năm, hộ nghèo là 560.250 đồng/hộ/năm. Như vậy ngành chăn nuôi đem lại GTSX cho hộ khá là 15.651,24 đồng/hộ/năm, đem lại GTSX cho hộ trung bình là 12.373,64 đồng/hộ/năm, đem lại GTSX cho hộ nghèo là 7.967,49 đồng/hộ/năm.

Qua điều tra các nông hộ chỉ chăn nuôi lợn, gà vịt là chủ yếu điều đó thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 3.11: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Phân theo nhóm hộ

Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo 1. Lợn thịt - Số con/năm Con 4,02 3,24 2,16 - Tổng thịt lợn xuất chuồng/năm Kg 295,59 239,87 149,34 - Giá bán hơi 1000đ/kg 36 36 36 - Giá trị Sản xuất (GO) 1000đ 10.641,24 8.635,32 5.376,24 2. Gia cầm - Sốđầu gia cầm Con 18,01 17,04 12,02 -Trọng lượng bình quân/con Kg 2,02 1,72 1,69 - Tổng trọng lượng đàn gia cầm Kg 36,38 29,31 20,31

- Giá bán 1000đ/kg 100 100 100 - Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3638 2931 2031

3. Giá trị sản xuất vật nuôi khác 1000đ 1.372 807,32 560,25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi/hộ 1000đ 15.651,24 12.373,64 7.967,49

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 3.2.4.3. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra

Thu nhập chính của các hộ điều tra xã Khang Ninh phần lớn là từ trồng trọt và chăn nuôi nên ở đây thống kê thu nhập chính của hai loại hình thu nhập này.

Bảng 3.12: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra

Diễn giải Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Giá trị (1000đ) Giá trị (1000đ) Giá trị (1000đ) I. Ngành trồng trọt

1. Giá trị sản xuất (GO) 17.250 15.284 8.854 2. Chi phí trung gian (IC) 2.353,65 2.192,25 2.034,68 3. Giá trị gia tăng (VA) 14.896,35 13.091,75 6.819,32 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 14.096,35 12.066,75 5.694,32

II. Ngành chăn nuôi

1. Giá trị sản xuất (GO) 15.651,24 12.373,64 7.967,49 2. Chi phí trung gian (IC) 9.869,60 7.885,15 5.510,95 3. Giá trị gia tăng (VA) 5.781,64 4.488,50 2.456,54 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 5.781,64 4.488,50 2.456,54

III. Nguồn thu khác 15.000 8.000 6.000

IV. Tổng thu nhập bình quân hộ/năm 34.877,10 24.555,30 14.150,80

V. Thu nhập bình quân người/năm 8.304,07 6.461.921 3.076.26

VI. Thu nhập bình quân người/tháng 692,00 538.49 256.35

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần quan trọng tạo thu nhập cho hộ nông dân, chu trình hoạt động sản xuất của họ là chu trình khép kín, tân dụng sản phẩm trồng trọt và thức ăn dư thừa của gia đình để chăn nuôi. Đồng thời họ

thu lại được nguồn phân bón hữu cơ rẻ tiền và chất lượng để phục vụ cho sản xuất trồng trọt. Do vậy tổng thu, chi phí sản xuất của các hộ mang tính chất tương đối.

Đối với nhóm hộ khá trong một năm tổng thu nhập bình quân hộ/năm là 34.877,10 nghìn đồng. Thấp hơn nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình đem lại tổng thu nhập bình quân hộ/năm năm là 24.555,3 nghìn đồng và hộ nghèo là 14.150,80 nghìn đồng. Thu nhập bình quân người/tháng của nhóm hộ khá là 692,00 nghìn đồng/tháng, hộ trung bình là 538,49 nghìn đồng/tháng. Hộ nghèo có thu nhập binh quân là 256,35 nghìn đồng/tháng.

Nhóm hộ khá không những có thu nhập cao hơn nhóm còn lại về mặt giá trị mà cơ cấu thu nhập cũng khác biệt lớn.

Nhóm hộ trung bình thực chất hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp không cách xa hộ khá, qua điều tra năng suất lúa của hộ trung bình và hộ khá là tương đương, song trong lĩnh vực chăn nuôi thì nhóm hộ này rất kém. Quy mô đàn gia cầm của nhóm hộ này nhỏ và cũng chưa có xu hướng phát triển theo qui mô lớn. Nhóm hộ nghèo qua điều tra chủ yếu có thu nhập thấp do gặp rủi ro, hoặc có hoàn cảnh éo le, có người già, có người ốm đau bệnh tật hay ít lao động, lại thiếu vốn sản xuất. Trong những năm gần đây các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho phát triển kinh tế thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi, đã có nhiều hộ nhờ đó mà thoát khỏi tình trạng khó khăn song vẫn còn nhiều hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả, nên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

3.2.4.4. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra

Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn . Đặc biệt là cho thực phẩm và xây dựng, mua sắm. cũng

qua quá trình làm kinh tế, hộ khá có quan hệ rộng hơn nên các khoản chi cho các mối quan hệ xã hội cao nhóm hộ còn lại

Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ được thể hiện qua bảng :

Bảng 3.13.Một số chi tiêu cho sinh hoạt và khả năng tích lũy của hộ Chỉ tiêu Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Số lượng (1000đ) CC (%) Số lượng (1000đ) CC (%) Số lượng (1000đ) CC (%) Thu nhập hỗn hợp 34.877,10 100,00 24.555,30 100,00 14.150,80 100,00

1. Chi cho đời sống sinh hoạt 20.960,71 60,09 17.140,11 69,80 13.882,16 98,10 - Lương thực: Gạo và lương thực khác 5.054,40 14,50 4.800,55 19,55 4.200,88 29,68 - Thực phẩm: Thịt, trứng, cá, rau,… 6.120,78 17,55 5.785,33 23,56 5.023,64 35,50 - Các khoản khác: Giáo dục, y tế, văn hóa,… 9.785,53 28,05 6.554,23 26,70 4657,64 32,91 2. Tích lũy 13.916,39 39,90 7.415,19 30,19 268,64 1,89

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn. Với tổng thu nhập của hộ khá là 34.877.100 đồng/năm thì chia cho đời sống sinh hoạt của hộ là 20.960.710 đồng/năm ( chiếm 60,09% thu nhập hỗn hợp của hộ) còn lại tích lũy được môt khoản là 13.916.390 đồng/năm ( chiếm 39,90%) thu nhập hỗn hợp của hộ).

Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải, nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu phù hợp với thu nhập làm ra. Với tổng thu nhập của hộ trung

bình là 24.555.300 đồng/năm thì chi phí cho đời sống sinh hoạt của hộ là 17.140.110 đồng/năm (chiếm 69,80% thu nhập hỗn hợp của hộ). còn lại tích lũy được môt khoản là 7.415.190 đồng ( chiếm 30,19% thu nhập hỗn hợp của hộ)

Đối với hộ nghèo, tổng thu nhập của nhó hộ nghèo là 14.150.800 đồng/năm. Chi cho đời sống sinh hoạt là 13.882.160 ( chiếm 98,10% thu nhập hỗn hợp) sau khi trừ đi các khoản chi thì còn 268.640 đồng tiền tích lũy.

Nhận xét: Hộ khá với mức thu nhập cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo nên các khoản chi cũng nhiều hơn. Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải. Nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng phù hợp với thu nhập làm ra. Đối với hộ nghèo, chi cho ăn uống cũng lớn nhưng chủ yếu là lương thực, thực phẩm. Các khoản chi còn lại đều thấp hơn hai nhóm hộ kia, chủ yếu là thức ăn sản có trong gia đình và hầu như chi tiêu là rất ít vì có thu nhập thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh. 3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực

3.3.1.1. Trình độ văn hóa củahộ.

Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.

Bảng 3.14: Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) - Tổng số hộ 5 100% 25 100% 15 100% I. Trình độ văn hóa - Cấp I 0 0 6 24,00 13 86,67 - Cấp II 1 20,00 9 36,00 2 13,33 - Cấp III 3 60,00 6 24,00 0 0 - Trên cấp III 1 20,00 4 16,00 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Ở bảng 3.14 cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ khá cao hơn hộ trung bình, cụ thể là hộ khá trình độ học vấn trên cấp III là 20,00% ,cấp III là 60,00% và cấp II là 20.00% . Còn ở hộ trung bình trình độ văn hóa cũng cao tuy nhiên vẫn còn một số hộ có trình độ học vấn cấp I chiếm 24,00% .Cấp II là 36,00 % và cấp III là 24,00%. Ở hộ nghèo trình độ văn hóa ở mức thấp, trình hộ văn hóa của họ chỉ ở cấp I và cấp II, cụ thể là cấp I 86,67% và cấp II là 13,33% không có hộ nào học câp III trở lên.

Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần

được đào tạo và nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, văn hóa để các hộ đó có thể tự làm giàu cho gia đình.

3.3.1.2. Đất đai

Đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đấu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp có diện tích đất tự nhiên là 16684,57 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 93,16%. Chất lượng đất canh tác của xã tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều giữa các nhóm hộ. Đất chủ yếu tập trung đông ở hộ khá còn hộ nghèo và hộ trung bình thì ít.

Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ trong xã, chính quyền xã cần có những giải pháp nhanh chóng và hợp lý cần thực hiện để giải quyết tình trạng trên đặc biệt cần phải nhanh chóng hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

3.3.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất

Kết quả điều tra cho thấy số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất 50-60%. Nông dân vay vốn chủ yếu để mua giống cây trồng, con gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và đầu tư cho hoạt động sản xuất khác

Đối với nhóm hộ nghèo sản xuất chính vẫn là trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng không quá lớn song nó cũng thật sự là vấn đề nan giải khi thu nhập hàng năm rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ tiêu dùng cho sinh hoạt. Vốn của nông hộ chủ yếu vẫn tồn tại dưới dạng hiện vật, những công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hộ nghèo không thể hoặc không dám đầu tư vào các hoạt động sản xuất cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực mà đối với họ là gặp nhiều rủi ro. Điều này dẫn

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 52)