Về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.3. Về khoa học công nghệ

Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Từ thực tế nghiên cứu ở xã Khang Ninh đại đa số các nông hộ sản xuất do trình độ văn hoá thấp nên họ không hiểu biết và nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc rất ít ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình. Ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên việc áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác. Trong năm qua xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Mặc dù chưa đạt được thành tựu gì lớn, Song đây mới là bước đầu, ban khuyến nông xã cần thực tế hơn, tổ chức nhiều cuộc họp mặt để trao đổi những kinh nghiệm giữa hộ nông dân với những người làm ăn giỏi trong xã, trong vùng có như vậy mới tạo được lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất.

3.3.4. Vn đề cơ s h tng

- Về hệ thống thuỷ lợi: suối là nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất trồng trọt của xã, địa hình của xã là tương đối bằng phẳng và trong xã có một hệ thống kênh mương dày đặc nên việc cung ứng nước rất thuận tiện.

- Về giao thông: trong xã đã và đang thực hiện kế hoạch bê tông hoá, nhựa hoá các đường giao thông chính trong xã. Các đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hoá, nhựa hoá. Song một số đoạn đường rải đã đang có hiện tượng xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong xã.

- Về hệ thống điện: sự cung ứng điện là tương đối tốt, 100% số hộ trong xã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định giúp các hộ trong xã yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nắm bắt được thông tin văn hoá xã hội, thông tin về thị trường thông qua các phương tiên nghe nhìn.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã là tương đối tốt góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ nói chung và kinh tế hộ nói riêng của xã phát triển đi lên.

3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ ở xã Khang Ninh

3.4.1. Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế ở xã Khang Ninh

Thuận lợi

Xã Khang Ninh có người trong độ tuổi lao động khá dồi dào chiếm 43% dân số , đây là điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong thời gian tới.

- Các hộ khá có diện tích đất đai canh tác khá lớn, cả về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất vườn để xây dựng chuông trại. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.Các hộ có tiềm lực về vốn, nguồn lao động nên có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Ở nhóm hộ khá có trình độ học vấn cao nên việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất rất nhạy bén. Có khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt, luôn có hướng đi đúng đắn trong kế hoạch, đầu tư sản xuất.

- Hộ trung bình những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: diện tích đất canh tác khá lớn, nguồn lao động dồi dào. Được sự quan tâm của nhà nước nên được vay vốn sản xuất với thủ tục đơn giản và lãi suất thấp vì vậy nhóm hộ này đã có thêm nguồn vốn để sản xuất. Nhóm hộ này cũng có trình độ học vấn khá cao, nắm bắt thị trường nhanh, luôn có hướng đúng trong đầu tư sản xuất. Hiện nay có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao hơn giống cũ nên người dân có thể dễ dàng lựa chọn những loại phù hợp với điều kiện nuôi trồng của gia đình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Hộ nghèo nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước, các tổ chức phi chính phủ như: vốn, máy móc, thiết bị sản xuất, tham gia các lớp học, trao đổi kinh nghiệm sản xuất…

- Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp

Khó khăn

- Ở nhóm hộ khá chi phí đầu vào cho sản xuất cao trong khi đầu ra luôn gặp bấp bênh, giá cả thấp, không ổn định. Nguồn cung ứng vật tu trên địa bàn còn hạn hẹp, chưa chất lượng. Là địa hình núi đá, thời tiết có mùa khắc nghiệt, dịch bệnh sảy ra ảnh hương trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Ở nhóm hộ trung bình Chi phí đầu vào trong sản xuất cao trong khi giá thành sản phẩm bán ra lại thấp, giá cả và thị trường không ổn định. Dù đã nắm bắt được thị trường nhưng họ vẫn chưa thật sự nhạy bén, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa hiệu quả, nguồn cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn còn rất ít, Các hộ chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, họ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp

- Ở nhóm hộ nghèo các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác ít, số người người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, hầu hết nhóm hộ nghèo sản xuất măng tính tự cung tự cấp, họ thiếu vốn trong đầu tư sản xuất kinh tế. Trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, thiếu quyết đoán, không mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất thấp dẫn tới thu nhập cũng thấp, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

3.4.2. Nhng vn đềđặt ra trong phát trin kinh tế hộở xã Khang Ninh

- Quy mô đất đai của nông hộ còn nhỏ và manh mún, thiếu tập trung, chưa hoàn hiện việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân

- Thiếu việc lúc nông nhàn dẫn đến thu nhập của nông hộ giảm xuống và tệ nạn xã hội trong nông thôn gia tăng.

- Trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, xét trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm phần lớn.

- Tình trạng thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật đang tồn tại ở phần lớn các nông hộ.

- Thị trường kém phát triển đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Để kinh tế hộ của xã phát triển nhanh chóng đúng với tiềm năng của xã. Nhà nước, chính quyền xã cần có những chính sách cụ thể, đồng bộ để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế hộ ở xã, góp phần xây dựng một bộ mặt nông thôn mới giàu đẹp hơn.

3.5. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh Khang Ninh

3.5.1. Định hướng phát trin kinh tế hộở xã K hang Ninh

Phát huy vai trò kinh tế hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích nông hộ làm giàu, biến mỗi hộ trở thành một cơ sở sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của các hộ trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây con, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tận dụng mọi nguồn lực đẩy mạnh thâm canh hoá, đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Bước đầu tiến hành tích tụ ruộng đất giữa các thành viên trong hộ, làm cơ sở nền tảng cho quá trình tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

3.5.2. Mt s gii pháp ch yếu phát trin kinh tế h xã K hang Ninh

Xuất phát từ các đặc điểm kinh tế xã hội của xã, dựa vào thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ có thể đề xuất một số giải pháp :

Giải pháp về đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng đất hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh núm, phân bố không đồng đều vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện chủ trương mới về ruộng đất, giao đất, rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm vào sản xuất.

Đất nông nghiệp chưa được sử dụng một cách hiệu quả, và khai thác triệt để còn nhiều diện tích bỏ hoang. Vì vậy cần phải đầu tư chăm bón cây trồng hợp lý và phù hợp với từng loại đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và bảo vệ đất một cách bền vững, mặt khác cần khai thác triệt để những vùng đất còn bỏ hoang để tăng diện tích canh tác cho người dân.

Giải pháp về vốn

Để tiến hành sản xuất hàng hoá nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế hộ.

Về phía Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên... việc cho vay vốn phải xác định được đúng đối tượng được vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình vay phải giám sát các hoạt động của hộ được vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, tránh tình trạng sử dụng vốn vay không có khả năng hoàn trả vốn. Ngoài ra có thể cho hộ nông dân vay vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ như các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, các dịch vụ sản xuất bằng cách này có thể theo dõi chính xác qua trình sản xuất của các hộ vay và đảm bảo đúng mục đích trong việc vay vốn của nông hộ.

Về phía nông hộ trước tiên phải biết cách huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và quan trọng là xác định được kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn đó cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả đồng vốn là cao nhất.

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, kiến thức về thâm canh, về khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của chủ hộ bằng việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, các buổi tập huấn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, từ đó giúp nông dân có sự chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với cơ chế thị trường, xoá bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước.

Bên cạnh đó cần có các giải pháp dạy nghề nông, du nhập nghề mới tạo nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương. Cùng với các giải pháp đó các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để tạo điều kiện cho người dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông. Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt 3 chức năng : Xây dựng mạnh lưới cơ sơ, phổ biến kỹ thuật và phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu hiệu : làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thành khá, xóa dần hộ nghèo đói, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và giá trị sản xuất, giải quyết việc làm. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở thôn, bản, nhân sự phải do chính người dân bầu ra là những người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tận tụy, sát thực tiễn, giám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương cách chỉ đạo tập chung, được nông dân tín nhiệm.

Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Nội dung chủ yếu của giải pháp này là nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất bằng phương pháp khuyến nông.

Đối với những hộ làm nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất của hộ, từ khâu chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc đến khâu thu hoạch, phổ biến cho hộ quy trình sản xuất lúa lai, lúa đặc sản mang tính chất hàng hoá cao. Để thực hiện tốt điều này cần tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền phổ biến những giống cây trồng, vật nuôi có đặc tính tốt. Trợ giúp cho hộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả.

Đối với những hộ có tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vào một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra xã cũng cần có biện pháp nhân rộng các hoạt động sản xuất ngành nghề ra toàn xã, thông qua các tổ chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề tiều thủ công nghiệp mới nhằm giải quyết lao động khi nhàn rỗi, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Khang Ninh nói riêng. Vì chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần có các giải pháp sau:

- Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn nông hộ nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao không chỉ đáp ứng được thị trường trong vùng mà còn trong cả nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)