Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính

Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp +Giá trị sản xuất ngành nghề

+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện. . .Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y…Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ.

IC = ∑Ci

Giá trị ra tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính: VA = GO - IC.

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản suất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.

MI = VA - ( A+T ) - Tiền công lao động (nếu có) Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định

T: Các khoản thuế phải nộp

Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/MC

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khang Ninh là xã nằm ở phía Tây của huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 10km, là xã cửa ngõ của khu du lịch VQG và hồ Ba Bể, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 4.434,41 ha.

+ Phía Bắc giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể. + Phía Nam giáp xã Quảng Khê, huyện Ba Bể.

+ Phía Đông giáp xã Thượng Giáo và Cao Trĩ, huyện Ba Bể. + Phía Tây giáp xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể

3.1.1.2. Địa hình

Xã Khang Ninh là địa phương nằm trong vùng miền núi phía Bắc có địa hình phức tạp, ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khang Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: có hai mùa rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 200C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 800 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí khá cao 75% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là xã vùng cao nên vào mùa đông có sương mù, mưa phùn thời tiết hanh khô có khi phải chịu han hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây ra lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất của các dãy đồi, núi.

3.1.1.4. Thủy văn

Khang ninh có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruồng, nhất là các chân ruộng bậc thang . Điều kiện khí hậu, thủy văn của xã tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp. Lượng mưa hàng năm khoảng 800mm, độ ẩm khá cao 75%, hệ thống sông suối khá dày đặc cung cấp lượng nước cho sản xuất khá lớn, bên cạnh đó điều kiện thổ nhưỡng tương đối màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng là điều kiện để xã đa dạng hóa các loại cây trồng trong việc phát triển nông nghiệp.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

• Tài nguyên đất:

Núi đá xen lẫn núi đất chiếm phần lớn đất đai tự nhiên, do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của sông, suối, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ.

• Rừng :

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012 diện tích đất rừng của xã Khang Ninh có 3.475,26 ha, trong đó: đất rừng sản xuất: 1.804,99 ha, đất rừng phòng hộ: 666,06 ha, đất rừng đặc dụng: 1.003,67 ha.

Nhìn chung rừng Khang Ninh có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, được quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.

• Mặt nước:

Toàn xã có 54,65 ha đất ao hồ, sông suối. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đến nay trên địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể về nguồn nước ngầm.

3.1.1.6. Tình hình quản lý và sử dụng đất

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2011 - 2013)

(Nguồn : UBND xã Khang Ninh)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 4.434,41 100,00 4.431,41 100,00 4.434,41 100,00 100,00 100,00 100,00 I.Đất nông nghip Ha 669,56 15,09 672,86 15,18 689,36 15,55 100,49 102,45 101,47 1.Đất trồng cây hàng năm Ha 615,32 13,87 605,87 13,66 627,64 13,90 98,46 103,59 101,03 2.Đất trồng cây lâu năm Ha 60,72 1,37 62,05 1,40 61,84 1,40 102,19 99,66 100,93

3.Ao, hồ nuôi thuỷ sản Ha 10,54 0,23 9,75 0,22 11,45 0,25 92,50 117,43 104,97

II.Đất lâm nghip Ha 2.840,99 64,06 2.840,99 64,06 2.840,99 64,06 100,00 100,00 100,00

III.Đất chuyên dùng Ha 92,90 2,09 94,33 2,12 93,04 2,10 101,53 98,63 100,08

IV.Đất khu dân cư Ha 74,85 1,68 75,23 1,69 76,09 1,71 100,50 101,14 100,82

Qua Bảng 3.1 ta thấy tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm như sau: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 15,09% năm 2011, năm 2012 là 15,18%, năm 2013 là 15,55 % qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có tăng nhưng không đáng kể. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp sản xuất chiếm 19,3%, qua 3 năm có sự tăng lên nhưng không đáng kể và mức tăng không nhiều. Trong diện tích đất trồng cây hàng năm tăng không đều, năm 2011 là 13,87% , đến năm 2012 giảm nhẹ còn 13,66%, năm 2013 lại tăng 13,90% .Bình quân qua 3 năm tăng 1,03%. Diện tích đất trồng cây lâu năm và ao, hồ nuôi thủy sản qua 3 năm thay đổi không đáng kể .

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn với diện tích là 2.840,99 vì nơi đây là vùng đồi núi, chiếm phần lớn tổng diện tích tư nhiên là 64,06%.

Qua 3 năm diện tích đất chuyên dùng và đất khu dân cư không có sự thay đổi lớn. Bình quân 3 năm lần lượt là 0,08 và 0,82.

Diện tích đất chưa sủ dụng năm 2011 là 1,65%, năm 2012 là 1,58% và đến năm 2013 giảm xuống còn 0,76%. Chứng tỏ xã ngày càng tập trung khai thác và sử dụng đất ngày càng cao.

Như vậy qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng đất đai của xã tương đối ổn định.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1.Tình hình dân số, lao động

Cùng với đất đai, lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp.

Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. dân số toàn xã hiện nay là 4.082 người; số lao động là 1.721 người, chiếm 43% dân số. Diện tích đất tự nhiên lớn, người trong độ tuổi lao động nhiều… đó là những điều kiện thuận lợi để Khang Ninh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Tình hình dân số vào lao động của xã Khang Ninh trong 3 năm 2011 - 2013 được thể hiện qua Bảng 3.2

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu

(%) 12/11 13/12 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.885 100 3.972 100 4.082 100 102,24 102,77 102,51 - Nhân khẩu nông nghiệp Khẩu 2.868 73,82 2.935 74,78 3.035 74,35 102,33 103,40 102,87 - Nhân khẩu nông nghiệp - Kiêm Khẩu 1.017 26,18 1.037 25,22 1.047 25,65 101,16 100,96 101,06

2. Tổng số hộ Hộ 875 100,00 896 100 916 100,00 102,40 102,23 102,38 - Hộ thuần nông Hộ 815 93,14 809 90,30 828 90,40 99,26 102,35 100,81 - Hộ nông nghiệp - Kiêm Hộ 60 6,86 73 9,70 88 9,60 121,66 120,54 121,10

3. Tổng số lao động Người 1.573 100,00 1.658 100 1.721 100,00 106,06 103,80 104,93 - Lao động nông nghiệp Người 1.205 76,61 1.245 75,10 1.295 75,25 103,65 104,01 103,83 - Lao động phi nông nghiệp Người 368 23,39 413 24,90 426 24,75 112,70 103,14 107,92

4. một số chỉ tiêu

- Số khẩu BQ/hộ Khẩu 4,44 3,28 4,45 73,87 135,67 104,77 - Số LĐ BQ/hộ Khẩu 1,80 1,85 1,88 102,77 101,62 102,20

(Nguồn: UBND xã Khang Ninh)

Qua 3 năm tổng số nhân khẩu của xã bình quân tăng 2,76%. Số nhân khẩu trong nông nghiệp năm 2011 là 2.522 khẩu chiếm 74,51 %, năm 2012 chiếm 74,78 % năm 2013 chiếm 73,71 %, như vậy số khẩu nông nghiệp của xã đang tăng qua từng năm nhưng không nhiều. Ngoài ra còn có cả nông nghiệp - kiêm những khẩu này vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động các dịch vụ buôn bán nhỏ và cũng tăng dần qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 1,06 %.

Tổng số hộ của xã trong 3 nẳm tăng lên, bình quân tăng 2,38%. Số hộ thuần nông chiếm tỉ lệ cao trong tổng số hộ của xã ,năm 2011 là 93,14%, năm 2012 là 90,30 và đến năm 2013 là 90,40% có xu hướng tăng dần. Hộ phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng dần, từ 6,8% năm 2011 đến năm 2013 là 9,60% nhứng hộ này vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động các dịch vụ buôn bán nhỏ.

Về lao động: chia làm 2 loại hình đó là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp trong 3 năm tăng bình quân 3,83 %. Như vậy cho ta thấy hoạt động sản xuất nông nghệp còn tăng và xu hướng phát triển nông nghiệp vẫn là phổ biến. Do trong xã có nhiều ngành nghề phụ có từ lâu đời nên mặc dù làm trong lĩnh vực nông nghiệp họ thường nhận các mặt hàng về làm thêm để có thể tăng thêm thu nhập gia đình. Lao động phi nông nghiệp có tốc độ tăng cao, bình quân mỗi năm tăng 7,92%. Như vậy sự chuyển dịch về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động của xã đang theo chiều hướng tích cực, xu hướng tách dần khỏi nông nghiệp.

Qua tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm cho thấy khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành cần chú trọng trong phát triển kinh tế của xã nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Nhưng bên cạnh đó xã cần phát huy thế mạnh phát triển ngành nghề, đa dạng hóa ngành nghề, tăng thu nhập cho hộ, giảm bớt sự dư thừa lao động trong nông thôn vào lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của xã.

Qua bảng trên cho ta thấy tình hình dân số và lao động của xã Khang Ninh qua 3 năm cho ta thấy khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

3.1.2.2.Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất.

Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thời gian gần đây UBND xã và người dân địa phương đã cùng nhau cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật một cách hoàn thiện và có nhiều thay đổi.

Về hệ thống đường giao thông

- Đường Tỉnh lộ 258 chạy qua địa bàn xã với chiều dài 6 km đã được trải thảm nhựa với chiều rộng mặt đường là 7m và chiều rộng nền đường là 9m.

- Đường Đồn Đèn – Quảng Khê chạy qua địa bàn xã với chiều dài 7 km đã được trải thảm nhựa với chiều rộng mặt đường là 3,5m và chiều rộng nền đường là 4,5m.

- Đường liên xã Cao Thượng - Khang Ninh: có chiều dài 5,0 km đường đất. - Đường liên thôn và trục thôn: có 13 tuyến với tổng chiều dài là 37,5 km; trong đó có 1,5 km đường bê tông, 5,0 km đường cấp phối còn lại là đường đất (đạt 17% đường được cứng hóa).

- Đường nội thôn: có 28 tuyến với tổng chiều dài là 42,2 km; trong đó có 6,3 km đường bê tông còn lại là đường đất.

Như vậy theo đánh giá của xã thì hệ thống giao thông đường liên thôn, trục thôn được cứng hoá là 17% còn lại chủ yếu là đường đất; Đường nội thôn cứng hóa được 15%.

Hệ thống thủy lợi

Hiện nay trên địa bàn xã chưa có trạm bơm, công tác tưới tiêu chủ yếu được thực hiện bằng tưới tiêu tự nhiên.

Hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất trên địa bàn xã có tổng chiều dài 53,55 km với 61 tuyến kênh mương.

• Điện

Toàn xã có 17,8 km đường dây hạ thế đáp ứng nhu cầu dùng điện của nhân dân, đảm bảo kéo điện tới từng hộ dân. Song hầu hết đường dây đã xuống cấp, cần nâng cấp sửa chữa. Như vậy đánh giá về hiện trạng hệ thống điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

Về y tế - văn hóa và giáo dục

Vì mục tiêu đáp ứng chất lượng công tác khám chữa bệnh cho người dân và phấn đấu trong thời gian tới xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, hiện nay, xã đang tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trạm y tế và nỗ lực đáp ứng nhu cầu công tác khám, điều trị và phòng chống các loại dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Có đội ngũ cán bộ các y bác sĩ được bồi dưỡng chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo nên việc chăm sóc khám chữa bệnh của nhân dân khá tốt. Là một xã còn chậm phát triển so vói những xã khác trong huyện nhưng xã vẫn đảm bảo được vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, có nhiều cửa hàng dược đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đảm bảo được nhu cầu học hành của các con em trong xã. Hầu hết tất cả trẻ em điều được cắp sách tới trường.

Hiện nay trên địa bàn xã có 10/15 thôn có nhà họp thôn tuy nhiên diện tích sử dụng nhỏ, nhà được xây dựng bằng gỗ, là nơi giao lưu của người dân trong xã. Chợ nằm ở trung tâm xã là nơi trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ nhưng chỉ là những buổi chợ phiên ( 5 ngày họp chợ một lần) tuy nhiên vẫn chưa có những ki ốt để người dân họp chợ, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.

An ninh - Quốc phòng

Ban Chỉ huy quân sự địa phương luôn củng cố kiện toàn lực lượng đảm bảo về quân số, chất lượng và xây dựng kế hoạch bảo vệ trị an thôn xóm, sẵn sàng chiến đấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)