Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.4. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra

Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn . Đặc biệt là cho thực phẩm và xây dựng, mua sắm. cũng

qua quá trình làm kinh tế, hộ khá có quan hệ rộng hơn nên các khoản chi cho các mối quan hệ xã hội cao nhóm hộ còn lại

Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ được thể hiện qua bảng :

Bảng 3.13.Một số chi tiêu cho sinh hoạt và khả năng tích lũy của hộ Chỉ tiêu Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Số lượng (1000đ) CC (%) Số lượng (1000đ) CC (%) Số lượng (1000đ) CC (%) Thu nhập hỗn hợp 34.877,10 100,00 24.555,30 100,00 14.150,80 100,00

1. Chi cho đời sống sinh hoạt 20.960,71 60,09 17.140,11 69,80 13.882,16 98,10 - Lương thực: Gạo và lương thực khác 5.054,40 14,50 4.800,55 19,55 4.200,88 29,68 - Thực phẩm: Thịt, trứng, cá, rau,… 6.120,78 17,55 5.785,33 23,56 5.023,64 35,50 - Các khoản khác: Giáo dục, y tế, văn hóa,… 9.785,53 28,05 6.554,23 26,70 4657,64 32,91 2. Tích lũy 13.916,39 39,90 7.415,19 30,19 268,64 1,89

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn. Với tổng thu nhập của hộ khá là 34.877.100 đồng/năm thì chia cho đời sống sinh hoạt của hộ là 20.960.710 đồng/năm ( chiếm 60,09% thu nhập hỗn hợp của hộ) còn lại tích lũy được môt khoản là 13.916.390 đồng/năm ( chiếm 39,90%) thu nhập hỗn hợp của hộ).

Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải, nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu phù hợp với thu nhập làm ra. Với tổng thu nhập của hộ trung

bình là 24.555.300 đồng/năm thì chi phí cho đời sống sinh hoạt của hộ là 17.140.110 đồng/năm (chiếm 69,80% thu nhập hỗn hợp của hộ). còn lại tích lũy được môt khoản là 7.415.190 đồng ( chiếm 30,19% thu nhập hỗn hợp của hộ)

Đối với hộ nghèo, tổng thu nhập của nhó hộ nghèo là 14.150.800 đồng/năm. Chi cho đời sống sinh hoạt là 13.882.160 ( chiếm 98,10% thu nhập hỗn hợp) sau khi trừ đi các khoản chi thì còn 268.640 đồng tiền tích lũy.

Nhận xét: Hộ khá với mức thu nhập cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo nên các khoản chi cũng nhiều hơn. Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải. Nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng phù hợp với thu nhập làm ra. Đối với hộ nghèo, chi cho ăn uống cũng lớn nhưng chủ yếu là lương thực, thực phẩm. Các khoản chi còn lại đều thấp hơn hai nhóm hộ kia, chủ yếu là thức ăn sản có trong gia đình và hầu như chi tiêu là rất ít vì có thu nhập thấp.

3.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh. 3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực

3.3.1.1. Trình độ văn hóa củahộ.

Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.

Bảng 3.14: Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) - Tổng số hộ 5 100% 25 100% 15 100% I. Trình độ văn hóa - Cấp I 0 0 6 24,00 13 86,67 - Cấp II 1 20,00 9 36,00 2 13,33 - Cấp III 3 60,00 6 24,00 0 0 - Trên cấp III 1 20,00 4 16,00 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Ở bảng 3.14 cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ khá cao hơn hộ trung bình, cụ thể là hộ khá trình độ học vấn trên cấp III là 20,00% ,cấp III là 60,00% và cấp II là 20.00% . Còn ở hộ trung bình trình độ văn hóa cũng cao tuy nhiên vẫn còn một số hộ có trình độ học vấn cấp I chiếm 24,00% .Cấp II là 36,00 % và cấp III là 24,00%. Ở hộ nghèo trình độ văn hóa ở mức thấp, trình hộ văn hóa của họ chỉ ở cấp I và cấp II, cụ thể là cấp I 86,67% và cấp II là 13,33% không có hộ nào học câp III trở lên.

Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần

được đào tạo và nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, văn hóa để các hộ đó có thể tự làm giàu cho gia đình.

3.3.1.2. Đất đai

Đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đấu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp có diện tích đất tự nhiên là 16684,57 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 93,16%. Chất lượng đất canh tác của xã tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều giữa các nhóm hộ. Đất chủ yếu tập trung đông ở hộ khá còn hộ nghèo và hộ trung bình thì ít.

Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ trong xã, chính quyền xã cần có những giải pháp nhanh chóng và hợp lý cần thực hiện để giải quyết tình trạng trên đặc biệt cần phải nhanh chóng hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

3.3.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất

Kết quả điều tra cho thấy số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất 50-60%. Nông dân vay vốn chủ yếu để mua giống cây trồng, con gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và đầu tư cho hoạt động sản xuất khác

Đối với nhóm hộ nghèo sản xuất chính vẫn là trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng không quá lớn song nó cũng thật sự là vấn đề nan giải khi thu nhập hàng năm rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ tiêu dùng cho sinh hoạt. Vốn của nông hộ chủ yếu vẫn tồn tại dưới dạng hiện vật, những công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hộ nghèo không thể hoặc không dám đầu tư vào các hoạt động sản xuất cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực mà đối với họ là gặp nhiều rủi ro. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư của nhóm hộ nghèo thấp hơn các nhóm hộ khác.

Nhóm hộ khá do hàng năm vốn tích luỹ cao nên khả năng đầu tư lại cho sản xuất cũng cao hơn, họ không chỉ đầu tư tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn đủ khả năng về vấn đề đầu tư vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy có thể nói số lượng vốn của nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất, lĩnh vực sản xuất của nông hộ từ đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ gia đình. Nhìn chung tình trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân, cả ở nhóm hộ khá, trung bình và hộ nghèo, vì vậy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Từ thực tiễn như vậy trong thời gian tới để kinh tế hộ xã phát triển hơn nữa và không để tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất xảy ra thì các hộ, xã, các cấp, các đoàn thể cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc vay vốn và cho vay vốn, để đồng vốn vay tới được tay người nông dân và để việc sử dụng vốn vay được đúng mục đích và có phát huy được hiệu quả cao.

3.3.2. V th trường

Trong kinh tế hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hóa sản xuất của nông hộ. Sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng. Do vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hàng hoá trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hoá khác ở cả đầu vào và đầu ra.

Ngày nay thị trường tiêu thụ ngày càng quan trọng, có giải quyết được sản phẩm đầu ra thì các hộ nông dân mới có thể tái sản xuất, đầu tư vào sản xuất tốt, đa dạng hoá được các ngành nghề sản xuất. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của xã luôn đòi hỏi tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bảo đảm sản phẩm hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ, có như vậy mới kích thích được sản xuất từ đó hạn chế được mức dư thừa lao đông trong nông thôn, góp

phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu sản xuất mà tiêu thụ kịp thời sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng số vòng quay của vốn. Trong nền kinh tế thị trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đến sản xuất hay ngừng sản xuất, quyết định đến qui mô của sản xuất ngành nghề.

Như vậy thị trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế. Nếu không có một mô hình thị trường hoàn chỉnh, thì khó có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng.

3.3.3. V khoa hc công ngh

Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Từ thực tế nghiên cứu ở xã Khang Ninh đại đa số các nông hộ sản xuất do trình độ văn hoá thấp nên họ không hiểu biết và nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc rất ít ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình. Ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên việc áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác. Trong năm qua xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Mặc dù chưa đạt được thành tựu gì lớn, Song đây mới là bước đầu, ban khuyến nông xã cần thực tế hơn, tổ chức nhiều cuộc họp mặt để trao đổi những kinh nghiệm giữa hộ nông dân với những người làm ăn giỏi trong xã, trong vùng có như vậy mới tạo được lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất.

3.3.4. Vn đề cơ s h tng

- Về hệ thống thuỷ lợi: suối là nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất trồng trọt của xã, địa hình của xã là tương đối bằng phẳng và trong xã có một hệ thống kênh mương dày đặc nên việc cung ứng nước rất thuận tiện.

- Về giao thông: trong xã đã và đang thực hiện kế hoạch bê tông hoá, nhựa hoá các đường giao thông chính trong xã. Các đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hoá, nhựa hoá. Song một số đoạn đường rải đã đang có hiện tượng xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong xã.

- Về hệ thống điện: sự cung ứng điện là tương đối tốt, 100% số hộ trong xã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định giúp các hộ trong xã yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nắm bắt được thông tin văn hoá xã hội, thông tin về thị trường thông qua các phương tiên nghe nhìn.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã là tương đối tốt góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ nói chung và kinh tế hộ nói riêng của xã phát triển đi lên.

3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ ở xã Khang Ninh

3.4.1. Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế ở xã Khang Ninh

Thuận lợi

Xã Khang Ninh có người trong độ tuổi lao động khá dồi dào chiếm 43% dân số , đây là điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong thời gian tới.

- Các hộ khá có diện tích đất đai canh tác khá lớn, cả về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất vườn để xây dựng chuông trại. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.Các hộ có tiềm lực về vốn, nguồn lao động nên có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Ở nhóm hộ khá có trình độ học vấn cao nên việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất rất nhạy bén. Có khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt, luôn có hướng đi đúng đắn trong kế hoạch, đầu tư sản xuất.

- Hộ trung bình những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: diện tích đất canh tác khá lớn, nguồn lao động dồi dào. Được sự quan tâm của nhà nước nên được vay vốn sản xuất với thủ tục đơn giản và lãi suất thấp vì vậy nhóm hộ này đã có thêm nguồn vốn để sản xuất. Nhóm hộ này cũng có trình độ học vấn khá cao, nắm bắt thị trường nhanh, luôn có hướng đúng trong đầu tư sản xuất. Hiện nay có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao hơn giống cũ nên người dân có thể dễ dàng lựa chọn những loại phù hợp với điều kiện nuôi trồng của gia đình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Hộ nghèo nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước, các tổ chức phi chính phủ như: vốn, máy móc, thiết bị sản xuất, tham gia các lớp học, trao đổi kinh nghiệm sản xuất…

- Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp

Khó khăn

- Ở nhóm hộ khá chi phí đầu vào cho sản xuất cao trong khi đầu ra luôn gặp bấp bênh, giá cả thấp, không ổn định. Nguồn cung ứng vật tu trên địa bàn còn hạn hẹp, chưa chất lượng. Là địa hình núi đá, thời tiết có mùa khắc nghiệt, dịch bệnh sảy ra ảnh hương trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Ở nhóm hộ trung bình Chi phí đầu vào trong sản xuất cao trong khi giá thành sản phẩm bán ra lại thấp, giá cả và thị trường không ổn định. Dù đã nắm bắt được thị trường nhưng họ vẫn chưa thật sự nhạy bén, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa hiệu quả, nguồn cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn còn rất ít, Các hộ chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, họ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp

- Ở nhóm hộ nghèo các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác ít, số người người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, hầu hết nhóm hộ nghèo sản xuất măng tính tự cung tự cấp, họ thiếu vốn trong đầu tư sản xuất kinh tế. Trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, thiếu quyết đoán, không mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất thấp dẫn tới thu nhập cũng thấp, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

3.4.2. Nhng vn đềđặt ra trong phát trin kinh tế hộở xã Khang Ninh

- Quy mô đất đai của nông hộ còn nhỏ và manh mún, thiếu tập trung,

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)