Đánh giá tình hình kinh tế hộ theo nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Đánh giá tình hình kinh tế hộ theo nhóm hộ điều tra

3.2.1.Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ

Khang Ninh là một xã thuộc vùng nông thôn, cũng như các xã khác, sản xuất

nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng. Cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nước và cũng là một trong các nguồn thu lớn của nông hộ. Xã phát triển với các sản phẩm lương thực, thực phẩm chính, như: Lúa, ngô, đậu tương; hồng không hạt, chuối tây, dong riềng; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản…

Trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của xã hội, các nông hộ không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đồng thời các nông hộ cũng tìm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho hộ.

Bảng 3.4: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) - Tổng số hộ 5 100% 25 100% 15 100% I. Trình độ văn hóa của chủ hộ - Cấp I 0 0 6 24,00 13 86,67 - Cấp II 1 20.00 9 36,00 2 13,33 - Cấp III 3 60,00 6 24,00 0 0 - Học TC,CĐ,ĐH 1 20,00 4 16,00 0 0 II. Nhà ở - Nhà kiên cố 5 100,00 23 92,00 - Nhà bán kiên cố 2 08,00 10 66,67 - Nhà tạm 5 33,33

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

- Về trình độ văn hoá của chủ hộ.

Qua bảng 3.4 ta thấy trình độ văn hóa của hộ khá từ cấp II là 20,00%, cấp III là 60,00% và học trên cấp III có 20,00%. Hộ trung bình có cấp I chiếm 24,00% ,cấp II là 36,00% cấp III là 24,00% và học các trường TC,CĐ,ĐH là 16,00%. Hộ nghèo trình độ học vấn của họ chưa cao nên kết quả sản xuất kinh doanh của họ kém hơn. Ở hộ nghèo trình độ văn hóa thấp nên không có kinh nghiệm trong sản xuất hoặc chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật nên sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp.

Tìm hiểu về thực trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ, các nhóm hộ khác nhau thì có tỷ lệ này cũng khác nhau. ở nhóm hộ khá do thu nhập và tích luỹ hàng năm cao nên loại hộ này có khả năng xây dựng nhà ở và hầu hết các hộ không phải ở nhà tạm. qua tìm hiểu ở nhóm hộ khá có số nhà kiên cố trung bình chiếm là 100,00% nhà bán kiên cố là không có. Ở nhóm hộ trung bình co tỷ lệ nhà bán kiên cố là 08,00%, nhà kiên cố là 92,00%, không còn hộ nào sống trong nhà tạm.

Nhóm hộ nghèo: Do sự tích luỹ thấp nên việc xây dựng nhà kiên cố là không thể, chủ yếu vẫn là nhà bán kiên cố và nha tạm. Số nhà bán kiên cố là 10 nhà trong 15 hộ điều tra chiếm 66,67%, nhà tạm có 5 nhà chiếm tỷ lệ 33,33%.

3.2.2.Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

3.2.2.1.Điều kiện về đất đai

Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.5: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra.

Chỉ tiêu ĐVT BQC Theo nhóm hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Tổng diện tích đất bình quân/hộ m 2 4.052 4.507 4.818 2.831

1. Đất sản xuất nông nghiệp m2 3.832 4.237 4.588 2.671

1.1 Đất trồng lúa m2 1.450 1.800 1.600 950

1.2 Đất trồng cây hàng năm m2 830 875 955 660

1.3 Đất trồng cây lâu năm m2 1.552 1562 2033 1.061

2. Đất thổ cư m2 220 270 230 160

|2.1. Đất ở m2 140 160 140 120

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ ở xã Khang Ninh nhiều ( phần lớn là đất trồng cây lâu năm) mỗi hộ bình quân có 4.052m2 . trong đó hộ khá có diện tích đất bình quân mỗi hộ là 4.507 m2, hộ trung bình mỗi hộ là 4.818 m2

, nhóm hộ nghèo có diện tích ít nhất, bình quân mỗi hộ là 2.831 m2. Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ tuy nhiều nhưng do đất đai của hộ bị chia cắt

manh mún, không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và thu hoạch. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện

tích nhiều nhất tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì bình quân mỗi hộ có diện tích đất là 3.832 m2. Còn đất thổ cư tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì bình quân mỗi hộ có 220m2, ở xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều nên bình quân mỗi hộ có diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.522 m2.

3.2.2.2.Điều kiện về vốn của nông hộ

Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yếu

tố quan trọng, vốn là một trong những điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ, nó tác động đến phương hướng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nông hộ

Đó là những công cụ sản xuất chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, nó phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, khâu làm đất, đến khâu thu hoạch. Do nhóm hộ khá có sự tích luỹ cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn. Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như, công nông, máy tuốt lúa, xe tải, máy xay xát đều tập chung chủ yếu ở nhóm hộ khá. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình thì mức trang bị công cụ dung cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng đáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Vì vậy nhóm hộ nghèo kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên hiệu xuất công việc giảm, chất lượng công việc thấp.

Nhìn chung qua tìm hiểu về điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ cho thấy tất cả mọi điều kiện sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá đều tốt hơn hẳn nhóm hộ còn lại, vì thế khả năng đem lại thu nhập cao hơn nhóm hộ khác là rõ ràng. Tuy nhiên đối với sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư quá lớn nên các hộ trung bình cũng có khả năng đáp ứng hợp lý chi phí cho sản xuất.

Bảng 3.6. Các công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số lượng Số lượng Số lượng

- Máy cày bừa cái 5 20 0

- Máy phun thuốc cái 4 30 5

- Máy tuốt lúa cái 5 20 3

- Bình phun thuốc cái 5 30 5

- Cuốc, xẻng cái 12 50 30

- Liềm hái cái 15 75 30

- Máy xay xát cái 4 15 0

- Trâu bò cày kéo con 2 8 1

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)