2.2.4.1. Phân tích tương quan
Sau khi phân tích EFA ta thu được kết quả là 7 nhân tố mới có ý nghĩa và 1 biến phụ thuộc, ta tiến hành tính nhân số đại diện cho từng nhân tố và đưa vào phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố tác động đến biến phụ thuộc “Quyết định mua”. Phân tích hồi quy được thực hiện giữa 7 biến đại điện của 7 nhân tố độc lập và một biến đại diện của biến phụ thuộc lấy từ kết quả của phân tích nhân tố EFA bao gồm:
(FSP) Biến đại diện cho nhân tố “Sản phẩm” (FKM) Biến đại diện cho nhân tố “Khuyến mãi” (FDVHT) Biến đại diện cho nhân tố “Dịch vụ hỗ trợ” (FNVBH) Biến đại diện cho nhân tố “Nhân viên bán hàng” (FCH) Biến đại diện cho nhân tố “Cửa hàng”
(FDCTD) Biến đại diện cho nhân tố “Động cơ tiêu dùng” (FGC) Biến đại diện cho nhân tố “Gía cả”
(FQDM) Biến đại diện cho nhân tố“Quyết định mua”
QUYẾT ĐỊNH MUA DỊCH VỤ HỖ TRỢ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CỬA HÀNG ĐỘNG CƠ TIÊU DÙNG GIÁ CẢ
Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Điều kiện để phân tích được hồi quy là biến phụ thuộc phải có mối quan hệ tương quan tuyến tính với các biến độc lập và đồng thời giữa các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau (hệ số tương quan khác 1). Điều đó được thực hiện thông qua phân tích tương quan.
Nhìn vào ma trận tương quan (Phụ lục 2.4.1) ta thấy, giữa biến phụ thuộc FQDM và 2 biến độc lập lần lượt là FKM có giá trị Sig = 0,062> 0,05 và FCH có giá trị Sig = 0,056 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0: không có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau giữa 2 biến độc lập FKM, FCH và biến phụ thuộc FQDM. Vì vậy, nhân tố FKM và FCH sẽ bị loại và phân tích hồi quy chỉ gồm 5 biến là: FSP, FDVHT, FNVBH, FDCTD, FGC và 1 biến phụ thuộc là FQDM.