Cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và những tác động đến ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm may mặc của công ty cổ phần dệt may huế ở thị trường thành phố huế (Trang 32)

những tác động đến ngành dệt may Việt Nam

Bộ Chính trị đã phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào ngày 31 tháng 7 năm 2009.

Mục đích chính của cuộc vận động là phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Tên viết tắt của chương trình là VNCHARM với ý nghĩa là Sản phẩm Việt Nam (VN) hướng tới các tiêu chí:

Chất lượng cao Hoạt động tốt

An toàn với người dùng

Riêng biệt, có những nét đặc trưng của Việt Nam Mẫu mã, hình thức tốt.

Một xu hướng đáng mừng đối với hàng nội địa nói chung và dệt may nói riêng là người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Nghiên cứu về tiêu dùng của Nielsen năm 2012 đã cho thấy có đến 90% người được hỏi ở TP Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Có nhiều lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước, trong đó những đặc điểm như giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại và bảo hành tốt, và quan trọng nhất là tốt cho sức khỏe hơn so với hàng Trung Quốc.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức vào tháng 7/2014, có 92% người tiêu dùng được hỏi “rất quan tâm” và “quan tâm” đến Cuộc vận động; 63% số người tiêu dùng "tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; 54% người tiêu dùng "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam".

Theo báo cáo tổng kết 5 năm của ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Công thương năm 2014, đã có xu hướng người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng hàng Việt. Nhóm thực phẩm, rau quả có 58% số người ưa chuộng hàng Việt.

Nếu như trước đây, nhiều người tiêu dùng Việt Nam khi mua những trang phục may mặc thường có xu hướng chọn những sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc, bởi mẫu mã đa dạng, hợp thời trang, giá rẻ... Tuy nhiên, ở nguồn hàng nhập khẩu này thường xảy ra các sự cố như hàng nhái, hàng kém chất lượng... Đây cũng chính là cơ hội để các thương hiệu thời trang may mặc của các công ty lớn trong nước đã có những chiến lược kinh doanh. Bằng chất lượng, hàng may mặc Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng NTD. Hiện nay, hàng may mặc Việt Nam không chỉ tập trung ở hệ thống siêu thị, mà ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên bán các sản phẩm may mặc Việt Nam. Theo nhận định của giới kinh doanh, hệ thống các cửa hàng này đã “đủ sức” cung ứng ra thị trường nhiều mẫu mã quần áo hợp thời trang, phù hợp cho mọi đối tượng và thị hiếu NTD. Đặc biệt, NTD trong nước có thể chấp nhận giá bán khá hợp lý (từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng/sản phẩm), hàng thời trang Việt đang dần chiếm lĩnh thị trường, nhất là phân khúc thị trường cao cấp – trước đây chủ yếu thuộc về các hàng nhập khẩu. Theo thống kê từ các siêu thị, hàng may mặc Việt Nam chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng đang kinh doanh. Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu như: Việt Tiến, Việt Thắng, Mattana, An Phước, Việt Thy, Ninomaxx, M&N, Sifa, Foci, Blue Exchange... ngày càng được khách hàng tin dùng.

Hàng may mặc Việt cạnh tranh bằng chất lượng, đa dạng chủng loại từ dòng hàng phổ thông đến trung và cao cấp, các nhãn hàng thời trang trẻ em “Made in Vietnam” đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường. Nhiều nhãn hàng đã xác lập được thương hiệu của mình như: Việt Thy Kids, Sanding, Kids & Kico, YF, A&T, Pencil...Theo nhu cầu và thị hiếu của phần lớn các khách hàng hiện nay, bên cạnh mẫu mã đẹp, chất lượng là điều được quan tâm lớn nhất.

Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Cuộc vận động tổ chức sáng 20/08/2014, Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường cho biết: “Chủ trương của Cuộc vận động cũng chính là chiến lược phát triển của Tập đoàn. 5 năm thực hiện Cuộc vận động đánh dấu thành công của chiến lược phát triển thương hiệu của các đơn vị trong Vinatex, khẳng định được vị thế, khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài trên thị trường Việt Nam”.

Vinatex đang cùng với các đơn vị tạo mối liên kết bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời mở hướng đi mới cho ngành dệt may trên thị trường nội địa. Việc thực hiện Cuộc vận động đã khuyến khích DN Dệt may Việt Nam sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ tăng trưởng sử dụng nguyên liệu từ nguồn trong nước đã tăng một cách khả quan.

Các DN cần chia sẻ trách nhiệm, tăng cường sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhau, hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ, cùng hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. Các cơ quan chức năng có biện pháp quyết liệt chống hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh. Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vinatex, sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động, tổng doanh thu nội địa của Tập đoàn tăng dần. Doanh thu nội địa trong 6 tháng đầu năm của Vinatex ước đạt 11.086 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm may mặc của công ty cổ phần dệt may huế ở thị trường thành phố huế (Trang 32)