Từ thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nước Huyện trong thời gian qua, để công tác quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý Ngân sách địa phương của Huyện đạt được hiệu quả cao hơn, tôi xin nêu một số kiến nghị sau:
Cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành Tài chính cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý Ngân sách Huyện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Linh hoạt trong quản lý Ngân sách địa phương để phù hợp với điều kiện của Huyện, nâng cao sự phối hợp của các cơ quan, thống nhất của cấp Uỷ và bộ máy Chính quyền.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán cơ quan , đơn vị, các xã. Quán triệt thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và các quy định về luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cấp trên chỉ dừng lại ở việc giao kế hoạch thu, chi, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định định mức bổ sung.
Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành kế toán tại các đơn vị của Huyện.
Khâu lập dự toán ban đầu cần phải chuẩn xác không được mang tính chung chung dẫn đến cuối năm phát sinh lại đề xuất bổ sung dẫn đến cơ chế xin
cho, đặc biệt khó khăn trong công tác phê duyệt bổ sung dự toán ( do nguồn kinh phí hạn hẹp) và phức tạp trong việc quyết toán hàng năm.
Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Ngân sách Nhà nước trong tình hình mới, Huyện cần có chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với sinh viên tại địa bàn Huyện, và một số nơi khác khi đã tốt nghiệp các trường chuyên ngành Tài chính Kế toán loại giỏi đến địa phương công tác.
Thực hiện tốt quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Qui chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”. Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý từng cán bộ, viên chức và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan. công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, cần có biện pháp tuyên truyền để mọi người đều có trách nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán. Những kết luận của công tác tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, tuỳ hình thức kiểm tra để có kết luận phù hợp. Trong mỗi đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra bộ phận kiểm tra phải báo cáo kiểm tra, trong báo cáo phải nêu ra những tồn tại và kiến nghị giải pháp khắc phục.
Thực hiện tốt công tác Công khai Ngân sách theo quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp Ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ Ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của Nhân dân.
Tăng cường công tác thanh tra tài chính. Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế
độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm. Như vậy muốn có đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm toán Nhà nước thì cần phải xây dựng các công ty kiểm toán một cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để trách những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.
KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới tăng trưởng, phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Để phát huy hơn nữa vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế hiện nay, việc tăng cường quản lý ngân sách nhà nước là vấn đề hết sức cần thiết. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế trong cả nước, trong những năm vừa qua huyện Con Cuông đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước. Bám sát chính sách, chế độ, thực hiện các quy định của Luật ngân sách nhà nước, huy động và khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hiện phân cấp rõ ràng, rành mạch, quan tâm xây dựng bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của ngành tài chính từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hàng năm, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách nhà nước trung ương giao.
Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Con Cuông cũng còn một số hạn chế, tồn tại đó là: Trong công tác điều hành ngân sách ở một số lĩnh vực còn chưa bám sát dự toán được giao, việc điều hành, triển khai nhiệm vụ tại một số đơn vị dự toán thường chậm, dồn nén vào cuối năm và còn để xảy ra tình trạng không thực hiện được dự toán trong năm, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản gây ra tình trạng chi chuyển nguồn lớn, đây là một nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Việc triển khai các chính sách tài chính do Chính phủ, Bộ Tài chính mới ban hành, chủ trương khoán biên chế và quỹ lương, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, các ngành, địa phương triển khai còn chậm. Quản lý chi ngân sách nhà nước còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Đăc biệt là công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản… Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do hệ thống cơ chế, chính sách và quản lý NSNN chưa hoàn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ ngành tài chính còn nhiều hạn chế bất cập nhất là cán bộ tài chính cấp cơ sở. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong quản lý NSNN nhiều khi chưa đồng bộ. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.
Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Con Cuông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT - XH ở trên địa bàn Huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc họa những nét nổi bật sau: Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận của công tác quản lý NSNN, phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Con Cuông. Đây chính là đòi hỏi và thách thức đối với huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách, làm cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/1/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
3. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
4. Luật NSNN, Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002.
5. PGS. TS. Nguyễn Cúc (chủ biên): Tập bài giảng về Quản lý nhà nước về kinh tế (Học viện Chính trị- khu vực I Hà Nội), Nxb Lao động- Xã hội- Hà Nội.
6. Các báo cáo quyết toán ngân sách và tổng hợp quyết toán ngân sách của Huyện Con Cuông 2012 - 2014.
7. Các báo cáo thống kê của phòng Thống kê Huyện Con Cuông 2010- 2013 8. Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc ,Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An
và Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Con Cuông.
9. Chương trình phát triển kinh tế – xã hội Huyện Con Cuông (2010-2013). 10. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
12. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ.
13. Tài chính về việc ban hành quy định về chi NSTW bằng hình thức lệnh chi tiền.
15. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách nhà nước mới, Nxb Thống kê, HN.
16. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nxb Tài chính. 17. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa
phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trường ĐHKT-ĐHQGHN
18. Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM
19. Nguyễn Văn Tiến (2012), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê.
20. Phạm Thị Thanh Vân (2008), Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.
21. Trần Văn Vạn (2014), Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trường ĐHKT-ĐHQGHN
Tài liệu tiếng Anh
22. Estermann, T. & Pruvot, E.B (2011), Financially Sustainable Universities II European universities diversifying income streams.
23. White house Office of Management and Budget (2005), System and Concepts of Budget
Website:
24. http://www.whitehouse.gov/omb/budget
25. http://www2.fiu.edu/~ganapati/3003/budget.html 26. http://vi.wikipedia.org/wiki