Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 88)

huyện

Có kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách nhà nước ngay từ đầu năm:

- Công tác kiểm tra trước, trong và sau của các khâu: từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và quyết toán ngân sách là hết sức quan trọng, nhằm hướng dẫn, uốn nắn những sai phạm, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong việc quản lý và sử dụng ngân sách.

- Công tác thanh tra sau quyết toán là hết sức cần thiết nhằm tăng cường kỷ luật trong việc chấp hành chế độ quản lý tài chính hiện hành, điều chỉnh các nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi ngân sách, kịp thời kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý tốt việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

4.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách Huyện

- Phát huy hiệu quả hơn nữa việc áp dụng công nghệ tin học, sử dụng phần mềm kế toán trong quản lý ngân sách;

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp, chuyên môn, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng phần mền vi tính về quản lý và sử dụng ngân sách cho các kế toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Huyện, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các chủ tài khoản của các đơn vị dự toán.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân sách trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tối đa cho ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng ngân sách.

4.2.6. Đổi mới công tác tổ chức và công tác cán bộ quản lý NSNN

Đây là công tác hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định trong công tác quản lý ngân sách, tạo điều kiện cho NSNN phát huy được vai trò của mình đối với phát triển KT-XH Huyện.

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng của bộ máy quản lý NSNN từ tỉnh đến huyện, xã và cơ sở để thực hiện được nhiệm vụ quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, Về công tác tổ chức

Trước hết cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị trong ngành Tài chính: Thuế, Kho bạc, Tài chính để xác định số lượng biên chế phù hợp với từng đơn vị, quy định rõ cơ chế điều hành, phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, giữa cơ quan Tài chính cấp trên với cơ quan Tài chính cấp dưới.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, bộ phận tài chính ở cơ sở cho phù hợp để đảm nhiệm tốt công tác quản lý tài chính ở cơ sở, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tài chính với các bộ phận tài chính của các ngành, đơn vị, tiến tới thành lập mô hình kế toán công để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn lĩnh vực tài chính ở địa phương.

Thứ hai, Về công tác cán bộ

Cần có chính sách khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý kinh tế, quản lý tài chính ở cấp đại học và sau đại học, nghiên cứu sinh….

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngân sách cho các đại biểu HĐND, trước hết là đại biểu nằm trong tiểu ban kinh tế - ngân sách của HĐND các cấp, các chủ tài khoản đơn vị để có hiểu biết nhất định trong quá trình thực hiện NSNN.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế hoạch để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý. Tiếp tục mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 vào công tác quản lý. Từ năm 2005, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã xây dựng và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 đối với quy trình “cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể", kết quả thực hiện được UBND huyện đánh giá cao, thời gian giải quyết hồ sơ rút ngắn được 2 ngày so với quy định (từ 7 ngày xuống còn 5 ngày). Trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu đưa hệ thống quản lý chất lượng vào các lĩnh vực: kế hoạch đầu tư (chủ yếu là khâu thủ tục đầu tư), quản lý dự toán các đơn vị HCSN, quản lý cấp phát ngân sách xã …

Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách của đội ngũ cán bộ tài chính ở huyện và xã , Thị trấn. Cụ thể, cần tập trung vào những yêu cầu sau:

- Thường xuyên nâng cao phẩm chất cho cán bộ quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện nhằm củng cố quan điểm lập trường, ý thức giai cấp để đội ngũ này làm công tác chi ngân sách tránh được tiêu cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.

- Nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ tài chính để quản lý điều hành các khoản chi có hiệu quả. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ ở Phòng tài chính - kế hoạch. Huyện cần ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tài chính huyện.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, về kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên

tâm không tìm cách xoay sở bóp méo chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trên địa bàn của một huyện. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của cán bộ chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)