tỉnh Hà Tĩnh
Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, Hương Sơn tổ chức thực hiện khá tốt đáp ứng được các
hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Sáu tháng đầu năm 2013 thu ngân sách ước thực hiện 101,7 tỷ đồng, một số chỉ tiêu vượt dự toán đầu năm, như thu thuế ngoài quốc doanh đạt 69%, lệ phí trước bạ 66%, xổ số đạt 58%, thuế nhà đất 77%, thu biện pháp tài chính đạt 168% dự toán. Tổng chi ngân sách thực hiện 59.164 triệu đồng, trong đó chi phát triển kinh tế 9.617 triệu đồng, chi tiêu dùng thường xuyên 49.476 triệu đồng.
Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Huyện Hương sơn đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển kinh tế- xã hội được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngoài ra Huyện Hương Sơn còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc huyện đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối Tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách và quỹ quốc gia trên địa bàn huyện. Đồng thời phòng tài chính đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Năm 2013, tổng thu NSNN dự kiến là 188.456.000 nghìn đồng, tăng 13% so với dự toán đầu năm; ngân sách huyện, xã dự kiến thu 182.424.519 nghìn đồng, tăng 15% so với dự toán đầu năm. Đối với chi ngân sách Huyện Hương Sơn dữ ổn định theo dự toán mà HĐND huyện đã phê duyệt; Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, huyện sẽ bổ sung thêm nhiệm vụ chi là 24.421.519 nghìn đồng, như bổ sung tăng vốn đầu tư XDCB 9.385.000 nghìn đồng, chi sự nghiệp kinh tế 1.649 triệu đồng, chi thường xuyên 7.461 triệu đồng. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Hương Sơn tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn
lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Huyện Hương Sơn thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chính là việc trả lời được các câu hỏi sau:
- NSNN là gì? Quản lý NSNN là gì ? - Đặc điểm quản lý NSNN ở cấp huyện?
- Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản lý NSNN tại các huyện Con Cuông?
- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng khung lý thuyết
- Thu thập và nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo NSNN và quản lý NSNN.
- Tham khảo các văn bản pháp quy của Nhà nước về NSNN, quản lý NSNN và đặc biệt là các văn bản về quản lý NSNN cấp huyện.
- Trên cơ sở tài liệu và văn bản, luận văn hình thành khung lý thuyết nhằm làm cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu này, tác giả luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp:
- Các số liệu về cơ cấu kinh tế ngành, tình hình phát triển kinh tế được lấy chủ yếu từ Báo cáo thống kê của UBND huyện Con Cuông. Số liệu các báo cáo này chủ yếu theo từng năm, mặc dù có so sánh một số chỉ tiêu với năm trước nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Các số liệu được tính cho đơn vị 1 năm (không có số liệu theo tháng và theo quý).
- Báo cáo Quyết toán ngân sách hàng năm của UBND huyện Con Cuông, đây là nguồn số liệu chủ yếu để học viên phân tích tình hình thu chi ngân sách của huyện Con Cuông. Báo cáo Quyết toán ngân sách này cho biết tổng thu, chi hàng năm của Huyện, trong đó có cơ cấu các nguồn thu và cơ cấu chi (thường xuyên và đầu tư), số liệu của báo cáo có so sánh giữa dự toán và thực thanh quyết toán, các số liệu so sánh hàng năm rất ít, hầu như không có. Vì vậy, tác giả phải tổng hợp, so sánh báo cáo các năm
- Một số dữ liệu về NSNN của Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An được tác giả lấy từ cổng thông tin về NSNN trên trang web của Bộ Tài chính.
- Các số liệu về tình hình chung của tỉnh Nghệ An và Con Cuông cũng được tác giả lấy số liệu từ cổng thông tin tỉnh Nghệ An …
2.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý NSNN từ các hoạt động thu và chi ngân sách nhà nước trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí về tình hình quản lý thu và chi NSNN qua các năm, tình hình quản lý NSNN theo quy trình quản lý... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý NSNN.
- Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về công tác quản lý qua các năm, tỷ lệ hoàn thành thu và chi ngân sách, cơ cấu nguồn thu và chi ngân sách...So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện
tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).
- Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất để mô tả dữ liệu.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
3.1. Khái quát chung về huyện Con Cuông
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa và xã hội
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Con Cuông là huyện miền núi vùng cao phía tây nam của tỉnh Nghệ An, nằm trong khoang thứ hai giải đất miền Trung, sâu vào thềm cao nguyên Trấn Ninh. Trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130 km. Toạ độ địa lý từ 18046'30" đến 19019'42" vĩ độ bắc, từ 104037'57" đến 105003'08" kinh độ đông.
Hình 3.1 – Bản đồ hành chính huyện Con Cuông
Phía đông nam huyện Con Cuông giáp huyện Anh Sơn; phía tây bắc giáp huyện Tương Dương; phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp; phía tây nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 55,3 km
(gồm 3 mốc Quốc giới M4, M5, M6, do 02 đồn biên phòng Môn Sơn và đồn biên phòng Châu Khê quản lý). Tổng số hộ 15.954, với 66.149 khẩu, bao gồm các dân tộc Thái, Kinh, Hoa, Nùng, Ê Đê và tộc người Đan Lai. Diện tích tự nhiên 173.381 ha, diện tích sông suối và núi đá 8.446 ha, đất nông nghiệp 4.035 ha, đất lâm nghiệp 104.663 ha, trong đó có 61.752 ha rừng đặc dụng (55.928 ha thuộc Vườn quốc gia Pù Mát và 5.824 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống).
Tài nguyên của huyện có nhiều khoáng sản quý như: Chì, vàng sa khoáng, than và đá xây dựng với trữ lượng lớn. Động thực vật rừng phong phú đa dạng. Về thực vật, đến nay đã phát hiện 986 loài cây, trong đó có 44 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Các loại gỗ từ nhóm I đến nhóm III chiếm 17%, nhóm IV đến nhóm V chiếm 40%, còn lại là gỗ từ nhóm VI đến nhóm VIII. Có nhiều loại gỗ quý như: pơ mu, sa mu, trầm, lát hoa, kiền kiền, sến v.v.. Về động vật, đã phát hiện 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá.Trong đó, nhiều loài thú quý như: khỉ, voọc, vượn đen má trắng, gấu, hổ, voi, bò tót. Đặc biệt có Sao la, loài động vật quý hiếm ở vùng nhiệt đới.
Khí hậu ở Con Cuông có đặc điểm chung là: Nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Trung Bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1517 mm; nhiệt độ bình quân 23,30C; độ ẩm 86%, số giờ nắng bình quân 1576 giờ/năm. Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, kèm theo mưa phùn lạnh giá và thường có sương muối. Gió Lào (gió phơn) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán.
Sông suối ở Con Cuông có ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo địa hình, cảnh quan Dòng sông Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm Mộ tại Cửa Rào (Tương Dương) chảy qua địa phận Con Cuông 30 km. Ngoài ra còn có các sông suối nhỏ như: Sông Giăng (nậm Khăng), khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi. Phần lớn các khe suối này chảy đổ vào sông Lam thuộc địa giới Con Cuông. Còn sông Giăng chảy qua Môn sơn nhập vào sông Lam ở Thanh Chương.
Địa hình của Con Cuông bị chia cắt bởi dòng sông Lam thành hai vùng với đặc điểm khác nhau rõ rệt. Vùng tả ngạn, chủ yếu đồi núi đất, độ cao bình quân 500 mét so với mặt biển với độ dốc khoảng 200 - 300. Cao nhất là đỉnh Pù Su 900m. Vùng hữu ngạn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao, suối sâu, độ cao bình quân 1000 mét, độ dốc khoảng 300 - 350. Phía đông bắc vùng dọc đường quốc lộ số 7 cao bình quân 500 mét; phía tây nam dãy Trường Sơn cao 1.400 mét, đỉnh Phù Luông cao 1.880 mét.
3.1.1.2. Các yếu tố xã hội a. Dân số và đặc điểm dân cư
Dân số của huyện Con Cuông là 65.391 người, trong đó nam là 33.079 người, chiếm 50,58 % và nữ là 32.294 người, chiếm 49,42% tổng dân số. Dân số khu vực thành thị 4.717 người chiếm 7,21% và khu vực nông thôn 60.674 người, chiếm 92,79%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2009-2013 là 1%/năm. Tuy hàng năm biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đang có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học), chủ yếu tập trung tăng tại các vùng nông thôn.
Mật độ dân số là 38 người/km2, thấp hơn mật độ trung bình của toàn tỉnh là 4,97 lần, thấp hơn 1,9 lần mật độ trung bình khu vực miền núi và bằng 1,3% mật độ dân số trung bình của thành phố Vinh. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã như môn sơn, lục dạ, những khu vực thuận lợi cho giao thông, kinh doanh dịch vụ, buôn bán và sinh hoạt.
Về nhân văn, trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng trăm năm đã tạo cho vùng đất, con người Con Cuông với nhiều giá trị văn hoá trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Người Con Cuông cần cù lao động, đồng thời khắt khe, chặt chẽ và nghiêm khắc với chính mình, người thân và bạn bè và do vậy họ biết thông cảm với người khác, sống vì cộng đồng, trung thực.
b. Lao động và nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 43.373 người, chiếm 66,3% dân số toàn Huyện. Lao đông làm việc phân theo ngành kinh tế (VSIC 1993) khoảng
39.183 người chiếm 90 % lực lượng lao động, trong đó khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 85,2%. Nhìn chung, lực lượng lao động của Huyện khá dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, mới chuyển từ sản xuất nông nghiệp, tay nghề thấp hoặc không có, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều, nhất là kỹ thuật cao.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của Huyện Con Cuông
Trong giai đoạn 2011 đến nay, mặc dù là huyện miên núi và mặc dù chính phủ thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm đầu tư công, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện Con Cuông cũng đạt mức trung bình khoảng 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định, và kết quả của năm 2014 đạt mức thấp hơn mức trung bình của cả nước. Có thể nói, huyện Con Cuông là một huyện miền núi, chủ yếu dựa vào NSNN cấp trên, nên trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn NSNN cấp có nhiều hạn chế thì việc đạt được kết quả như Bảng 3.1. dưới đây cũng đã thể hiện nỗ lực cao của Huyện ủy, UBND huyện Con Cuông.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng của Huyện Con Cuông, giai đoạn 2011-2014
Năm 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng so với
năm trước
11,3% 5,82% 7,65% 4,9%
Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH của Huyện Con Cuông 2011-2014
- Sản xuất nông, lâm nghiệp: Giá trị sản xuất 367.790 triệu đồng đạt 55,3 % KH năm 2014, tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2013. Tổng sản lượng lương thực 17.064 tấn, đạt 55,3% KH cả năm 2014. Tổng đàn gia súc: Tổng đàn trâu, bò 35.500 con, tổng đàn lợn 25.785 con, tổng đàn gia cầm 291 ngàn con. Thực hiện tốt công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, không để dịch bùng phát lây lan ra diện rộng.
- Công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng: luôn được chú trọng, độ che phủ rừng 77,8 %; Trồng rừng vụ xuân 1.033 ha. Tích cực ngăn chặn và xử lí nghiêm các vụ vi phạm lâm luật; Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng
( Thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, ký cam kết phòng chống cháy rừng, tổ chức 98 buổi họp dân tuyên truyền tại 27 thôn bản với 4.612 lượt người tham gia ), tuy có cháy xẩy ra một số vụ cháy rừng nhưng đã giải quyết kịp thời,