Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN huyện Con Cuông

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 64)

các cấp chính quyền từ Huyện, HĐND và UBND quan tâm, chú trọng. Công tác kiểm toán được tăng cường nên đã phát hiện, chấn chỉnh được nhiều sai sót trong thu chi ngân sách, thu về cho NSNN.

Sự phối hợp giữa kho bạc nhà nước, Phòng tài chính – kế toán Huyện và cơ quan thuế, tài chính trong việc đôn đốc, tập trung quản lý các nguồn thu ngân sách Huyện đã tốt hơn, thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu đảm bảo các nguồn thu của ngân sách Huyện được tập trung đầy đủ, kịp thời. Chính quyền Huyện đã nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách Huyện như một cấp ngân sách trung gian theo luật ngân sách nhà nước. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành ngân sách một cách có hiệu quả hơn. Các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, kho bạc nhà nước đã có điều kiện tham gia vào việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo qúa trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Huyện. Các khoản chi của ngân sách Huyện được giám sát một cách chặt chẽ thông qua nguyên tắc chuẩn chi ngân sách phường; chi ngân sách Huyện được điều hành, quản lý theo dự toán, được kiểm tra, kiểm soát theo các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nên được đảm bảo chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN huyện Con Cuông Cuông

3.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, trong phân cấp ngân sách thiếu thông thoáng; quyền tự chủ, tự quyết chưa cao; khả năng xử lý của huyện trong huy động nguồn đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án lớn phải chờ xin ý kiến các cơ quan chức năng cấp trên. Vì vậy khó thực hiện tốt những mục tiêu phát triển đã đề ra. Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cho ngân sách cấp huyện chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của huyện, còn tập trung quản lý nhiều ở ngân

sách cấp tỉnh, chưa phát huy tốt tính năng động sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của huyện. Ví dụ, hầu hết các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện do các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư.

Thứ hai, cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua vẫn chưa đạt cơ cấu hợp lý, chưa chú trọng chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu là chi thường xuyên. Mặc dù chi cho giáo dục lớn nhưng chủ yếu chi cho các cấp đào tạo, chư đầu tư nâng cao do vậy, mặt bằng trình độ dân trí của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An thuộc loại thấp so với cả nước, phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với quá trình đầu tư phát triển, cũng như công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình phát triển của địa phương khập khểnh. Về cơ cấu chi đầu tư phát triển ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua cũng còn nhiều bất cập như mức đầu tư thấp, phần lớn chi xây dựng các cơ quan công quyền, tuy có quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhưng còn manh mún, phân tán, dàn trải, chưa tập trung, chưa đạt hiệu quả đầu tư cao. Về cơ cấu chi thường xuyên ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua còn bất cập là tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp như: khoa học công nghệ và môi trường, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng còn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bổ tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

Thứ ba, khâu lập dự toán chi ngân sách: về căn cứ lập dự toán còn nặng về hình thức, có phần chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ dự toán từ trên xuống, còn xem nhẹ nhu cầu chi tiêu dự toán từ dưới lên và chưa xem xét đúng mức điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể của năm kế hoạch. Điều này, dẫn đến dự toán được xét duyệt chưa thực sự công bằng, bình đẳng cho các đơn vị, lĩnh vực KT- XH ở địa phương, chưa đạt hiệu quả quản lý NSNN như mong muốn. Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn do Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư làm tham mưu. Điều này mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Nếu cơ quan tham mưu giỏi, sâu sát cơ sở thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán

chi NSNN ở địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt, ngược lại thì dự toán chi NSNN ở địa phương sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, quá trình lập dự toán phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương, phần lớn thiếu chuyên môn về quản lý NSNN và các quyết sách mang tầm chiến lược.

Thứ tư, sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đối với trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điệu kiện cho ngân sách cấp dưới để chấp hành tốt dự toán được duyệt theo các chỉ tiêu tài chính, KT- XH chưa tốt. Ngược lại, ngân sách cấp dưới chưa chấp hành tốt việc hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên; chưa thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Việc chi đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mô hình quản lý tốt đầu tư XDCB. Quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách vẫn phổ biến theo cơ chế cũ “xin cho” còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát quá chặt chẽ không cần thiết, nặng về đối phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý và điều hành, kém hiệu quả….

Thứ năm, quyết toán chi NSNN của từng cấp ngân sách cũng còn nhiều hạn chế; trình độ, năng lực một bộ phận công chức tài chính kế toán chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác theo dõi nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi chưa tốt, dẫn đến tình trạng chi sai nguồn khá phổ biến ở một số địa phương; công tác hạch toán kế toán chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là tại các xã, thị trấn có công chức tài chính- kế toán lớn tuổi. Thực hiện trình tự phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP chưa thật sự quan tâm xem xét, phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT- XH của địa phương, tình hình thực hiện nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm có ích, phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương những năm tiếp sau.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán chi NSNN do cơ quan tài chính các cấp đảm nhận còn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán cho các đơn vị và chế độ, tiêu chuẩn, định mức hướng dẫn có phần chung chung của cơ quan tài chính. Do vậy, việc kiểm tra từ khâu lập dự toán cũng có phần chủ quan, áp đặt, chưa quan tâm xem xét đúng mức dự toán của các đơn vị, nên dự toán được duyệt ở một số đơn vị chưa thật sự phù hợp, khả thi và hiệu quả.

3.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém về quản lý chi NSNN Thứ nhất, cơ chế, chính sách về quản lý ngân sách còn nhiều bất cập

Sự thay đổi chính sách, chế độ Tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực thu NSNN. Hệ thống các văn bản dưới luật chưa thực sự hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, ban hành chậm so với yêu cầu. (Còn tình trạng Trung ương ban hành định mức chi cho các hoạt động đặc thù hoặc các phong trào, các cuộc vận động tại cơ sở, song việc bố trí nguồn kinh phí chưa cụ thể, gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp dự toán chi ngân sách; việc ban hành quy định cụ thể hóa một số định mức chi tiêu cụ thể tại địa phương như định mức hội nghị, công tác phí, tiếp khách... chưa kịp thời, do vậy việc áp dụng các Thông tư không kịp thời ).

Phân cấp nguồn thu, phân cấp quản lý thu và quy định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách chưa thực sự phù hợp. Định mức phân bổ ngân sách Huyện đối với một số lĩnh vực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, có định mức phân bổ ngân sách còn mang tính bình quân trên toàn quốc

Một số định mức chi tiêu ngân sách chưa phù hợp với thực tế và chưa có sự điều chỉnh. Chính sách về tiền lương, về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn làm tăng tổng mức đầu tư của các dự án, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án đầu tư XDCB.

Thứ hai: bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu

Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn chưa đồng bộ, chủ yếu là cán bộ có chuyên môn về Tài chính, kế toán nhưng không chuyên về công tác Kế hoạch. Đội ngũ cán bộ đa phần chưa được đào tạo cơ bản song chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã được quan tâm, song chủ yếu mới thực hiện việc đào tạo theo hệ thống ngành dọc, và chủ yếu đào tạo cho đội ngũ cán bộ kế toán, chưa quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các đồng chí là chủ tài khoản (Lãnh đạo Huyện) và những đối tượng khác có tham gia vào quá trình QLNS

Việc tham gia và phát huy vai trò giám sát của cán bộ,công chức, các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý ngân sách còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.

Thứ ba, ý thức của đối tượng chấp hành và sử dụng ngân sách chưa cao

Các đối tượng chấp hành và sử dụng NS chưa nhận thức đầy đủ về Luật NSNN, chưa tiếp cận được với các văn bản pháp luật thuế, về quản lý và sử dụng ngân sách, một số đối tượng ý thức chấp hành pháp luật còn kém, gây khó khăn trong quản lý ngân sách (tình trạng thất thu, lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong sử dụng ngân sách)

Một số đơn vị của Phường vẫn tồn tại tư tưởng lệ thuộc vào NS cấp trên , chưa chủ động tích cực trong việc khai thác nguồn thu trên địa bàn, cũng như triệt để tiết kiệm trong sử dụng ngân sách .

Thứ tư, diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp và khó lường

Tình hình kinh tế khó khăn của cả nước đã tác động rất lớn đến việc xây dựng cũng như thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, việc quản lý, điều hành ngân sách xã, thị trấn và tiến độ triển khai các dự án đầu tư XDCB tại xã, thị trấn.

Tình hình kinh tế biến động dẫn đến một số định mức chi thường xuyên không còn phù hợp, đòi hỏi phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng

sử dụng NS, lại đặt trong điều kiện Nhà nước chủ trương cắt giảm chi tiêu công để giảm thâm hụt NS, đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý chi thường xuyên.

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

4.1. Định hƣớng va mục tiêu về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Con Cuông giai đoạn 2015-2020

4.1.1 Định hướng quản lý NSNN

Để xây dựng được một NSNN lành mạnh, cân đối, vững chắc, tích cực, việc hoàn thiện quản lý NSNN phải theo hướng củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện công bằng xã hội theo các hướng cơ bản như sau:

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN, xác định rõ mối quan hệ trong quy trình quản lý NSNN. Đồng thời phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp ngân sách, phải quán triệt nguyên tắc NSNN phải được quản lý tập trung, thống nhất.

- Trong quản lý tài chính ngân sách, cần tách bạch cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp ngân sách. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là sự phối, kết hợp giữa các cơ quan trong ngành tài chính (Tài chính - Thuế - KBNN) trong việc chỉ đạo quản lý điều hành ngân sách.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý NSNN, cải tiến công tác kế toán, thanh toán theo hướng đảm bảo đầy đủ, gọn nhẹ, phải bao quát hết các hoạt động nghiệp vụ và tuân thủ nguyên lý kế toán; phải phù hợp với yêu cầu ứng dụng tin học; hợp nhất kế toán Ngân sách và kế toán KBNN là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN giúp cho việc điều hành NSNN đạt hiệu quả cao.

- Quản lý NSNN là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và của mọi cấp, mọi ngành, với mục tiêu là đảm bảo mọi hoạt động thu - chi NSNN theo đúng chế độ, phù hợp với đường lối phát triển của Đảng về kinh tế và Ngân

sách. Để phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Quá trình phát triển đi lên của huyện Con Cuông trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN của huyện. Quản lý thu, chi ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về KT - XH trên địa bàn nhằm tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT - XH của huyện đến năm 2015.

Việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện Con Cuông trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Con Cuông phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT - XH của Tỉnh phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển KT - XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở huyện hiện nay là đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển.

Thứ hai,đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chưa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)